18.06.2016

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 18.06.2016)

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 18.06.2016)

Trung cộng đề nghị châu Âu không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông
Đại sứ Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi), tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Trung cộng-China-EU.@fmprc.gov.cn

Trang thông tin châu Âu EuroActiv, ngày 17/06/2016, cho biết, đại sứ Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu khối này không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông.

Đầu tuần trước, nhân chuyến thăm Bắc Kinh, thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột ở Biển Đông và cho rằng « cần phải sử dụng một loạt cơ chế, kể cả đàm phán đa phương, để tránh làm nẩy sinh những căng thẳng mới ».


Truớc đó, trong tháng Năm, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu cần phải có một lập trường rõ ràng về các đòi hỏi lãnh thổ của Trung cộng.

Đáp lại, đại sứ Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi) cho rằng do đây là các xung đột về chủ quyền liên quan đến lợi ích hàng đầu của Trung cộng và việc giải quyết các loại bất đồng này không thuộc thẩm quyền của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các quy định của Công ước này, Trung cộng đã làm như nhiều quốc gia khác và đã lựa chọn hình thức đàm phán song phương, thay cho một giải pháp có sự tham gia của bên thứ ba.

Vẫn theo đại sứ Trung cộng, Liên Hiệp Châu Âu không nên từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và nên tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, ví dụ như chống nạn cướp biển.

Đại sứ Trung cộng nhấn mạnh, nạn cướp biển « mới là mối đe dọa thực sự, khác với vấn đề chủ quyền hoặc biên giới trên biển » và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung cộng và các nước có đòi hỏi và đó không phải là vai trò của châu Âu.

Nhân dịp này, đại sứ Trung cộng cũng tố cáo, các khiêu khích chính trị và quân sự của Mỹ mới thực sự là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.


Mỹ đưa phi đội chiến đấu cơ điện tử đến Phi Luật Tân

4 máy bay chiến đấu EA – 18 G Growler của Mỹ cùng 120 người vừa đến Phi Luật Tân để chuẩn bị cho hoạt động huấn luyện và đảm bảo tiếp cận đến khu vực biển Đông.     AFP

Trong một thông cáo đưa ra ngày 16/06/2016, tư lệnh Đệ thất Hạm đội của Mỹ cho biết là một phi đội chiến đấu điện tử vừa được điều động đến căn cứ không quân Clark Air Base ở Phi Luật Tân để giúp huấn luyện quân đội nước này.

Phi đội gồm bốn phi cơ điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ cùng với 120 quân nhân đã đến căn cứ Clark Air Base ngày 15/06 để yểm trợ các hoạt động thường xuyên của hải quân Phi Luật Tân. Phi cơ EA-18G Growler được thiết kế để phát hiện, gây nhiễu và phá hủy các sóng radar của địch, cũng như làm rối loạn các cuộc tấn công bằng vũ khí điện tử của đối phương. Phi đội của Mỹ cũng sẽ yểm trợ các hoạt động thuờng xuyên nhằm « nâng cao hiểu biết về hàng hải khu vực và bảo đảm việc tiếp cận các vùng biển và vùng trời theo đúng luật pháp quốc tế ».

Phi đội này là một phần của đơn vị không quân được Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thành lập tháng Tư vừa qua tiếp theo sau một hiệp định hợp tác phòng thủ giữa Hoa Kỳ với Phi Luật Tân. Quân đội Phi Luật Tân đã đề nghị cho đơn vị nói trên đóng tại căn cứ Clark Air Base để huấn luyện các phi công Phi Luật Tân lái chiến đấu cơ FA-50, đồng thời yểm trợ cho các đơn vị đóng tại đây.

Người phát ngôn của Không quân Phi Luật Tân, đại tá Araus Robert Musico cho biết hoạt động này không nhắm vào bất cứ nước nào mà chỉ để gia tăng khả năng của lực lượng quân đội của một trong những đội quân yếu nhất châu  Á.


Phán quyết của Tòa trọng tài có thể đặt ra thách thức lớn với Trung cộng

Phi Luật Tân đang định hình chiến lược cụ thể một khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung cộng

Tòa Trọng tài Thường trực sắp ra phán quyết về vụ Phi Luật Tân kiện “đường lưỡi bò” của Trung cộng Ảnh: PCA

Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague – Hà Lan về vụ Phi Luật Tân kiện “đường lưỡi bò” của Trung cộng dự kiến được đưa ra vào ngày 7-7 tới, một nguồn tin thông thạo tiết lộ với tờ Manila Times mới đây.
Có nhiều dự báo cho rằng Tòa trọng tài thường trực ở La Haye sẽ ra phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân trong vụ nước này khiếu nại về những tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông.

Việt Nam cũng là một bên tuyên bố chủ quyền và có nhiều tranh chấp với Trung cộng ở vùng biển này.

Phán quyết của tòa sẽ không chỉ thách thức tính pháp lý của đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung cộng nêu ra để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mà phán quyết cũng sẽ xác định đây là việc Trung cộng đòi bảo vệ “danh dự quốc gia” và “lợi ích cốt lõi” hay thể hiện họ là một cường quốc đang mạnh lên có trách nhiệm và yêu chuộng hòa bình.
Có 6 bên đang tranh chấp ở Biển Đông gồm Việt Nam, Trung cộng, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai và Brunei.

Mặc dù phán quyết sắp được đưa ra không đủ để giải quyết các tranh chấp, do tính phức tạp của chúng, hơn nữa tòa ở La Haye không có thẩm quyền cưỡng bức thực thi phán quyết; song phán quyết cũng tạo ra những thách thức cho Trung cộng.

Đối với Trung cộng, thách thức là ở chỗ nước này có thể thua một cuộc chiến pháp lý theo một luật quốc tế mà họ là một bên ký kết. Bắc Kinh cũng có thể thua trong trận đấu giành ủng hộ của công luận quốc tế nếu họ từ chối tôn trọng phán quyết. Thêm vào đó, họ có nguy cơ bị các nước láng giềng xa lánh hơn nữa nếu họ sử dụng phán quyết bất lợi cho họ để làm cái cớ thực hiện hành động gây hấn như xây thêm các cơ sở hay tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trong khu vực, hay nhanh chóng cho phi cơ hạ cánh trên các thực thể họ chiếm đóng.

Theo Wall Street Journal, SCMP.  

Biển Đông căng thẳng, Trung cộng bất ngờ gọi hàng loạt sĩ quan hải quân tái ngũ

Tờ Quân giải phóng Trung cộng ngày 17/6 đưa tin, ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật.

Đáng chú ý là khác với các cuộc tập trận trước, đợt tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng sĩ quan, binh sĩ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã xuất ngũ trong 2 năm qua mới được gọi tái ngũ tham gia.

Theo một lãnh đạo của hạm đội Nam Hải, các quân nhân được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục vụ tại ngũ trong 5 năm qua.

Lực lượng này được đánh giá có trình độ nghiệp vụ cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài hoạt động huấn luyện sau khi tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự mới bao gồm các chiến hạm.
Cuộc tập trận lần này diễn ra là do “yêu cầu nhiệm vụ” mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.


Lo sợ Trung cộng, Nam Dương tập trận lớn ở Biển Đông

Ngày 16/6, trang tin chuyên về quân sự quốc phòng Janes’s Defence cho biết Nam Dương huy động một lực lượng hải quân hùng hậu để tiến hành cuộc tập trận 12 ngày ở vùng đảo Natuna, gần nơi tranh chấp ở Biển Đông.

Chiến hạm hải quân Nam Dương

Một đại diện của hải quân Nam Dương cho biết, cuộc tập trận diễn ra từ ngày 9/6 đến 20/6, huy động nhiều phương tiện nhất, bao gồm năm tàu chiến, một tàu tiếp tế và một máy bay tuần duyên chuyên tìm kiếm và cứu nạn.

Lần diễn tập trước đó ở quần đảo Natuna là vào năm 2012, nhưng chỉ gồm có các tàu chiến. Cũng theo nguồn tin trên, việc phối hợp máy bay tuần duyên và tàu chiến nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong các tình huống giả định.

Hải quân Nam Dương nâng độ phức tạp của cuộc diễn tập trong bối cảnh các căng thẳng ở Biển Đông ngày càng tăng. Nhất là gần đây, các cuộc tuần tra, diễn tập được Mỹ, Trung cộng và nhiều nước Đông Nam Á thực hiện.

Nam Dương tham gia vào “nhóm Singapore”, đại diện cho nhóm Tây Thái Bình Dương trong cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2016 ở Hawaii.



Biển Đông: 2 Phi Cơ VN Rớt Bí Ẩn
Chiến đấu cơ tiêm kích SU-30MK2 của Nga
Vào sáng ngày 14.06, một phi cơ tiêm kích SU 30MK2 với 2 phi công xuất phát từ Sân Bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong khi bay huấn luyện đã bị rơi trên vùng biển Nghệ An, gần đảo Mắt.
Ngày hôm sau, phi công Nguyễn Hữu Cường được ngư dân Hà Tĩnh cứu.
SU-30MK2 là chiến đấu cơ đa năng do Nga sản xuất, được coi là hiện đại nhất hiện nay.
Việt Nam đã ký 3 hợp đồng mua Su-30MK2 với số lượng tổng cộng 32 chiếc. Sau tai nạn SU-30 Bộ quốc phòng Việt Nam đã công bố lệnh dừng tất cả mọi hoạt động bay của các chiến đấu cơ SU-30MK2.
Phi cơ CASA-212 do hãng Airbus chế tạo 
Kế tiếp, vào ngày 16.06 phi cơ CASA-212 chở theo 9 sĩ quan cao cấp cũng rớt ngoài khơi. Chiếc CASA gặp nạn khi được điều đi tìm kiếm viên phi công Trần Quang Khải, người hiện vẫn còn mất tích trong vụ rơi chiếc SU-30 MK2 vào ngày 14 tháng 6 trước đó.
Vị trí chiếc CASA mất liên lạc được thông báo cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 3 hải lý về phía đông.
Máy bay CASA do Hãng Airbus chế tạo thuộc cảnh sát biển Việt Nam, Chiếc máy bay tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 bị rơi là do diễn tiến thời tiết xấu bất thường. Đây là kết luận ban đầu do Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đưa ra về nguyên nhân tại nạn máy bay với 9 người trên đó xảy ra vào ngày hôm qua 16 tháng 6. 
Trong khi chiếc Su-30MK2 là của Nga, có thể kỹ thuật yếu kém, thì chiếc CASA-212 là tối tân nhất của Airbus, kỹ thuật Châu Âu...

Theo báo trong nước, phi cơ này được sản xuất chuyên biệt cho mục đích vận tải quân sự, bay tuần thám và cứu nạn, CASA 212-400 là mẫu máy bay mới nhất trong dòng CASA 212 do hãng Airbus chế tạo, và được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia.

Tại sao? Theo phân tích, các phi cơ này rớt không phaỉ vì bị phi đạn bắn lên. Cũng không vì bão tố...

Phải chăng, 2 phi cơ Việt Nam rớt vì đã bị quấy rối radar, hay bị tin tặc Bắc kinh gây rối hệ thống điều khiển?

Và khi thấy diễn biến lạ, Hoa Kỳ lập tức đưa 4 phi cơ tối tân tới Manila vì lo sợ sẽ có thể xảy ra những sự việc tương tự xảy ra cho phi cơ Mỹ và Phi Luật Tân như 2 phi cơ vừa rớt của VN?


Các báo ở Việt Nam trong ngày Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016 cho biết ngư dân đã với được thi thể của viên phi công lái chiếc SU30-MK2 bị ghi nhận mất tích trong khi một số mảnh vỡ của chiếc máy bay của cảnh sát biển đi tìm viên phi công vừa kể đã được vớt lên.

Mảnh vỡ của chiếc máy bay Casa 212 rơi xuống biển khi đi tìm phi công khu trục SU30-MK2 mất tích. (Hình: Hong Pha/Vietnam News Agency via AP)

Sau hai ngày tìm kiếm với nhiều hy vọng, tin cuối cùng được báo điện tử VnExpress cho hay thi thể phi công Su-30MK2, thượng tá Trần Quang Khải, quấn trong vải dù được phát hiện cách đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) khoảng 33 hải lý hướng Đông Nam. Các cuộc tìm kiếm chiếc phi cơ của cảnh sát biển vẫn còn đang tiến hành.



Tin tổng hợp từ VOA, RFA, RFI