Một số báo VN ‘dừng hoạt động fanpage’
Fanpage
của VnExpress hiện chỉ còn hiển thị các post từ năm 2011
Một số báo điện tử có cả triệu lượt người like và follow trên mạng xã hội
vừa đồng loạt đóng fanpage nhưng nguyên do chưa rõ ràng.
Từ hôm 7/9, trang fanpage của báo VnExpress, Zing, Dân Trí, Giáo Dục Việt
Nam bất ngờ "biến mất".
Hầu hết các báo không công bố nguyên nhân, ngoại trừ Giáo dục Việt Nam thông
báo: “Do nguồn lực về con người và vật
chất hạn chế để có thể kiểm soát tất cả các bình luận trên trang fanpage của
báo nên ban biên tập quyết định tạm dừng hoạt động trang fanpage từ hôm 7/9”.
Hôm 9/9, trả lời BBC, nhà báo Trung
Bảo nói: “Việc đóng fanpage các báo
là đi ngược lại xu thế tiếp cận thông tin của những người sử dụng mạng xã hội
tại Việt Nam.”
“Việc ngăn chặn các
fanpage của báo nhà nước không chỉ khiến các tờ báo này khó tiếp cận bạn đọc mà
còn vô hình đẩy người đọc tìm đến với những tờ báo Việt ngữ bên ngoài tầm kiểm
soát.”
“Tức là việc này vừa làm yếu đi ‘vũ
khí’ của mình mà còn làm ‘đối thủ’ mạnh hơn.”
“Việc chính quyền cấm đoán phạt nặng các báo chỉ thể
hiện sự bối rối, không kiểm soát được sự tự do của người sử dụng mạng xã hội”.
‘Không kiểm soát được’
Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Anh
Tuấn cho biết: “Xu hướng hiện nay là
người đọc tiếp nhận tin tức qua Facebook bao gồm cả fanpage của các báo”.
“Người đọc cũng không vì các báo đóng
fanpage mà giảm những comment 'chính trị nhạy cảm' để Bộ Thông tin - Truyền thông thương tình mà cho phép
các báo điện tử khôi phục lại page, mà chỉ đơn giản là sẽ comment ở những page
không cấm họ làm điều đó như BBC Tiếng Việt, VOA, RFA và hàng trăm, hàng ngàn
nhà báo công dân khác”.
Bà Nguyễn Thu Hương, Thư ký tòa soạn báo VnExpress được trang IctNews, chuyên trang Công
nghệ Thông tin của báo Infonet dẫn lời: “Nhận
thấy việc kiểm duyệt toàn bộ nội dung bình luận của người dùng là bất khả thi nên
VnExpress đã quyết định tạm dừng hoạt động của fanpage VnExpress.”
“Trước đó, để đảm bảo sự lành mạnh
của fanpage, VnExpress đề ra các nội quy như không chia sẻ các bài viết chính
trị nhạy cảm, lập danh sách các cụm từ nhạy cảm, khóa các tài khoản có bình
luận sai phạm; xóa nội dung bình luận không phù hợp…”.
Tin BBC