Đài Loan: Họp báo và biểu tình trước trụ sở
Formosa
Họp báo và biểu tình
trước trụ sở chính của tập đoàn Formosa ở Đài Bắc, Đài Loan
Ngày
10/08/2016 tại Đài Bắc, trước trụ sở chính của tập đoàn Formosa Plastics
Group’s, một số tổ chức phi chính phủ và hội đoàn của người Việt tại Đài Loan
đã tổ chức một cuộc họp báo về vụ công ty thép Hưng Nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh
gây ô nhiễm nghiêm trọng biển miền Trung Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã tới
dự cuộc họp báo đồng thời để biểu thị sự phẫn nộ với công ty Formosa Việt Nam.
Được biết tham gia cuộc biểu
tình là những người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan cùng các tổ chức của Đài Loan như Environmental
Jurists Association (EJA - Hội Luật Sư Môi Trường), Covenants Watch (Giám Sát
Các Quy Ước), Taiwan Association for Human Rights (Hội Nhân Quyền Đài Loan).
Ngoài ra còn có Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho
Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan.
Băng-rôn biểu tình của người Việt bên ngoài trụ sở
Công ty Cổ phần Nhựa Formosa tại Đài Bắc vào ngày 10 tháng 8 năm 2016. AFP PHOTO
Những người biểu tình cho rằng thực tế những gì đang
diễn ra ở Việt Nam cho thấy chính quyền Hà Nội thiếu minh bạch trong giải quyết
thảm họa môi trường do Formosa gây nên. Do đó họ cũng yêu cầu phải công bố báo
cáo về tình trạng ô nhiễm và bảo đảm nạn nhân phải được bồi thường đầy đủ.
Thảm họa môi trường xảy ra vào đầu tháng tư vừa qua
khi Formosa thải chất độc ra biển khiến cá chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh miền
Trung từ Vũng Áng, Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Sau thời gian điều tra, vào cuối tháng 6, cơ quan chức
năng Việt Nam chính thức cho biết thủ phạm Formosa thừa nhận sai phạm và đồng ý
bồi thường 500 triệu đô la.
Tiếp đó, người dân địa phương lại phát hiện chất thải
của Formosa được đưa đi chôn lấp tại nhiều nơi trên đất liền tại địa phương.
Pano vận
động quốc tế đối với thảm họa môi trường do Formosa gây ra ở Việt Nam trước trụ
sở của tập đoàn Formosa tại Đài Bắc. Photo
by Don Le
Người tham gia cuộc
họp báo cầm các biểu ngữ bằng tiếng Hoa nội dung chống lại việc Formosa thải chất
độc gây thảm họa môi trường cho một vùng biển to lớn kéo dài nhiều trăm cây số.
Cuộc vận động không
những trình bày bằng hình thức gần như biểu tình gây sự chú ý của dư luận Đài
Loan đồng thời kêu gọi chính phủ nước này điều tra việc Formosa gây ra thảm họa
môi trường tại Việt Nam cũng như những thỏa thuận bí mật giữa Formosa và chính
quyền Hà Nội.
Cô Hoàng Di Hi giám
đốc điều hành của Liên đoàn Giám sát các Quy ước lên tiếng trong buổi họp báo
như sau:
“Formosa
chi trả tiền cho chính phủ Việt Nam nhưng chúng ta không biết vấn đề bồi thường
này thực tế là gì. Đây có phải là khoản tiền chuộc người do cá nhân các quan chức
đầu não của Formosa trả cho các quan chức Việt Nam hay không. Chúng tôi yêu cầu
chính phủ Đài Loan và Ban Giám đốc của công ty Formosa phải càng sớm càng tốt
làm rõ công khai, minh bạch các kết quả điều tra cho công luận quan tâm.”
Bên cạnh đó Luật sư
Zhang Zuu Zhi, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư vì Môi trường Đài Loan thì cho rằng
Đài Loan cần phải xem xét lại vấn đề đầu tư nước ngoài của các công ty Đài Loan
xem chúng có đóng góp được gì không hay làm hại cho nơi mà họ đầu tư.
Người
tham dự tập trung trước cửa văn phòng Formosa tại Đài Bắc. Photo by Don le
Các tổ chức xã hội dân sự tại
Việt Nam và một số các nhà hoạt động thuộc Hội Anh Em Dân Chủ, Bầu Bí Tương
Thân, Dân Trí Việt, nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền dự định cùng đến tham dự
nhưng cuối cùng đã không đến được.
Từ Nghệ An Linh mục
Đinh Hữu Nam cho chúng tôi biết lý do mà ngài không thể tới tham dự buổi họp
báo vào ngày 10 tháng 8 tại Đài Bắc:
Việc
các tổ chức Hiệp hội bảo vệ môi trường cũng như các tổ chức phi chính phủ mời
tôi sang Đài Loan trong cuộc vận động để hội đàm về vấn để môi trường và đặc biệt
là vấn đề Formosa tại miền Trung Việt Nam và thảm họa của nó. Tôi cũng được
giấy mời và tới Đại sứ quán của Đài Loan để làm việc xin Visa. Cho tới hôm nay
thì tôi cũng không biết vì lý do gì mà chưa có Visa, cản trở việc tôi sang Đài
Loan để nói về vấn đề này.
Có một
điều mà chúng ta thấy được là ngay trước đó khi tôi đang ở trong Đại sứ quán
Đài Bắc để làm Visa thì họ biết tôi sẽ sang cho chương trình vận động gặp một số
dân biểu trong Quốc hội Đài Loan để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam về
thảm họa Formosa thì Bộ Công an Việt Nam đã can thiệp bằng cách câu lưu tôi tại
Hà Nội. Họ làm việc với tôi suốt 3 tiếng đồng hồ, câu lưu tôi mặc dù họ không
có cơ sở pháp lý nào để ngăn cản tôi cả và họ cũng không nói đến việc tôi đi
hay không đi nhưng vấn đề mà họ có một biểu hiện như thế thì chúng ta cũng đã
biết tại Việt Nam nó như thế nào rồi.
Theo dự kiến sẽ có
các cuộc tiếp xúc vận động dư luận và chính khách cũng như báo chí Đài Loan
trong những ngày sắp tới.
Tin
RFA, RFI