Hồi Chuông Cảnh Báo: Thời Kỳ Bắc Thuộc!
Lão Trượng
Trong quyển Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim. Chương I: Bắc Thuộc Lần Thứ Nhất (trang 47). Chương
III: Bắc Thuộc Lần Thứ Hai (trang 51). Chương V: Bắc Thuộc Lần Thứ Ba (trang
65). Chương XIII: Bắc Thuộc Lần Thứ Tư (trang 213 Thời Thuộc Minh).
Trải qua các thời
kỳ Bắc Thuộc nầy dưới các triều đại cai trị của phương Bắc. Bắc Thuộc Lần Thứ
Nhất (179 Trước CN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán. Lần Thứ Hai (43 -
541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương. Lần Thứ Ba
(602 – 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời
gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán. Lần Thứ Tư (1407 - 1427): còn gọi là thời
thuộc Minh. Tổng cộng các thời kỳ Bắc Thuộc khoảng một nghìn năm. Trong thời đó
đã có những cuộc quệt khởi, nổi dậy đánh quân xâm lược phương Bắc đã tạo trang
sử hào hùng cho dân tộc từ Hai Bà Trưng cho đến nhà Hậu Lê vào thế kỷ XVI cho
Thời Kỳ Tự Chủ.
Một nghìn năm Bắc
Thuộc nhưng dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa. Có lẽ đây là trang sử hào hùng
của một dân tộc duy nhất trên thế giới.
Trải qua bao thiên niên kỷ, Trung Hoa tự hào là cái
rốn của vũ trụ với lãnh thổ rộng lớn, dân đông nhất thế giới, có nền văn minh
lâu đời. Về chiến thuật chiến lược với những quân sư thời Xuân Thu, Chiến Quốc,
với binh pháp Tôn Tử… nên mang mộng bá quyền. Trong khi đó Mông Cổ với lãnh thổ
rộng lớn nằm ở phía Bắc Trung Hoa chỉ toàn là sa mạc, thảo nguyên mênh mông, có
nhiều bộ lạc du canh du cư, bị người Trung Hoa coi như sắc dân mọi rợ, dốt nát.
Trước đó lệ thuộc vào nước Kim. Năm 1206, Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn) thống
nhất các bộ lạc và đánh đuổi quân Kim, lập ra nước Mông Cổ.
Khi Oa Hoạt Đài (con của Thành Cát Tư Hãn) đánh chiếm
Trung Hoa sau thời kỳ Vương Triều Liêu (907-1125). Vương Triều Kim (1115 -
1234), lập niên triều đại nhà Nguyên (1264 - 1367). Năm 1260, Hốt Tất Liệt lên
ngôi hoàng đế tức vua Thế Tổ nhà Nguyên, năm 1264 dời đô từ Karakorum lại Yên
Kinh (Bắc Kinh). Cả dân tộc Trung Hoa bị đọa đày bởi rợ Mông Cổ. Dân tộc Trung
Hoa chịu sự cai trị của các rợ 357 năm.
Theo Nguyễn Hiến Lê trong quyển Sử Trung Quốc: Hốt Tất
Liệt mới lên làm vua Trung Hoa, đổi quốc hiệu là Nguyên, tức Nguyên Thế Tổ, một
viên thượng thư Mông Cổ khuyên ông ta:
-
Tụi Trung Hoa này không ích gì cho chúng ta hết, nên đuổi hết chúng đi, dùng ruộng
của chúng để làm cánh đồng cỏ nuôi ngựa .
Một viên Thượng Thư khác đưa ý kiến:
-
Phải tận diệt năm gia tộc lớn nhất của Trung Hoa để chúng khỏi cầm đầu phong
trào chống lại chúng ta .
Mới đầu người Trung Hoa Bắc và Nam không được thi cử,
không được lãnh một chức gì dù là nhỏ, trong chính quyền. Về sau họ được thi,
nhưng phải thi riêng, không được thi chung với người Mông Cổ và các người sắc mục.
Nếu họ đậu tiến sĩ thì tên nêu trên một bảng riêng ở bên trái, bảng bên phải
dành cho người Mông Cổ và người sắc mục. Dĩ nhiên hai hạng người sau dù bài kém
cũng được tuyển .
Có thời, người Hán bắt buộc phải bỏ y phục cùng cổ tục,
ăn mặc theo rợ Hồ, cài áo bên trái, tay hẹp, tóc thả xuống sau lưng. Bất cứ người
đàn ông người Hán nào mà không để tóc như người Mông Cổ thì bị chém!
Luật pháp đối với họ rất khắc khe: không được có vợ
Mông Cổ hoặc sắc mục. Mắc tội ăn cắp thì người Mông Cổ chỉ bị phạt vạ, còn người
Hán thì lần đầu bị xâm vào cánh tay bên trái, lần thứ nhì vào cánh tay bên mặt,
lần thứ ba vào cổ để mọi người trông thấy. Nếu giết một người Mông Cổ hay sắc mục
thì người Hán phải chịu tử hình và gia đình phải chịu phí tổn ma chay cho thân
nhân người chết. Trái lại, kẻ bị giết là Trung Hoa mà kẻ sát nhân là người Mông
Cổ hay sắc mục thì có thể viện lẽ là trong cơn say rượu hoặc trong lúc tranh luận
hăng quá, lỡ tay, và chỉ bị phạt và hoặc cùng lắm là đày ra biên giới.
Ruộng, ngựa của người Trung Hoa, Mông Cổ muốn chiếm
thì chiếm. Một sắc lệnh ban năm 1337 cấm người Trung Hoa giữ khí giới, vậy là họ
khôngthể săn bắn được vì cung, tên cũng là khí giới…
Như đã đề cập ở trên, Trung Hoa đã tự hào dân tộc có
nên văn minh lâu đời, dân số đông nhất thế giới nhưng trang sử vào thời nhà
Liêu, Kim và Nguyên là nỗi nhục lớn nhất cho dân tộc nầy.
Trấn Nam vương Thoát Hoan là con trai thứ 9 của Hốt
Tất Liệt. Mông Cổ đã chiến thắng khi xâm lược Trung Hoa nên coi Đại Việt là nước
bé nhỏ dễ thôn tính nên nhiều lần sai Thoát Hoan thống lĩnh đạo quân Nguyên
Mông xuống phương Nam đánh Đại Việt.
Tháng 12 năm 1284, Thoát Hoan dẫn các tướng Mông Cổ
và quân lính Trung Hoa tràn xuống phương Nam. Sau những trận đánh chưa thôn
tính được nên năm 1288, Tháo Hoan mang đại quân mở trận đánh quyết tử bị Hưng Đạo
Vương với mưu lược tài tình. Quân Nguyên Mông thảm bại trong trận chiến trên
sông Bạch Đằng, Thoát Hoan phải chui trông ống đồng để trốn về nước.
Trận chiến Bạch Đằng Giang diễn ra vào tháng 3 năm Mậu
Tý (1288), với chiến công hào hùng của Trần Hưng Đạo (Thánh Tổ Hải Quân Việt
Nam Cộng Hòa) đã lưu lại trang sử hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nếu dân tộc Việt Nam tự hào với chiến công Bạch Đằng đánh đuổi âm mưu thôn tính
của Mông Cổ thì dân tộc Trung Hoa đau lòng trước sự xâm lăng và thống trị của
Mông Cổ.
*
Trong bài viết Việt Nam & Đại Nạn Trung Hoa
của GS Trần Gia Phụng đã liệt kê qua các thời kỳ từ thời cổ sử cho đến
các thời kỳ từ thời Hai Bà Trưng cho đến ngày nay và kết luận:
“Tóm lại, đối với người Việt, đại nạn Trung Hoa bắt
đầu từ thời cổ sử. Ngay khi mới thống nhất Trung Hoa, triều đình nhà Tần đã chủ
trương bành trướng và đưa quân vượt sông Dương Tử, chiếm Bách Việt, tiến xuống
xâm lăng cổ Việt. Trong suốt hơn 1,000 năm đô hộ cổ Việt, từ năm 208 trước Công
nguyên đến năm 938 sau Công nguyên, các thái thú Trung Hoa không ngừng vơ vét
tài nguyên cổ Việt để cung ứng cho triều đình Trung Hoa.
Tuy người Việt đã đánh đuổi được quân
Trung Hoa ra khỏi nước để giành lấy độc lập tự chủ, nhưng sau hơn một ngàn năm
đô hộ nước Việt, người Trung Hoa vẫn mang một số định kiến lạ lùng đối với người
Việt.
Thứ nhất, cho đến thế kỷ 20, mà một nhà cách mạng
dân chủ như bác sĩ Tôn Văn (1866-1925), đã nói với Khuyển Dưỡng Nghị (chính
khách Nhật Bản): “Người Việt Nam vốn nô lệ
căn tính. Ngày xưa họ bị chúng tôi đô hộ, ngày nay họ bị Pháp đô hộ. Dân tộc ấy
không có tương lai.” Thật là một câu nói ngạo mạn!
Thứ hai, các nhà cầm quyền Trung Hoa tự cho rằng nước
Việt là một phiên thuộc của Trung Hoa, một phần đất của Trung Hoa. Khi Pháp chiếm
6 tỉnh Nam Kỳ Việt Nam, buộc triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước năm 1874, Pháp
báo hòa ước nầy cho triều đình nhà Thanh ngày 24-5-1875. Triều đình nhà Thanh
trả lời rằng: “Chí Giao Chỉ tức Việt Nam
bổn hệ Trung Hoa thuộc quốc.” (tạm dịch nghĩa: “Từ Giao Chỉ đến Việt Nam vốn
là thuộc quốc của Trung Hoa.”) Vì vậy nhà Thanh đòi hỏi Pháp phải thương thuyết
với Trung Hoa về vấn đề Việt Nam.
Năm 1939, trong một tài liệu của đảng Cộng Sản Trung
Hoa, tựa đề là “Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng Sản Trung Quốc”, lãnh tụ đảng
CSTH là Mao Trạch Đông đã xác quyết: “Các
nước đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của
Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ, và Lữ
Thuận, Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam.”
Do những định kiến ưu quyền trịch thượng đối với Việt
Nam, các nhà cầm quyền Trung Hoa luôn luôn có dã tâm xâm lăng Việt Nam, mà
không để cho người Việt yên sống hòa bình…”
(Trần Gia Phụng)
Trong những lần đất nước bị đại nạn của Trung Hoa đã
nảy sinh ra những vị anh hùng, anh thư của dân tộc dũng cảm nổi đậy để bảo vệ
giang sơn, tổ quốc.
Bắc Thuộc là thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai
trị của các triều đình Trung Hoa, nghĩa là thuộc địa của Trung Hoa. Trong suốt
các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa không ngừng thực hiện đồng hóa
người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Hoa. Dưới các thời
kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của
nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.
Người dân phải cam chịu cuộc sống lần than, khôn cùng như chứng nhân thời kỳ đó
qua Hịch Tướng Sĩ của Trân Hưng Đạo và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo (bản dịch của Trần
Trọng Kim)
“…Ta đây, ngày
thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm-tức
rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ,
xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng…
…
Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cùng ta, là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các
ngươi cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ,
khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân
giặc, khiến cho sau trận Bình-Lỗ mà ta phải chịu tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt-mũi
nào đứng trong trời đất nữa. Vậy nên ta phải làm ra bài hịch này để cho các
ngươi biết bụng ta”.
(Trích Hịch
Tướng Sĩ)
Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
(bản dịch của Ngô Tất Tố):
“… Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao
đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống,
Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác
nhau
Song hào kiệt thời nào cũng
có.
… Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền
hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây
hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu
vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa
hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm
tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn
ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai
mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm
núi.
Người bị ép xuống biển dòng
lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát
tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả,
chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu
đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng
cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn
cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe
răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn
không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải
không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Ta đây:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời
chung
Căm giặc nước thề không cùng
sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười
mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một
hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược
thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng
phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng
mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm
đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm
chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng
bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội
vã hơn cứu người chết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang
dọc,
Phần vì lo vận nước khó
khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy
tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một
đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh
lớn
Ta gắng trí khắc phục gian
nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng
cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống
mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch
nhiều.
… Đem đại nghĩa để thắng
hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo…”
(Trích Bình
Ngô Đại Cáo)
Trong giai đoạn
hiện tại, là chứng nhân thời cuộc từ trong nước và hải ngoại đã có hàng trăm,
hàng nghìn bài viết đề cập đến thực trạng đất nước lâm nguy dưới sự thống trị của
Trung Cộng. Trung Cộng tuy không trực tiếp cai trị Việt
Nam nhưng chiêu bài thông qua Đảng CS Trung Cộng chỉ thị cho Đảng CSVN thống trị
đất nước qua guồng máy công an trị. Bằng chứng cụ thể đã phổ biến trong
tháng 9 vừa qua “Ban Thường Vụ Đảng Ủy
Công An Trung Ương của Việt Nam hiện nay gồm bảy quan chức, trong đó có ba lãnh
đạo cao cấp hàng đầu của nhà nước là các ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ
Tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc...”.
Nhìn lại các nước
Cộng Sản trước khi sụp đổ và hiện nay, chưa có nước nào mà tổng bí thư, chủ tịch
nước, thủ tướng… nằm trong Bộ Công An. Nó lộ liễu thái quá.
Theo các nhà
phân tích thời sự thì Hội Nghị Thành Đô,
họp tại tỉnh Tứ Xuyên, ngày 3-4/9/1990
coi như Việt Nam bước vào giai đoạn thời kỳ Bắc Thuộc
lần thứ năm dưới sự thống trị của Trung Cộng.
Theo bài viết của
TS Kerby Anderson Nguyễn trước đây trên trang web Ba Cây Trúc, Quan Làm Báo
& groups.google.com:
“10 giờ sáng
ngày 8-4-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc
Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William
Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp
đơn “xin tỵ nạn chính trị”, sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con
đang là “du học sinh” ở tiểu bang này.
Bốn ngày sau,
qua trung gian của 1 “viên chức” cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút tạp chí
Foreign Policy Magazine một tập tài liệu “tối mật”, có liên quan đến sự sống
còn của nước Việt Nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do
người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng
Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa
AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt
Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung
Cộng: Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương
Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt
Nam vào lãnh thổ “Trung Quốc”.
Chúng tôi (tác
giả bài viết này), hiện làm “bỉnh bút” cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được
phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.
Thật ra, các cam kết “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”, đã được “ký” bằng “lời hứa danh dự “ của ông Hồ Chí Minh với
2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm
1926. Bốn năm sau, năm 1930,
thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ
khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân
tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi
thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được
chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt
đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp
nghĩa....”
Ngày 14-9-1958,
ông Hồ chỉ thị Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký “công hàm” giao đứt quần đảo Hoàng Sa
cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986), ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức
Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời
trong lịch sử: “Tôi
cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng”.
Ngày 10-8-1987,
ông Nguyễn Văn Linh bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu
Bình (1904-1992) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ
ràng hơn 1 chương trình “sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc” qua chiến
thuật “Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến”
với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.
Giai Đoạn I :
Ngày 15-07-2020: Quốc Gia Tự Trị.
Giai Đoạn II:
Ngày 05-07-2040: Quốc Gia Thuộc Trị.
Giai Đoạn III:
Ngày 05-07-2060: Tỉnh Lỵ Âu Lạc.
Tỉnh trưởng vẫn
là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.
Thời gian này,
tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng Tàu là ngôn ngữ chính.
Một chút lịch sử
về “Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc
Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng
Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần,
vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt
và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh,
Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương
bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”.
Quy Chế Khu Tự Trị: Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng
Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh,
giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm
dài “tịch thu”
nước Việt Nam từng bước một: “Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như
dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến...” theo thể thức “diễn tiến hoà bình”. Làm cách nào
để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không
“cướp nước Việt” mà chính người Việt Nam tự mình ”dâng nước” và tự ý đồng
hóa vào dân tộc Trung Hoa.
Tại Thành Đô, Tổng
Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản
Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được
bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng.
Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng
đã qua. Phía Việt Nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn
sẵn có giữa hai đảng do Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong
qua khứ. Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam được hưởng
“quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh” như Trung Quốc
đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây... Để kịp chuẩn bị
tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia
đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm:
1990-2020. 2020-2040. 2040-2060…”.
Trong bài viết của
nhà báo Trúc Giang MN “Lời
Thú Tội Kinh Hoàng Của Đảng CSVN” đã đề cập đến rất nhiều lãnh vực mà
CSTC đã áp đặt cho CSVN trên nhiều lãnh vực, từ núi rừng đến biển đảo, từ thôn
quê đến thành thị để lệ thuộc và dần dà thôn tính. Tác giả kết luận:
Giả sử như
Wikileaks không tiết lộ biên bản bí mật ở Hội Nghị Thành Đô năm 1990, hoặc xem
như không có nó, thì những hành động của đảng CSVN cũng đã bị lên án là bán nước,
hèn nhát vì đã đặt đất nước, dân tộc Việt Nam dưới tay bọn Trung Cộng. Sự thật
hiển nhiên đó không thể vối cãi được.
Việt
Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng từ lâu rồi. Ông Vương Gia
Thụy, Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Cộng, đã nêu những bằng chứng cho thấy Việt
Nam đã được sát nhập vào Trung Cộng, như sau: “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược
toàn diện. Cơ chế xã hội giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự
như một. Quan hệ hai nhà nước ổn định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng
sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì
thấy rõ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa
lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để
lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời
con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)
‘Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần
Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!’”.
(Trúc Giang MN)
Người dân chỉ
mong đợi “ác lai ác báo” khi chế độ CSVN sụp đổ mới thoát khỏi Thời Kỳ Bắc Thuộc.
Lão Trượng