Phương tiện
truyền thông Mã Lai đưa tin cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Zahid Hamidi đã công
khai chỉ trích Trung cộng xâm lấn Biển Đông.
Phó Thủ tướng Zahid Hamidi chỉ trích
Trung cộng xâm lấn Biển Đông.
Trong một bài phát biểu tại đại hội Đảng Bersatu Sabah
(PBS) ở Kota Kinabalu (thủ phủ của bang Sabah), Phó Thủ tướng Zahid Hamidi đã
chỉ trích cái gọi là chủ quyền lịch sử đang ngờ của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng
như việc Trung cộng xây dựng công trình trên các tính năng cách Trung Hoa đại
lục 3.218 km và chỉ cách bờ biển Sabah có 155 km.
Phó Thủ
tướng Zahid nói với báo The Star của Mã Lai rằng việc một “siêu cường khu vực”
dùng “câu chuyện lịch sử để khẳng định chủ quyền phần lớn Biển Đông là phi lý”.
Ông nói tiếp: “Có một quốc gia đang xây dựng đường băng dài 3 cây số và quân
cảng để bảo vệ bờ biển của nước này cách xa hơn 3.000km”.
Theo các nhà quan sát, tuyên bố của Phó Thủ tướng
Zahid là không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù Mã Lai vốn có truyền thống thận
trọng trong cách tiếp cận Biển Đông – vừa theo đuổi các biện pháp để bảo đảm
lợi ích quốc gia thận trọng để không phá vỡ mối quan hệ song phương với Bắc
Kinh, nhưng việc tàu Trung Hoa thường xuyên xâm phạm vùng biển Mã Lai đã khiến
cho các quan chức nước này công khai phản đối.
Mã Lai đã công khai phản đối việc một tàu Cảnh sát
biển Trung cộng neo đậu tại vùng biển gần bãi cạn Luconia (Luconia Shoals) của
Malaysia từ năm 2013.
Tàu Cảnh sát biển Trung cộng xâm phạm vùng biển Mã Lai
không chỉ đe dọa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn đe dọa sự toàn
vẹn lãnh thổ của nước này. Về mặt địa lý, Biển Đông ngăn cách bán đảo Mã Lai và
các hòn đảo lớn ở đông quốc gia này.
Sự lấn chiếm của Trung cộng ở Biển Đông đã dẫn tới
những chỉ trích ở trong nước về sự bất lực của chính phủ Mã Lai.
Góc độ đối nội chính là lý do vì sao Phó Thủ tướng
Zahid lại chỉ trích Trung cộng tại Đại hội của Đảng Bersatu Sabah (PBS) ở
Sabah. Trong bài phát biểu, ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc tàu Trung cộng quấy
rối ngư dân Malaysia vốn dựa vào vùng biển này để sinh kế.
Chính quyền địa phương đã kêu gọi chính quyền trung
ương ở Kuala Lumper phản ứng mạnh mẽ hơn trước mọi hành động xâm lấn Biển Đông,
trong đó có việc hút cát đắp đảo nhân tạo, tăng số lượng tàu tuần tra của Trung
cộng.
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Zahid đã thúc giục PBS và
các đảng khác chủ động gửi một thông điệp rõ ràng bằng cách chống lại động thái
của bất kỳ quốc gia nào xâm phạm vào lãnh thổ Mã Lai, kể cả bằng cách thông qua
một nghị quyết. Ông nói: “Để khởi đầu, tôi muốn các đại biểu PBS qua một nghị
quyết phản đối động thái của bất kỳ nước nào lấn chiếm lãnh thổ Mã Lai”.
Mặc dù lên tiếng chỉ trích các hành động của Bắc Kinh
ở Biển Đông, nhưng chính quyền của Thủ tướng Najib vẫn cố gắng duy trì quan hệ
tổng thể tốt với Trung Hoa lục địa, đối tác thương mại lớn nhất của Mã Lai.
Trên cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay,
Mã Lai tiếp tục thúc đẩy việc tiến tới Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có
tính ràng buộc giữa ASEAN và Trung cộng, bất chấp các hành động cố tình trì
hoãn của Bắc Kinh.
(Theo The Diplomat)