„…có một nhóm lợi ích được hình thành từ mọi thành phần
xã hội, từ những công chức bình thường đến quan chức cao cấp,…
„Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân
không yên có phải là những kẻ bán nước?“
Nhận diện “nhóm lợi ích bán nước”
Xuân
Dương
Ông
Chu Xuân Phàm (phải) đại diện Formosa từng nổi tiếng với câu hỏi “chọn thép
hay chọn tôm cá?”. Ảnh: Vietnamnet.vn
Khái niệm “bán nước” đề cập trong bài viết
này không liên quan đến quán nước vỉa hè, đến những xe téc chở nước
ngọt bán cho đồng bào vùng khô hạn Đồng bằng sông Cửu Long hay cư dân
Hà Nội khi đường ống nước
sinh hoạt sông Đà vỡ 18 lần.
“Bán nước” nói ở đây liên quan chủ
quyền quốc gia, đến khả
năng đất nước có đủ lực lượng và sức mạnh quốc phòng khi buộc phải
chiến đấu chống ngoại xâm, đến một xã hội mà người dân giàu có,
hạnh phúc vẫn được sống trong an bình chứ không phải nghèo mà an
bình.
Từ xưa đến nay, quan niệm phổ biến cho rằng
“bán nước” là hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại
bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm… gây thiệt hại tới
chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, nói theo ngôn ngữ dân gian là
“rước voi về giày mả tổ”.
Hiểu như thế đúng nhưng chưa đủ.
Những hành động làm băng hoại đạo
đức xã hội, biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân, phá hoại
khối đoàn kết toàn dân; gây thiệt hại kinh tế…
không đơn thuần chỉ là hại dân, hại nước.
Đó chính là hành động bán nước bởi chúng
làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, suy yếu lực lượng vũ trang, khiến
đất nước lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, quân sự, bị đồng hóa
về văn hóa…
Những kẻ đang hàng ngày đem tiền
thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài, biến đất nước thành
bãi rác công nghiệp;
Đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước
mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang;…
làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con
nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành
hành;
Khiến người dân suy giảm niềm tin vào thể
chế, vào đội ngũ cán bộ, không thể gọi với cái tên nào khác ngoài
cụm từ “bọn
bán nước, hại dân”.
Theo nghĩa đó, những cá
nhân ở Cục Trồng trọt – Bộ Nông
Nghiệp dung túng cho 11 đơn vị cấp chứng nhận bừa bãi hàng
nghìn sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ trên địa bàn cả nước, gây
thiệt hại không thể đo lường hết nền cho nông nghiệp và nông dân chính
là hành động bán nước.
Theo nghĩa đó, những công
bộc ở Tổng cục Thủy Sản – Bộ Nông
Nghiệp, bán giấy chứng nhận cho 668 sản phẩm dùng cải tạo môi
trường nuôi trồng thủy sản, 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không qua kiểm định
chất lượng khiến thế giới cảnh giác với sản phẩm thủy sản Việt Nam,
khiến người Việt phải ăn thực phẩm độc hại chính là bán nước.
Không phải chỉ có thế, những kẻ tiếp tay cho
người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, tạo
điều kiện cho họ đầu độc cả đất, cả biển, cả trời khiến người dân
phải rời bỏ nơi sinh sống
(Tienphong.vn 22/7/2016); những cá nhân đang tiếp tay cho người Tàu cộng bôi xấu lịch sử đất nước và con người Việt
Nam ngay trên quê hương mình chính là bọn bán nước.
Còn những ai tiếp tay cho việc phong danh hiệu
Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới đối với Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu
khí Việt Nam (PVC) hay danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cựu Bí
thư Thừa Thiên – Huế Hồ Xuân Mãn nên gọi họ là gì?
Đâu phải cứ cầu xin ngoại bang đem quân vào
giày xéo quê hương, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống
dưới hầm tai vạ” mới là kẻ bán nước?
Theo thông tin mà Tuoitre.vn cung cấp,
tháng 1/2016 đã có đoàn Thanh tra của
Tổng cục Môi trường về Formosa, Hà Tĩnh
làm việc.
Không biết có phải dựa vào kết luận của
Thanh tra Môi trường mà ba tháng sau Formosa đã “tự tin” xả độc ra biển, tự tin tuyên bố làm đúng quy
trình, khiến biển không còn cá, ngư dân không thể ra khơi, cuộc sống
chỉ còn trông vào nguồn cứu trợ?
Nếu không có sự chống lưng từ đâu đó thì nhân
vật cỏn con như Chu Xuân Phàm có dám mạnh miệng rao giảng người Việt
cần phải “chọn thép hay chọn tôm cá”?
Đoàn Thanh tra của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn không thể vào thanh tra
khu công nghiệp Vũng Áng (trong đó có doanh nghiệp thép Formosa) vì đây
là khu công nghiệp “có yếu tố nước ngoài” (Vietnamnet.vn 21/4/2016).
Ai và vì sao phải tạo nên một vương quốc cho
người nước ngoài trong lòng Hà Tĩnh đến nỗi Thanh tra cấp Bộ của
Việt Nam cũng không thể vào kiểm tra?
Đất đai, tài nguyên biển ở Vũng Áng có phải
thuộc chủ quyền của Việt Nam khi cơ quan chức năng Nhà nước lại không
thể vào giám sát?
Phải gọi những người ban hành chính
sách thu hút đầu tư kiểu Vũng Áng là gì?
Bà dân biểu Trần Thị Quốc Khánh tại diễn
đàn Quốc hội đã dùng cụm từ “há miệng mắc quai” để nói về cách
thức xử lý vi phạm tại một vài công trình ở Hà Nội.
Báo chí dựa vào đó đánh giá về đoàn Thanh
tra của Tổng cục Môi trường như sau:
“Đoàn thanh tra như thế có còn mặt mũi nào để gặp
người dân miền Trung, để tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội miền Trung không?
Và trong những ngày qua, trước hậu quả
biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tấn hoàng du lịch biển, có ai trong số họ
áy náy với cái “quái” của mình không?
Và tới lúc nào thì tên tuổi và hành vi
thiếu trách nhiệm của họ mới đưa ra ánh sáng?”. [1]
Những quan Thanh tra Môi trường ấy không biết
có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung?
Điều chắc chắn là có những người quê cha đất
tổ ở đó, khi mà “biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tan hoang du lịch biển”
thì ngậm miệng không thốt nổi một lời, họ không muốn hay không dám
thăm hỏi, động viên người dân quê mình?
Chỉ khi đích thân chủ tịch Quốc hội lên tiếng
thì người ta mới đưa ra đủ thứ lý lẽ biện minh cho sự “đúng quy
trình” của mình?
Tiếc rằng có một quy trình mà chẳng người
nào dám viện dẫn, thậm chí còn cố tình bưng bít, đó là “Quy trình
ban hành các quy trình”!
Có ý kiến cho rằng “nhóm lợi ích tư bản thân hữu” là nhóm lợi
ích nguy hiểm nhất vì nó có thể làm đất nước phát triển “chệch
hướng”.
Chệch hướng hay đúng hướng sẽ thúc đẩy hoặc
kìm hãm tiến trình phát triển xã hội cần có thời gian kiểm chứng,
chưa thể khẳng định từ lúc này.
Tuy nhiên có một nhóm
lợi ích được hình thành từ mọi thành phần xã hội, từ những công
chức bình thường đến quan chức cao cấp, từ thành viên các “nhóm lợi ích
chính sách”, “nhóm lợi ích kinh tế”, “nhóm lợi
ích tư bản thân hữu”…
Chúng đang từng ngày, từng giờ làm
người dân mất niềm tin, làm dân tộc còi cọc về thể lực, làm văn hóa
xã hội suy đồi…
Điều nguy hiểm là chúng gây tổn thất
khủng khiếp về kinh tế, khiến Nhà nước phải đắn đo
từng đồng khi cần mua vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ
trang.
Một đất nước 90 triệu dân với rừng vàng,
biển bạc nhưng máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… chưa sản xuất
được, đều phải mua của nước ngoài với số lượng hạn chế, vậy thì
khả năng phòng thủ trước họa xâm lăng hiện hữu từ biên giới đến hải
đảo sẽ như tăng hay giảm?
Thế giới ngày nay, cuộc chiến đang dần được
“tự động hóa” với máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái,
với robot chiến đấu… chúng ta không thể chiến thắng ngoại xâm chỉ với
tinh thần yêu nước và những vũ khí cổ điển sản xuất từ thế kỷ
trước.
Một nền quốc phòng trang bị kém liệu có đủ
sức răn đe mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng?
Làm yếu khả năng bảo vệ Tổ quốc chính là
tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ.
Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân
không yên có phải là những kẻ bán nước?
Vậy, liệu đã đủ bằng chứng để kết luận,
rằng đã hình thành “nhóm lợi ích … bán nước”?
Nếu không gọi họ là “bán nước” thì phải gọi
họ bằng tên gì?
Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân,
để xây dựng một thể chế chính trị “do dân và vì dân” có cần tiêu
diệt những kẻ bán nước, hại dân đó?
T
ài liệu
tham khảo: