Image
copyright THINKSTOCK
Theo
một nghiên cứu mới, đàn ông Hà Lan và phụ nữ Latvia có chiều cao vượt trội hơn
hẳn so với các nước khác.
Chiều cao trung bình của đàn ông Hà Lan là 183cm,
trong khi chiều cao trung bình của phụ nữ Latvia là 170cm.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí eLife đã ghi nhận xu hướng phát triển
cơ thể người các quốc gia trên thế giới từ năm 1914.
Nghiên cứu tìm ra đàn ông Iran và phụ nữ Hàn Quốc có
mức độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất, cao lên đến 16cm và 20cm.
Đàn ông thấp bé nhất trên hành tinh được cho biết là
từ Đông Timor, chỉ cao 160cm.
Phụ nữ thấp nhất trên thế giới đến từ Guatemala. Theo
dữ liệu từ nghiên cứu này, một thế kỷ trước phụ nữ 18 tuổi người Guatemala chỉ
cao 140cm, giờ đây họ vẫn chỉ có chiều cao trung bình khoảng 150cm.
Đông Á là khu vực có biên độ tăng chiều cao lớn nhất.
Người ở Nhật, Trung Hoa lục địa, Hàn Quốc đã cao hơn rất nhiều so với 100 năm
trước.
Việt Nam tụt hạng
Chiều
cao của người Việt Nam qua nghiên cứu mới công bố cho thấy đã tăng trung bình
từ 147cm lên 153,3cm, từ năm 1896 -
1996.
Tuy nhiên, theo bảng
xếp hạng, với chiều cao và mức tăng này, thứ hạng của Việt Nam lại giảm từ hạng 182 thế giới xuống hạng
188/200 quốc gia trong danh sách.
Số người mắc bệnh tiểu đường và béo phì
ở cả nam và nữ tại Việt Nam đều tăng theo khảo
sát.
Tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường và
dinh dưỡng là những nhân tố cơ bản quyết định độ tăng chiều cao. Một yếu tố
quan trọng khác là sức khoẻ của mẹ và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai.
Người cao lớn có xu hướng sống lâu hơn, ít nguy cơ bị bệnh
tim mạch hơn. Nhưng mặt khác, nghiên cứu này cũng chỉ ra một số bằng chứng cho
thấy họ có nguy cơ cao hơn dễ mắc phải các loại ung thư như ung thư đại tràng,
ung thư vú sau thời kỳ mãn kinh và ung thư tử cung.
“Một giả thuyết
cho rằng việc phát triển cơ thể có thể kích thích các tế bào đột biến,” một
đồng tác giả của nghiên cứu Elio Riboli nói.
Nghiên cứu “Một thế kỷ xu hướng tăng chiều cao ở người
trưởng thành” tập hợp dữ liệu từ cộng đồng các nhà khoa học về sức khoẻ
từ NCD Risk Factor Collaboration, một nhóm khoảng 800 nhà khoa học, có liên kết
với Tổ chức Y tế Thế giới WHO.