09.11.2016

Ý kiến người Việt (ủng hộ Donald Trump) về cuộc bầu cử tại Hoa kỳ

Ý kiến người Việt (ủng hộ Donald Trump) về cuộc bầu cử tại Hoa kỳ


BBT: Sau khi cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Hoa Kỳ đã chấm dứt và có kết quả sơ khởi,  chúng tôi xin được phổ biến bài viết này để quý độc giả biết được ít nhiều lý do của những người ủng hộ ông Donald Trump. Theo lời giáo sư Daniel Bonevac Texas(*) thì “Cứ mỗi người ủng hộ Trump đồng ý tham gia chiến dịch cùng chúng tôi, thì lại có một vài người khác từ chối, bởi họ cho rằng việc công khai ủng hộ Trump sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp. “


Khuyết danh: Tôi sẵn sàng đánh cuộc bằng lá phiếu cử tri của mình với một người như ông Trump, trong bất cứ lúc nào, và trong bất cứ hoàn cảnh nào!  Sau đây là một số việc Trump đã làm thầm lặng:

 NHỮNG VIỆC DONALD TRUMP ĐÃ ÂM THẦM LÀM


1/ Thật lâu trước khi có ý định chạy đua vào Nhà Trắng, có lần Trump đã tặng cho một người tài xế xe bus số tiền $10,000 đô-la vì người này đã dừng lại và thuyết phục được để cứu sống một người đàn bà đang có ý định tự tử vì tuyệt vọng trong cuộc sống.

 2/ Rồi sau đó có một đứa trẻ 3 tuổi bệnh nặng mà gia đình muốn đưa bé từ Los Angeles đến New York để trị bệnh trong cơn thừa chết thiếu sống. Hãng hàng không vì sợ trách nhiệm, không bảo đảm sinh mạng của bé cho cuộc hành trình này nên đã từ chối. Vậy thì ai đã đứng ra cứu tử cho em đây ? Chính ông Trump lúc đó đã đưa chiếc máy bay riêng của ông đến để đưa em đi New York trị bệnh và trang trải mọi chi phí cho gia đình này !

 3/ Lại có một lần nào đó một chiến binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, Trung sĩ Tahmooressi, bị bỏ tù oan tại Mexico trong 214 ngày, thì chính ông Trump đã tặng người lính này số tiền là $25.000.00 để làm lại cuộc đời sau khi mãn tù.

4/ Chính Trump cũng đã có lần cho một xe hàng 18-bánh đầy thực phẩm cộng thêm $100,000 đến các nhà thờ để lo việc cứu trợ một vùng xảy ra thiên tai.

 5/ Vào thời điểm biến cố 9/11 xảy ra, Trump đã tìm đủ cách trợ giúp cho trạm cứu cấp có tên là Fire Station 711 để đến cứu nạn nhân của tòa tháp đôi !

6/ Và còn chuyện này nữa: Trump hiến tặng $100,000 cho tổ chức có tên là Puppy Jake foundation để họ huấn luyện những con chó giúp đỡ cho những cựu chiến binh tàn tật của chúng ta.

Đó chỉ là một ít những việc mà ông Trump đã làm cho lợi ích xã hội. Ông bày tỏ quan tâm đến đời sống người dân chung quanh bằng Hành Động. Và ông đã hành động như thế liên lỉ từ nhiều năm, những công việc mà một người yêu dân yêu nước thường làm, không dính dấp gì đến những mưu đồ chính trị.

holedinh: Tôi sống ở Úc, nhưng vẫn say sưa theo dõi bầu cử ở Mỹ hầu như mỗi giờ. Vì vậy đọc bài viết “Những chuyện Trump làm”, tôi thấy còn nhiều chuyện khác mà một người yêu nước như Trump đã làm, nhưng chúng tôi chỉ xin đơn cử một trong các chuyện yêu nước yêu dân của nhà tỷ Phú này như sau: 

Sau cuộc chiến vùng vịnh (Gulf war), Desert Storm. Vì một sự sai sót trong thủ tục hành chánh, tiếp vận mà một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã được đưa về Miami thay vì Florida, nơi mà họ đã xuất phát. Sau khi máy bay đáp xuống phi trường Miami, thì các chiến binh này mới biết được rằng đã có sự sai lầm trong thủ tục hành chánh, tiếp vận. Nhưng để có thể về gặp vợ con và Gia đình thì các binh sĩ Thuỷ Quân Lục chiến này phải đợi một đến 2 ngày mới có thể rời Miami đi Florida được. Thế là Hannity, nhân vật phụ trách một chương trình truyền hình Thuộc Đài Fox News, gọi và yêu cầu Trump giải quyết. Không một chút ngập ngừng, sau khi nghe câu chuyện, ông bèn phái 2 phi cơ air bus bay đến Miami để đưa toàn Bộ lính Thuỷ Quân Lục Chiến còn sống sót trở về Floria ngay, Đặng họ đoàn tụ với vợ con và gia đình sau cuộc chiến vùng Vịnh ngắn ngủi đó (2/8/1990-28/2/1991). 

Hồi đó họ chẳng biết Trump là ai, nhưng nay những chiến binh này mới biết được rằng Trump chính là nhà tỷ phú ái quốc này! Đây là một trong những lý do mà hơn 200 tướng lãnh trong quân lực Hoa Kỳ đã chính thức công nhận và hỗ trợ cho nhà tỷ phú ái quốc này trong cuộc bầu cử tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ 2016-2020 này.

nguoilinhgacodon: “200 tướng lãnh trong quân lực Hoa Kỳ đã chính thức công nhận và hỗ trợ cho nhà tỷ phú ái quốc này”!!!  Như vậy thì còn chần chờ gì nữa mà chúng ta không bỏ phiếu bầu Donald Trump??? Nên nhớ, không ai yêu tổ quốc hơn người lính. Vì vậy, khi một chính phủ phản bội tổ quốc, chỉ có người lính mới có đủ lòng ái quốc và sự can đảm để chống lại chính phủ đó. Vì vậy, tôi rất tâm đắc câu nói của Mark Twan. Ai ai cũng biết, Hillary Clinton là kẻ bán rẻ nước Mỹ cho Trung Cộng. Làm vậy không phải vì bà ta yêu Trung Cộng mà chỉ vì yêu túi tiền của bà được tụi tài phiệt đang có hãng xưởng ở Trung cộng bơm tiền cho bà mỗi giờ. Luôn luôn trung thành với TỔ QUỐC. Với CHÍNH PHỦ chỉ trung thành khi nó xứng đáng. (Loyalty to country ALWAYS. Loyalty to government, when it deserves it).

vuduchinh: Xin quý đồng hương nên đọc bài thơ rất hay,lời lời tâm huyết của thi sĩ Ngô Minh Hằng. Bài thơ tên là CHỌN MẶT GỞI VÀNG nên rất đúng với tâm trạng của chúng ta đi bầu… Xin cảm ơn thi sĩ Ngô Minh Hằng và gửi tới đồng hương nguyên văn bài thơ… dưới đây:

Không Dân Chủ, chẳng Cộng Hòa
Nên tôi chẳng có bên ta, bên mình
Khách quan và rất công bình
Tôi bầu cho kẻ nặng tình nước non
Ai cần hoàn hảo vuông tròn
Tôi cần một tấm lòng son chân thành
Không qủy quyệt để chối quanh
Không vô lương để gian manh hại người
Không tham để vét của đời
Nhớp nhơ, xương máu, tiền ơi…miễn TIỀN !!!
Kẻ mà tham ác, đảo điên
Say mê quyền lực là phiền nước, dân !
Nga, Tàu nhờ vậy, vững chân
Thế là thế giới ác nhân lộng hành
*
Tôi yêu thành thật, nhân lành
Nên bầu Trump, kẻ chân thành yêu quê
Vì tiền, ông ấy chẳng mê
Cũng không lừa phản, chưa hề đảo điên
Dạy con đúng bậc cha hiền
Thành công, tài giỏi, cần chuyên, tận tình
Giúp người vì nghĩa nhân sinh
Chớ không giúp để lợi mình, ép ai
Với người, cư xử hoà hài
Tấm lòng cương trực, trong ngoài thẳng ngay
*
Vì trân qúi nước non này
Nên tôi chọn mặt để nay gởi vàng
Ngô Minh Hằng

phamvuong: Tôi thấy trên các diễn đàn có phổ biến bài viết tựa đề Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt?”  (*) Bài này rất giá trị do bạn Đức Huy dịch. Xin bà con trước khi đi bầu, nên coi qua sẽ biết mình nên bầu cho ai.

Nguyen Hung: Tôi không phải là công dân Mỹ nên không bị điên đầu vị chuyện phải chọn ai trong cuộc bầu cử. Nhưng tôi ngưỡng mộ nền tự do dân chủ của Mỹ và vai trò quyết định của Mỹ trong suốt lịch sử mấy trăm năm gần đây của nhân loại nên tôi quan tâm và mong muốn nước Mỹ tiếp tục là SIÊU CƯỜNG của thế giới. Vì thế, giữa hai ứng cử, nếu tôi là công dân Mỹ tôi sẽ chọn Donald Trump. Lý do, tôi cũng là người công giao. Và như Giáo Hoàng nói hãy bỏ phiếu theo lương tâm.

Hoa pham: Ngót nửa thế kỷ trước, khi tuổi còn rất trẻ, vợ chồng Clinton đã tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, trở thành kẻ đào ngũ, phản chiến thời chiến tranh VN. Cũng vì cùng chung niềm tin mê muội đó nên ngưu tầm ngưu mã tầm mã họ mới lấy nhau. Rồi cả hai cùng tàn nhẫn tôn thờ nguyên tắc “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của chủ nghĩa cộng sản, nên cho dù cả hai phản bội nhau một cách trắng trợn, công khai và như cơm bữa, nhưng hai người vẫn đồng ý “chồng ăn chả vợ ăn nem” để tiếp tục sống với nhau và cùng lừa thiên hạ. Vợ chồng với nhau, họ còn đối xử với nhau như vậy, huống chi là đối với quốc gia, dân tộc.

Minh Thuy: Tôi sống tại Việt Nam và tôi tin người dân Hoa Kỳ sáng suốt để nhận định rằng ai thật là người Yêu Quê Hương để rồi họ chọn người ấy làm Tổng Thống Hoa Kỳ. .Tôi vẫn luôn tin ông Donald Trump mặc dầu nhiều người mạ lỵ và chửi bới ông Trump .Khi nhìn vấn đề gì phải có viễn kiến, đừng thiển cận nhìn người.Dầu cho tất cả nước Hoa Kỳ ủng hộ Hillary Clinton tôi vẫn ủng hộ ông Trump . Theo tôi nếu Hillary Clinton đắc cử thì Hoa Kỳ chắc chắn có Đại Họa nhưng Tổng Thống sắp đến không phải là phụ nữ mà  đàn ông.Vì thế Hillary Clinton có xử dụng bao nhiêu Thủ Đoạn, Mưu Mô cuối cùng bà ta và gia đình của bà ta phải trả những gì họ đã gieo ra. Ông Trump không phải là người hoàn hảo nhưng ông ấy có khả năng ổn định Biển Đông cũng như vạch bộ mặt của Trung Cọng mà Bill Clinton đã phản bội Hoa Kỳ cho Trung Cọng công nghệ cao của Hoa Kỳ,theo tôi đó là người lãnh đạo không có nhân cách huống hồ đảng Dân Chủ và ngay cả Obama còn ủng hộ và vận động cho bà Hillary thì người dân tầm thường như tôi cũng có thể nhận thức được Hoa Kỳ ngày nay đã suy vong.Vận nước ngả nghiêng sao ma Hillary Clinton có thể bán đứng Quê Hương mình cho Trung Cộng.

Nga Luong: Nếu bầu cho Hillary, điều sợ nhất là sẽ có những supreme judge  cực kỳ thiên tả thì nước Mỹ coi như xóa sổ. Trump rõ ràng là mình cũng không nắm chắc được thì mình vẫn hy vọng , còn bà Hillary rõ ràng mình biết Chắc 100 % là bà này hard cord criminal va Ba se does unethically everything with all cost .

hungthe: Kính thưa quývị, người chuyển cũng không taì nào hiểu những người hãnh diện là cựu sq VNCH lại có thể chóng lành vết thương 30/4, tự hào là học thức, trăn trở với hưng vong cuả Tổ Quốc lại không hiểu vì đâu mà chính quyền HK phải phản bội đồng minh, bức tử VNCH. Ngày nay nhiều taì liệu chứng từ đã được bạch hoá, những tên Bill Clinton, Jane Fonda, Joe Biden, John Kerry, Jerry brown ..phản chiến, sỉ nhục chiến binh HK và VNCH vẫn còn đó..

gshoangVu: … những người Việt tài ba có tinh thần chống cộng như Đinh Việt thì con mụ Hillary Clinton bỏ phiếu chống. Đinh Việt tốt nghiệp Á Khoa về Luật tại Đại Học danh tiếng số 1 thế giới Harvard. Vì thế, Tổng Thống Mỹ (Bush???) mới mời ông ta làm Phụ Tá Tổng Trưởng Tư Pháp và nhiều người tin rằng tương lai, Đinh Việt có thể là người Việt đầu tiên được bổ nhiệm vô ghế Chánh Án Tối Cao Pháp Viện. Đến khi Thượng Viện Mỹ bỏ phiếu cho Đinh Việt, nghe Đinh Việt kể lại câu chuyện vượt biển tỵ nạn CS, hai mẹ con ông phải tự đục thuyền để không bị đuổi ra biển, tất cả 99 Thượng Nghị Sĩ Mỹ đều xúc động bỏ phiếu cho ông. Riêng con mụ Hillary Clinton thì bỏ phiếu chống, chỉ vì: CÂU CHUYỆN TỴ NẠN CS CỦA ĐINH VIỆT LÀM MỤ TỨC GIẬN. Chỉ nguyên chuyện này không cũng đủ để cả gia đình dòng họ tôi gồm hơn 80 người không bỏ phiếu cho mụ. DONALD TRUMP NO.1 TRONG TÂM TRÍ CỦA CHÚNG TÔI.

(Chiến trường Florida 2016 lập lại George Bush năm 2000. Lúc đó Bush Con xiểng niểng vì báo chí Thiên Tả Mỹ theo Al Gore . Polls thăm dò TB Florida nghiêng về Al Gore hơn 3  %  . Gore thắng General vote 540 ngàn phiếu . 

Để trả ơn Ronald Reagan và Bush Cha , các hội đoàn báo chí,  QLVNCH và Tù Nhân cải tạo H.O. tại Florida dốc toàn lực kêu gọi Việt tị nạn bỏ phiếu cho Bush Con . Lúc đó ước lượng cử tri Việt khoảng 15,000 .    Theo báo chí Mỹ và Việt Florida hồi đó phân tích dữ kiện cho biết : Khoảng  92 %  cử tri Việt bỏ phiếu cho George W. Bush và đảng Cộng Hòa.   Bush Con thắng Al Gore vỏn vẹn chỉ có 537 phiếu bầu tại Florida  , trong tổng số hơn  sáu triệu .--   Chỉ vừa đủ 271 electoral votes làm TT. 

  Hai Cha Con George Bush khoái chí .  Để trả ơn,  TT George W. Bush sau đó bổ nhiệm GS Đinh Việt làm U.S. Assistant Attorney General - PT Tổng Trưởng Tư Pháp Mỹ .  Đưa lên thượng viện phê chuẩn , tất cả TNS Mỹ bỏ phiếu chấp thuận sự bổ nhiệm này.

Người duy nhất bỏ phiếu phản bác chống lại GS Đinh Việt là TNS Hillary Clinton.)

Thông tin gom nhặt từ các diễn đàn trên Internet

---------------
(* ) Đọc thêm:

Vì sao tôi ủng hộ Trump, dù có thể thân bại danh liệt?
Daniel Bonevac (Washington Post)
Đức Huy dịch

Washington Post (Mỹ) mới đây đã đăng tải một bài góc nhìn thú vị về ứng viên Tổng thống Donald Trump. Tác giả là Daniel Bonevac, giáo sư Triết học hiện đang giảng dạy tại Texas.

LTS: Như chính ông Bonevac đã thừa nhận trong bài viết của mình, rất nhiều người trong giới có học thức không dám công khai ủng hộ Donald Trump, vì sợ bị đánh đồng với những tuyên bố và hành động gây tranh cãi của ứng viên này, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp. 

Nhưng vị giáo sư Triết học này là một ngoại lệ. Trong suốt sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu, ông Bonevac chưa từng ngần ngại công khai quan điểm chính trị ủng hộ phe bảo thủ của mình. Trong kì bầu cử lần này, dù Trump có nhiều phát ngôn và hành động gây tranh cãi, song giáo sư Bonevac vẫn khẳng định ông sẽ bầu cho tỉ phú bất động sản Mỹ.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông, được đăng tải trên Washington Post:

Mới đây, tôi đã cùng 145 học giả và nhà văn công khai tuyên bố ủng hộ Donald Trump trở thành Tổng thống.

Cứ mỗi người ủng hộ Trump đồng ý tham gia chiến dịch cùng chúng tôi, thì lại có một vài người khác từ chối, bởi họ cho rằng việc công khai ủng hộ Trump sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp. 

Tôi thì vẫn luôn thẳng thắn với quan điểm bảo thủ của mình trong hơn 30 năm qua, kể từ trước cả khi tôi bắt đầu công tác, vậy nên nếu có ảnh hưởng tiêu cực gì thì chắc tôi cũng đã phải chịu rồi. 

Đơn cử, tôi từng tranh luận với nhà kinh tế học James Galbraith trước hàng nghìn sinh viên Đại học Texas vào năm 2008, để bảo vệ luận điểm ủng hộ ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa bấy giờ là Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona. 

Tôi cũng từng biên tập nhiều cuốn sách giáo khoa về các vấn đề đạo đức đương đại, trong đó quan điểm của cánh tả và cánh hữu được nhìn nhận một cách công bằng. Tôi cũng may mắn được giảng dạy tại một trường đại học luôn đề cao sự đa dạng về mọi mặt, trong đó có sự đa dạng về tư tưởng.
Nhưng phe cánh tả trong 20 năm qua đã chiếm lĩnh tư tưởng tại các trường đại học, và nếu những ai chưa công khai quan điểm không muốn tự đưa mình vào tầm ngắm thì tôi cũng không thể trách họ được. 

Mới tuần trước, một vị giáo sư ở một trường đại học khác đã đăng tải một thông điệp trên Facebook rằng ông muốn tất cả những ai ủng hộ Trump phải bị tiêu diệt "ngay lập tức và mãi mãi". Có ai muốn trở thành đối tượng của sự thù địch đến mức này cơ chứ?

Một số giáo sư khác từng hỏi tôi về chính trị như thế này: "Ông thông minh, ông có hiểu biết, thế tại sao ông có thể ủng hộ [điền tên ứng viên đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống năm đó] được chứ?" Nhưng những câu hỏi kiểu này không hề có tính chế nhạo hay khinh thường, mà ngược lại thường là chất xúc tác cho nhiều cuộc đối thoại thú vị và hé mở nhiều điều.

Tôi vẫn có thể có những cuộc thảo luận chính trị hữu ích với vài ông bạn cũ, dù quan điểm của họ có khác tôi. Họ ủng hộ Bernie Sanders, và những "căn bệnh" của nước Mỹ mà Trump và Sanders "chẩn đoán" có nhiều điểm tương đồng, nhưng cái cách mà hai người "kê đơn thuốc" thì khác hẳn.
Thế nhưng những cuộc đối thoại vượt ra ngoài ranh giới ý thức hệ như vậy thật hiếm thấy trong mùa tranh cử năm nay. 

Hai người bạn của tôi, khi thấy cái tên Bonevac trong danh sách ủng hộ Trump, đã so sánh tôi với Martin Heidegger (một nhà triết học người Đức được cho là có quan điểm ủng hộ phát xít - PV), không phải vì sách tôi viết có tầm ảnh hưởng ngang hàng với sách của Heidegger, mà ý họ đang đánh đồng các phát ngôn đôi khi có phần thô kệch của Trump với tội ác diệt chủng. 
Thật khó hiểu.

Nhiều đồng nghiệp của tôi trong giới nghiên cứu vẫn không tưởng tượng nổi tại sao một người tư duy bình thường có thể ủng hộ Trump. Đa phần những người nói chuyện chính trị với tôi là những người đồng tình với tôi hoặc đang phân vân. Còn những ai phản đối Trump thì thậm chí chẳng còn muốn tranh luận với tôi nữa.

Tôi cũng hiếm khi được nói chuyện chính trị với các sinh viên, vì tôi cố hết sức để tránh không đem chuyện chính trị lên giảng đường. Một sinh viên từng nói với tôi: "Thầy theo phe bảo thủ đúng không ạ?". Tôi đáp lại rằng tôi khá thất vọng vì cậu ta có thể phát hiện ra điều đó, bởi tôi luôn cố gắng thể hiện quan điểm công bằng với cả hai phe, đồng thời giấu lập trường riêng của mình.

Cậu ta đáp lại: "Em biết. Đấy cũng là lý do tại sao em phát hiện ra thầy theo phe bảo thủ". 

Thỉnh thoảng, có một vài học sinh tư tưởng bảo thủ tìm đến tôi, họ cảm thấy nhẹ nhõm vì tìm được một người trong đội ngũ giảng viên mà họ có thể trao đổi một cách thẳng thắn. Nhưng đa phần sinh viên có vẻ không chú ý mấy đến chính trị, còn những sinh viên có quan tâm thì thường không nói chuyện chính trị với giảng viên. 

Cũng có một vài ngoại lệ. Gần đây, một sinh viên theo chủ nghĩa tự do đã phản bác lại cách lý giải của tôi về việc tại sao các khu vực địa lý khác nhau thường chọn bầu cố định theo đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa trong các kì bầu cử Tổng thống. 

Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hữu ích và qua đó hoàn thiện hơn cách hiểu của cả tôi lẫn bạn sinh viên nói trên về sự phân biệt giữa tiểu bang xanh và tiểu bang đỏ (tiểu bang xanh – bang ủng hộ đảng Dân chủ, tiểu bang bang đỏ - bang ủng hộ đang Cộng hòa - PV).

Vậy với những phản hồi tiêu cực của đồng nghiệp và bạn bè như vậy, tại sao tôi vẫn ủng hộ Trump?

Hãy tự hỏi mình xem: Bây giờ so với một thập kỷ trước bạn có thấy cuộc sống mình được cải thiện? Nước Mỹ có được cải thiện? Thế giới có an toàn hơn không? Đất nước này có đang đi đúng hướng? Tôi, cũng như gần 2/3 người dân Mỹ, trả lời là không.

Chúng ta đang ở năm thứ 7 của cuộc phục hồi kinh tế chậm chạp nhất kể từ năm 1949. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Mỹ gốc Phi đang ở mức hơn 20%. Nợ công đã tăng gần gấp đôi: mỗi đứa trẻ được sinh ra tại Mỹ hôm nay sẽ phải gánh vác khoản nợ hơn 60.000 USD.


Chúng ta đã không còn được Standard & Poor's đánh giá tín dụng ở mức AAA. Các thành phố và tiểu bang đều đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nợ và phụ cấp. 

Trong khi đó, lợi nhuận doanh nghiệp và chỉ số đơn đặt hàng lâu bền (durable goods orders) đều giảm, năng suất trì trệ, và tăng trưởng 2% giờ đã trở thành mức "bình thường mới". Bất bình đẳng kinh tế ngày càng tăng; thu nhập giảm; giá cả tăng. 

Obamacare, "thành tựu" mang thương hiệu của Tổng thống, đang giãy chết. Căng thẳng sắc tộc đang dẫn đến bạo động. Tội phạm vũ lực đã tăng mạnh trong 18 tháng qua. Tuổi thọ trung bình của một bộ phận lớn dân số đang giảm. 

Chính phủ đang khai chiến với nhiên liệu hóa thạch, đặt mạng lưới điện quốc gia vào tình thế nguy hiểm, và cứ thế đổ ngân sách vào những chương trình năng lượng xanh vô thưởng vô phạt do các nhà tài trợ giật dây. 
Sở Thuế vụ (IRS), Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp luôn tìm cách bảo vệ đồng minh chính trị, trừng phạt đối thủ chính trị, và không tuân thủ lệnh của tòa án. 

Tiểu mục IX (một tiểu mục trong bộ luật giáo dục sửa đổi của Mỹ năm 1972, trong đó nhấn mạnh quyền bình đẳng giữa sinh viên nam và sinh viên nữ - PV) đang bị lợi dụng để xóa bỏ quyền được bảo vệ theo luật pháp và ngăn cản quyền được lên tiếng. 

Trong 10 tháng qua, chúng ta đã phải chứng kiến các vụ khủng bố tại San Bernadino, Orlando, St. Cloud, Burlington, khiến 68 người thiệt mạng.
Bài học từ châu Âu cho thấy nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện những chính sách như hiện nay, chúng ta sẽ còn phải hứng chịu nhiều hơn nữa.

Trung Đông đang hỗn loạn. Chúng ta vô cớ lật đổ một chính phủ Libya đang bình ổn, mở đường cho khủng bố hoành hành, khiến đại sứ của chúng ta bị giết hại. Chúng ta đã vứt bỏ thắng lợi ở Iraq và Afghanistan. Còn Syria giờ là một thảm họa nhân đạo. 

Chúng ta đã phá hỏng Cách mạng Xanh tại Iran và tạm dừng cấm vận, nâng đỡ và rồi cung cấp hàng đống tiền mặt cho đất nước tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới đồng thời cũng có tham vọng hạt nhân — tất cả chỉ để đạt được một thỏa thuận bất lợi cho Mỹ đến mức còn không đưa qua Thượng viện thông qua. Giờ đã có thông tin cho rằng Iran lại đang vi phạm thỏa thuận.  
Vấn đề không nằm ở việc thực hiện chính sách, mà ở sự thiếu chiều sâu trong thế giới quan theo trường phái tiến bộ của bà ta. 

Đó là một thế giới quan mà tôi đã được chứng kiến tận mắt trong khuôn viên đại học, một thế giới quan thu hút giới tri thức qua những hứa hẹn về sự hợp lý trong mọi lĩnh vực và hấp dẫn họ bằng viễn cảnh nắm trong tay quyền lực. 

Tuy nhiên, như Dostoevsky đã cảnh báo, thì trên thực tế, thế giới quan này chỉ ấp ủ tâm lý coi mình là nhất của tầng lớp thượng lưu, và khuyến khích việc coi thường người khác.

Những người mang tư tưởng tiến bộ tìm cách chống lại sức mạnh kinh tế của các tập đoàn bằng cách tập trung quyền lực chính trị thông qua các cơ quan của nhánh hành pháp. Họ tìm cách chống lại việc tập trung quyền lực bằng cách... tăng cường tập trung quyền lực. 

Nhưng điều này dẫn đến chủ nghĩa tinh hoa và sự lạm quyền điều tiết. Khi các tập đoàn, những tổ chức phi chính phủ giàu nguồn lực, hay những nhà tài trợ có quan hệ rộng bắt tay với các cơ quan chính phủ, phần còn lại của xã hội là chúng ta sẽ thua thiệt. Chính phủ liên bang chính là trùm độc tài tối cao. 

Hệ thống hành chính nhà nước đa phần rất ít phải chịu trách nhiệm; chúng ta không thể bỏ phiếu loại bỏ một cơ quan điều hành chính phủ. Dưới thời Obama, hệ thống các quy định liên bang đã và đang trói buộc hoàn toàn nhiều ngành công nghiệp và bóp nát tính sáng tạo của một số ngành khác. 
Clinton cam kết sẽ tiếp tục những xu hướng này. Bà cam kết những thẩm phán Tòa án tối cao do mình bổ nhiệm sẽ xóa bỏ những "lá chắn bảo vệ" thuộc 10 quyền lợi cơ bản của người Mỹ nhằm chống chính phủ lạm quyền. 

Bà tỏ rõ sự khinh rẻ đối với những con người bình thường, đối với quyền lợi và những mối quan tâm của họ, bà coi bất cứ ai trái quan điểm với mình như kẻ thù. 

Chỉ có Trump cam kết rằng ông sẽ kiểm soát quyền của nhánh hành pháp và đưa chúng ta trở về nhà nước pháp quyền. 

Ông cam kết sẽ đặt dấu chấm hết cho những quy định mới để ngăn chặn "cái mỏ neo cứ kéo chúng ta lại". Gánh nặng từ việc thắt chặt các quy định kể từ năm 1980 đã khiến chúng ta phải trả một cái giá có thể lên tới 1/4 tổng sản phẩm quốc nội. 


Chủ nghĩa tiến bộ hy sinh tương lai vì hiện tại, và hy sinh hiện tại để phục vụ lợi ích nhóm và thu lời cá nhân. Đó là lý do vì sao tại các nước áp dụng chính sách tiến bộ hiện nay, kinh tế trì trệ và tỉ lệ sinh giảm mạnh. 

Nền kinh tế của chúng ta chỉ vận hành tốt khi nó cho phép thị trường tận dụng nguồn vốn huy động được vào đầu tư, qua đó tăng cường năng suất và tính sáng tạo, mở đường cho các tiến bộ công nghệ, các mặt hàng có giá cả phải chăng, nâng cao thu nhập, và tạo thêm nhiều cơ hội.

Chính sách cắt giảm thuế của Trump sẽ tăng cường đầu tư, gia tăng năng suất, cải thiện thu nhập, thúc đẩy sáng tạo, và tạo thêm nhiều cơ hội cho toàn thể người Mỹ.

Điều cuối cùng, chủ nghĩa tiến bộ còn dựa trên một quan điểm bất hợp lý về quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa này coi nhẹ nhà nước - quốc gia cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ. Chính sách của Obama-Clinton đẩy chúng ta xa khỏi các đồng minh truyền thống và thiết lập quan hệ với những kẻ thù truyền kiếp. Bảo vệ người Mỹ và giữ bí mật quốc gia có vẻ như chỉ là trọng tâm thứ yếu.
Trump sẽ mang đến một liều thuốc rất cần thiết mang tên chủ nghĩa hiện thực cho chính sách đối ngoại của Mỹ, khôi phục mối quan hệ đang sứt mẻ với Anh và Israel, củng cố an ninh biên giới và bảo vệ lợi ích của Mỹ trong các hiệp ước quốc tế.

Trump đã có những bài phát biểu nghiêm túc, trong đó nêu rõ định hướng tương lai của ông đối với nền kinh tế, chính sách đối ngoại, vấn đề tội phạm, vấn đề nhập cư, và các vấn đề cốt lõi khác mà nước Mỹ đang phải đối mặt. 

Ông đã lý giải tại sao chính sách của mình sẽ củng cố vị thế nước Mỹ, hồi sinh nền kinh tế, và khôi phục trật tự xã hội, nhất là ở các khu nội thành. 
Trong khi đó, Clinton luôn tìm mọi cách để đánh lạc hướng chúng ta khỏi các vấn đề cốt lõi. Cũng phải thừa nhận rằng Trump đã tạo cho bà quá nhiều cơ hội để làm điều đó. Nhưng tương lai của đất nước là một cái gì đó quá quan trọng để quyết định dựa trên việc ai nói năng bỗ bã hơn ai. 

Các chính sách của Clinton sẽ chỉ khiến nền kinh tế càng suy yếu, khiến xã hội càng bất ổn, khiến vị thế nước Mỹ càng tụt dốc. Tôi muốn một vị Tổng thống đứng về phía chúng ta. Tôi sẽ bỏ phiếu cho người có thể thay đổi con đường nước Mỹ đang đi, và một lần nữa đưa chúng ta trở về với nhiệm vụ chính. Đó là làm sao cho nước Mỹ trở nên thật vĩ đại.

Daniel Bonevac (Washington Post)





Nhiều người Việt lớn tuổi ủng hộ ông Trump, tại sao vậy?

(VienDongDaily.Com - 15/10/2016)

Những người Mỹ gốc Việt, trong số đó nhiều người đã đến Hoa Kỳ với tư cách là người tị nạn sau cuộc chiến tranh Việt Nam, đã nổi bật theo một cách thức khác: Họ nằm trong số những người có ít khuynh hướng ủng hộ việc Hoa Kỳ chấp nhận những người tị nạn Syria.

Những người ủng hộ ông Donald Trump đang nghe ông nói tại trường trung học Ambridge, Pennsylvania trong tuần qua. (Jeff Swensen/ Getty Images)
Giữa tuần này, trang mạng của đài phát thanh công cộng NPR đã đăng một bài viết của cô Kat Chow với tựa đề “Người Mỹ Gốc Á Tiếp Tục Rời Bỏ Đảng Cộng Hòa, Nhưng Câu Chuyện Cũng Khá Phức Tạp” (Asian-Americans Continue To Drift Away From The GOP, But It's A Complicated Story). Dưới đây là phần trích đoạn có liên quan đến người Mỹ gốc Việt.
Cựu Thống Đốc Jeb Bush của tiểu bang Florida từng mô tả những người Mỹ gốc Á Châu là “chim hoàng yến” trong mỏ than của Đảng Cộng Hòa. Ông nói rằng nếu phe Cộng Hòa không cố gắng nhiều hơn nữa để ve vãn nhóm chủng tộc đang tăng nhanh nhất tại Hoa Kỳ này, thì đảng sẽ phải trả một giá đắt trong các cuộc bầu cử.

Giờ đây, một bản phúc trình mới từ cuộc Khảo Sát Quốc Gia Về Người Mỹ Gốc Á Châu (NAAS) tìm thấy rằng không những nhiều người Mỹ gốc Á Châu tiếp tục một cách đều đặn rời khỏi Đảng Cộng Hòa, mà đảng này còn có thể mất đi một trong những nhóm sắc dân đáng tin cậy nhất của họ.

Trong số những cử tri người Mỹ gốc Á Châu được ghi danh, cuộc khảo sát cho thấy rằng ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton đã có một tỷ số dẫn đầu là 4 so với 1 trên ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump.

Ông Alton Wang, một phụ tá truyền thông thuộc nhóm phi đảng phái APIAVote, nói rằng nhiều người Mỹ gốc Á Châu đang càng ngày càng mất đi cảm tình với Cộng Hòa bởi lối ngôn từ chống di dân và chống người Hồi của ông Trump. Cứ 5 người trả lời thì có hơn 1 người còn lưỡng lự. Đây là điều đặc biệt quan trọng, bởi vì các tiểu bang trung lập không thiên về đảng nào, trong đó có Nevada, Virginia và North Carolina, có dân số khá đông người Mỹ gốc Á Châu với những cử tri còn lưỡng lự.

Trong các cộng đồng người Mỹ gốc Á thì có một nhóm nổi bật. Những người Mỹ gốc Việt từng được coi là một khối cử tri đáng tin cậy của đảng Cộng Hòa. Nhưng kể từ năm 2008, có thêm nhiều cử tri tự nhận thuộc một khuynh hướng chính trị nào đó khác hơn là thuộc Đảng Cộng Hòa.

Sau đây là những điều mà cuộc khảo sát đã tìm thấy, “Trong quá khứ, những người Mỹ gốc Việt là nhóm Á Châu duy nhất ở Mỹ hầu chắc tự xác định là Cộng Hòa hơn là Dân Chủ. Trong năm 2008, 42% trong số những cử tri người Mỹ gốc Việt được ghi danh tự xác định là Cộng Hòa, so với 23% trong năm 2016. Trong nhóm này, những người tự xác định là phi đảng phái đang tăng lên. Trong năm 2008, 40% trong tổng số cử tri gốc Việt được ghi danh tự xác định là độc lập, hoặc nói rằng họ không suy nghĩ dựa theo đảng phái chính trị. Con số này tăng lên 47% trong năm 2016.

Những người Mỹ gốc Việt, trong số đó nhiều người đã đến Hoa Kỳ với tư cách là người tị nạn sau cuộc chiến tranh Việt Nam, đã nổi bật theo một cách thức khác: Họ nằm trong số những người có ít khuynh hướng ủng hộ việc Hoa Kỳ chấp nhận những người tị nạn Syria.

Ông Trump đã biến việc phản đối chuyện những người Syria được tái định cư tại Hoa Kỳ thành một phần quan trọng trong cuộc vận động tranh cử của ông.

Bà Linda Võ, một giáo sư tại trường hại học University California, Irvine, đã cố gắng tìm ý nghĩa cho sự không nhất quán này. Bà nói với NPR, “Đó là điều trớ trêu và mâu thuẫn với lịch sử của họ, với tư cách là những người tị nạn. Tôi có hỏi những người này, 'Tại sao bạn sẽ ủng hộ một ứng cử viên (Trump) chống dân tị nạn, chống di dân, khi chính bạn đến đây với tư cách là một người tị nạn?”

Janelle Wong, một nhà nghiên cứu của NAAS, người cũng đứng đầu khoa nghiên cứu về người Mỹ gốc Á Châu tại viện đại học University of Maryland, cho biết rằng trong số những người Mỹ gốc Việt trả lời các câu hỏi, những người nào trẻ hơn, sinh ra ở Mỹ, và có một văn bằng đại học, đều có xác suất cao hơn nói rằng họ hoan nghênh những người Syria tị nạn.

Trong số tất cả các nhóm được khảo sát, người Mỹ gốc Việt là nhóm bị chia rẽ nhiều nhất: 34 phần trăm nói rằng họ phản đối việc chấp nhận những người tị nạn; 27 phần trăm từ chối trả lời câu hỏi, hoặc nói rằng họ không biết; và 38 phần trăm nói rằng họ ủng hộ việc tiếp nhận những người tị nạn. Điều này trái ngược hoàn toàn với những người Mỹ gốc Hmong trả lời câu hỏi. Trong số đó có 74 phần trăm ủng hộ việc chấp nhận những người tị nạn.

Theo Linda Võ cho biết, trong số những người Mỹ gốc Việt không hoan nghênh những người tị nạn, mà cô đã nói chuyện với, có nhiều người có xu hướng đồng ý với quan điểm cho rằng những người tị nạn Syria là nguy hiểm, và những người Mỹ gốc Việt này nghĩ rằng họ “khác” với người tị nạn từ Syria. Tức là họ tự coi mình là những người tị nạn “tốt.”

Linda Võ nói rằng những người tị nạn sau chiến tranh từ Việt Nam đều coi Đảng Cộng hòa là chống cộng sản nhiều hơn, và đối những di dân phần lớn là Công Giáo, thì Đảng Cộng Hòa là bảo thủ hơn về mặt xã hội, với những giá trị phù hợp với các giá trị của họ. Theo Linda Võ cho biết, những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, thường có xu hướng bỏ phiếu cho các ứng cử viên Dân Chủ, như họ bầu cho ông Barack Obama trong năm 2012.

Nguồn: