Dân chưa bầu, Quốc Hội CSVN đã có chủ tịch
Dường như những chỉ trích kịch liệt về sự
ngạo mạn, trịch thượng của đảng CSVN đối với quốc gia, dân tộc đã có tác dụng
và được thể hiện qua việc tân chủ tịch Quốc Hội Việt Nam tuyên thệ.
Hôm 31 tháng 3, sau khi được các đại biểu Quốc Hội
khóa 13 “bầu” làm chủ tịch Quốc Hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm
chức.
Bà Ngân, 62 tuổi, vừa là nữ chủ tịch đầu tiên của Quốc
Hội Việt Nam, vừa là người đầu tiên “tuyên thệ nhận chức.” Mãi tới gần đây, Việt
Nam mặt đặt định qui định, chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nhà nước, thủ tướng và
chánh án Tòa Án Tối Cao phải “tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến
Pháp khi nhận chức.”
Bà Ngân là người đầu tiên thực hiện qui định mới
nhưng điều đó không gây chú ý bằng nội dung lời tuyên thệ: “Tuyệt
đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến Pháp.” Trong lời tuyên thệ, tân chủ tịch Quốc Hội Việt Nam chỉ “nguyện
nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được đảng, nhà nước và nhân dân
giao phó.”
Vài năm nay, không chỉ dân chúng mà một số viên chức,
đảng viên cao cấp đã nghỉ hưu cùng cho rằng, đảng CSVN chỉ là một tổ chức chính
trị. Không thể đặt một tổ chức chính trị như đảng CSVN lên trên quốc gia, dân tộc!
Nhiều người tin rằng những chỉ trích đó có tác dụng
và là lý do khiến qui định, chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nhà nước, thủ tướng và
chánh án Tòa Án Tối Cao phải “tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến
Pháp khi nhận chức,” ra đời.
Tuy nhiên sự “trung thành với tổ quốc, nhân dân và
Hiến Pháp” vẫn chưa thực chất.
Theo Hiến Pháp Việt Nam, nhiệm kỳ của chủ tịch Quốc
Hội, chủ tịch nhà nước, thủ tướng là theo nhiệm kỳ Quốc Hội.
Các đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa 13 đang họp kỳ họp
cuối cùng. Ðến tháng 5, sau kỳ bầu cử, Việt Nam mới có Quốc Hội mới. Lẽ ra các
đại biểu Quốc Hội mới sẽ là người bầu chọn, phê chuẩn tân chủ tịch Quốc Hội,
tân chủ tịch nhà nước, tân thủ tướng.
Song vì Bộ Chính Trị của đảng CSVN đã sắp đặt xong
nhân sự để đảm nhận những vai trò vừa kể nên những đại biểu Quốc Hội sắp mãn
nhiệm kỳ được sử dụng để miễn nhiệm chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nhà nước, thủ
tướng đương nhiệm và bầu tân chủ tịch Quốc Hội, tân chủ tịch nhà nước, tân thủ
tướng - bất kể nhiều người khẳng định chuỗi hành động này là vi hiến.
Hôm 30 tháng 3, ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc
Hội khóa 13 được “miễn nhiệm.” Hôm sau, các đại biểu Quốc
Hội khóa 13 bỏ phiếu “bầu” tân chủ tịch Quốc Hội khóa... 14. Ở đây có một điểm cần lưu ý là hai tháng nữa, vào ngày 22
tháng 5, dân chúng Việt Nam mới bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc Hội của khóa 14!
Bà
Ngân chưa được dân bầu đã trở thành chủ tịch một Quốc Hội chưa có đại biểu nào
được dân bầu!
Bà Ngân là người duy nhất ứng cử vào vị trí chủ tịch
Quốc Hội khóa 14. Ðiều tương tự sẽ được lặp lại vào ngày 2 tháng 4, ông Trần Ðại
Quang, bộ trưởng Công An đương nhiệm sẽ là người duy nhất ứng cử vào vị trí chủ
tịch nhà nước, sau khi Quốc Hội khóa 13 bỏ phiếu miễn nhiệm chủ tịch nhà nước
đương nhiệm là ông Trương Tấn Sang.
Dù tuyên thệ nhận chức là chuyện mới, nội dung tuyên
thệ, đề cao “tổ quốc, nhân dân, Hiến Pháp,” không đặt đảng CSVN trước tất cả
cũng mới, tuy nhiên dựa trên quyết định về nhân sự của Bộ Chính Trị, “bầu” sẵn
một người để lãnh đạo Quốc Hội chưa có đại biểu nào được dân bầu thì quả là hết
sức kỳ quái.
Yếu tố này dẫu mới, xưa giờ hình như chưa bao giờ có
nhưng nó khẳng định một nghịch lý tại Việt Nam “đúng thì không mới, còn mới thì
không đúng” vẫn đang cười hềnh hệch với cả trăm triệu người Việt lẫn cộng đồng
quốc tế. (G.Ð)
Người
Việt