Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung cộng?
Lê
Anh Hùng
Cảng
Chân Mây và những vị trí xung yếu chung quanh. Ảnh: Lê Anh Hùng/ Google Map
Cảng Chân Mây là
một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhờ
được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn nên vùng nước xung quanh cảng
biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu
an toàn cho tàu thuyền tránh trú gió bão.
Khu vực Chân Mây
– Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là một dải đất hẹp
nằm dưới chân đèo Hải Vân, chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này
còn có hai đèo núi hiểm trở khác là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng.
Là nơi tàu thuyền
neo đậu an toàn nên vịnh Chân Mây rất thuận lợi cho tàu chiến đổ bộ. Ngoài ra,
khu vực xung quanh đó còn là một địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, khi
chỉ một lực lượng quân đội vừa phải là đã có thể chia cắt đất nước thành hai phần.
Vì thế, trong suốt hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) và
lần thứ hai (1954-1975) tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa lực lượng
đổ bộ với lực lượng chống đổ bộ của các bên tham chiến.
Năm 1966, tàu
chiến cùng lực lượng thuỷ quân lục chiến và xe tăng Mỹ đã đổ bộ vào vịnh Chân
Mây.
Ngày 19/1/1947,
tàu chiến Pháp đã đổ bộ ở bãi biển Cảnh Dương. Được trọng pháo từ tàu chiến
ngoài khơi yễm trợ, một lực lượng trên 5.000 quân Pháp đủ các quân binh chủng
đã tiến vào càn quét toàn bộ khu vực.
Xa hơn, tháng Tư
năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh đã đi thuyền ra đóng ở vũng Chu Mãi (tức Vịnh
Chân Mây) để đại binh tiến đánh quân Tây Sơn qua cửa Tư Dung (Tư Hiền).
Do tầm quan trọng
về mặt an ninh quốc phòng của Chân Mây – Lăng Cô đối với Việt Nam như thế nên
thật dễ hiểu khi Trung cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, luôn tìm mọi cách
để đặt được chân vào vùng đất này.
Ngày 8/10/2015, VOA đã
đăng bài “Người Trung
cộng lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế?”, trong đó chúng tôi đã vạch trần âm mưu của tập đoàn
Trung Nam Hải khi lập một công ty ma ở Singapore rồi lấy pháp nhân của doanh
nghiệp ma này để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm ha ở
đây.
Đặc biệt, mới
đây chúng tôi còn phát hiện ra một công ty có bóng dáng của Trung cộng đang thực
hiện dự án đầu tư xây
dựng bến số 3 cảng
Chân Mây. Dự án có diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, chiều dài
cầu cảng trong giấy phép là 270m (nhưng chúng tôi tìm hiểu tại thực địa lại lên
đến 400m), do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng
từ ngày 26/9/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2018. Đây là
hải cảng tổng hợp, cung cấp các dịch vụ hậu cần cảng đảm bảo cho tàu và các
phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào bốc dỡ hàng.
Dự án đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và đóng cọc
thử. Ảnh: Lê Anh Hùng
Hào Hưng Huế là
công ty con của Công ty
TNHH Hào Hưng,
một doanh nghiệp có trụ sở ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là mặc dù
đã lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với hơn hai
chục chi nhánh trên khắp cả nước, nhưng thông tin về Hào Hưng lại rất bí ẩn.
Người ta chỉ biết đó là một công ty của người Hoa, do một người Hoa là Thang
Văn Hoá làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc, với khách hàng chủ
yếu là từ Trung cộng.
Tháng 7/2015, một
công ty con khác của Hào Hưng là Hào Hưng Quảng Ngãi đã mua một lúc 141 xe đầu kéo và xe
tải do Trung cộng sản xuất. Còn báoNông Nghiệp Việt Nam ngày
21/10/2015 thì viết rõ Hào Hưng là
doanh nghiệp của Trung cộng.
Không chỉ ở Chân
Mây, từ năm 2012, thông qua Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi, Hào Hưng còn đầu tư xây
dựng một bến
cảng chuyên dùng khác tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự án với diện tích đất sử dụng
khoảng 23ha và tổng vốn đầu tư trên 711,6 tỷ VNĐ này sắp sửa hoàn thành và đi
vào hoạt động. Chưa hết, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH Hào Hưng Hải
Phòng đã có hệ thống bến bãi riêng ở Hải Phòng, còn Công ty TNHH Hào Hưng Long
An thì đang xúc tiến đầu tư xây dựng bến cảng ở Cần Thơ.
Đầu tư
vào hải cảng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, lên tới
hàng chục năm, và nguy cơ thua lỗ là rất cao. Vì thế, hầu như không một doanh nghiệp tư nhân nào mặn
mà với việc đầu tư xây dựng hải cảng, nhất là trong bối cảnh ngân hàng không muốn
cho vay do thời gian hoàn vốn quá dài. Việc Hào Hưng đầu
tư xây dựng một loạt bến cảng lên đến hàng ngàn tỷ VNĐ như thế quả là một dấu
hiệu không bình thường.
Chỉ mới mấy năm trước, Hào Hưng còn quảng
cáo trên nhiều trang mạng là nhà cung cấp cát sông và dăm gỗ với tổng
số nhân lực vỏn vẹn 5-10 người. Vậy nên, người ta phải dùng từ “thần kỳ” để mô
tả tốc độ phát triển nhanh như tên lửa của họ. Không còn nghi ngờ gì, đằng sau
sự phát triển đó chắc chắn phải là một thế lực siêu khủng.
Một hoạt động không kém phần nguy hiểm nữa của Hào
Hưng là họ đang thuê đất trồng rừng nguyên liệu ở nhiều địa bàn trên cả nước, đặc
biệt là tại những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chẳng hạn, theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/10/2015, UBND
tỉnh Cà Mau đã cho Hào Hưng thuê hơn 63ha đất tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tức ngay bên bờ biển cực
nam của Tổ quốc, trong thời gian 49 năm. Kiểm soát
được vị trí đó, Trung cộng có thể giám sát được mọi động tĩnh của quân đội Việt
Nam cả trên đất liền lẫn trên biển ở xung quanh khu vực, đồng thời phối
hợp với các dự án kinh tế trá hình khác mà họ đã và đang tìm cách thực hiện tại
những vị trí xung yếu như Vĩnh Tân (Bình
Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), Duyên Hải (Trà
Vinh), Nhiệt
điện Sông Hậu và Nhà máy
Lee & Man VN (Hậu Giang), v.v. để tạo thành một chuỗi căn cứ
quân sự liên hoàn hòngbao vây và chia cắt Nam Bộ khi hữu sự.
Sống bên cạnh một người hàng xóm to xác, bẩn tính và
chưa giờ nguôi tham vọng thôn tính mình từ hàng ngàn năm nay, Việt Nam cần phải
luôn đề cao cảnh giác với đủ mọi mưu ma chước quỷ của họ. Vì thế, việc để cho một
công ty mang bóng dáng Trung cộng và đầy bí ẩn như Hào Hưng đầu tư vào những vị
trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng như Chân Mây, Dung Quất, Hải Phòng, Cần Thơ
hay Cà Mau… tiềm ẩn những hiểm hoạ vô cùng nguy hại cho tương lai đất nước.
Lê
Anh Hùng (Blog VOA)