Việt, Nhật, Anh hội thảo về pháp quyền ở Biển Đông. Nhật cung cấp thêm tàu tuần tra biển cho VN
Bản
đồ quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông
Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về
pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông.
Hội thảo phân tích tác động của phán quyết của tòa
trọng tài quốc tế hồi tháng 7 về vụ án Phi Luật Tân kiện Trung cộng về tuyên bố
chủ quyền ở Biển Đông, chia sẻ cách thức các nước châu Á áp dụng luật quốc tế
trước đây, và tìm hiểu những hình thức hợp tác để tôn trọng và thúc đẩy pháp
quyền.
Tham gia hội thảo có nhiều quan chức ngoại giao, học
giả, chuyên gia của 3 nước. Cuộc thảo luận của họ cho thấy sự hiểu biết chung về
tầm quan trọng của pháp quyền đối với việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở các
vùng biển châu Á, kể cả ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Riêng Nhật Bản muốn đẩy mạnh việc chia sẻ công nghệ
và cung cấp thêm tàu tuần tra biển cho Việt Nam, tăng cường các cuộc tập trận
chung ở Biển Đông. Thông tin này được người phát ngôn Bộ ngoại giao Nhật Bản,
ông Yasushisa Kawamura nói với báo chí Việt Nam tại Hà Nội sau khi bế mạc cuộc
hội thảo bàn về những vùng biển mở và tự do ở Châu Á, hợp tác quốc tế và thượng
tôn pháp luật.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Yasuhisa Kawamura
cho báo chí biết thủ tướng nước ông “đã
nhận được đề nghị cung cấp tàu tuần duyên mới cho Việt Nam” và Nhật “đang chuẩn bị cung cấp những tàu mới này”.
Trước đó, Nhật đã cung cấp 6 tàu tuần tra đã sử dụng cho Việt Nam.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia về Biển Đông, nói
với VOA rằng việc Nhật gia tăng can dự với Việt Nam và ở Đông Nam Á là điều dễ
hiểu:
“Nhật Bản cũng
gặp một nỗi lo là tham vọng của Trung cộng trên biển, cụ thể là trên biển Hoa
Đông. Biển Đông và Biển Hoa Đông có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, bởi vì
cùng bắt đầu từ một tay chơi là Trung cộng. Chính vì vậy, việc Nhật thúc đẩy
các quan hệ, đặc biệt là tăng cường sức mạnh, đối thoại, và giúp đỡ các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á, ở Biển Đông thì đó là điều nằm trong chiến lược của
Nhật Bản. ”.
Chuyên gia này nhận định rằng chính sách của Tổng thống
đắc cử Mỹ Donald Trump muốn giới hạn hoạt động của Mỹ ở nước ngoài có thể đưa đến
hệ quả là Nhật càng thúc đẩy vai trò của họ ở châu Á nói chung, và Biển Đông
nói riêng:
“Trong bối cảnh
đó, vấn đề của Nhật thì họ không chỉ muốn là tăng hợp tác về dân sự, mà họ muốn
các quốc gia khu vực ở Biển Đông phải có tiềm lực mạnh hơn, cùng với Nhật Bản
thì sẽ có thể là nó cũng ngăn trở phần nào cái ảnh hưởng từ phía Trung cộng, đặc
biệt cái tham vọng của Trung cộng trên biển”.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật nói nước này và Anh
chia sẻ những giá trị chung kể cả vấn đề pháp quyền và hai nước cũng có trách
nhiệm đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Việt Nam và Úc ‘hợp tác quốc phòng, an ninh’
Ngoại
trưởng Úc Julie Bishop bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại
Hà Nội, 18/2/2014.
Trong chuyến công du Úc Đại Lợi từ ngày 29/11 tới
ngày 1/12, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã
cùng với Ngoại trưởng Úc Đại Lợi Julie Bishop ký thỏa thuận hợp tác về quốc
phòng, an ninh, kinh tế và phát triển.
Bà Bishop thảo luận với ông Minh tại Canberra về các
vấn đề cùng quan tâm nhằm thúc đẩy thịnh vượng và an ninh khu vực, theo AP.
Hãng tin của Mỹ dẫn lời bà Bishop nói với ông Minh rằng
“mối quan hệ giữa Úc Đại Lợi và Việt Nam
hiện vững mạnh, và tài liệu này thể hiện mong muốn chung nhằm thúc đẩy mối quan
hệ vững mạnh trên nhiều lĩnh vực cùng quan tâm”.
Thông cáo dẫn lời bà Bishop nói rằng “Úc Đại Lợi khẳng định quan điểm nhất quán về
vấn đề Biển Đông; đề cao việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự
do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và thương mại không bị cản trở; giải quyết
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp
lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật biển năm
1982 (UNCLOS), không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện năm
2009 rồi sau đó ký văn kiện Đối tác toàn diện tăng cường năm 2015.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Úc Đại Lợi hiện là bạn
hàng thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam và là nước có số sinh viên, lưu học sinh
Việt Nam theo học lớn nhất.
Đài Loan bác phản đối của Việt Nam về cuộc diễn tập ở Ba Bình
Ảnh
đảo Ba Bình chụp từ Trạm không gian Quốc tế. Ba Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc
quần đảo Trường Sa, nằm cách Cao Hùng phía Nam Đài Loan chừng 1600 cây số về hướng
Tây Nam.
Giới hữu trách Đài Loan ngày 30/11 tái khẳng định chủ
quyền ở Biển Đông trong đó có đảo Ba Bình, sau khi Hà Nội cáo buộc cuộc diễn tập
cứu nạn của Đài Loan ở Trường Sa ‘xâm phạm lãnh thổ’ Việt Nam.
Cuộc thao dượt cứu hộ tại khu vực Ba Bình thuộc quần
đảo Trường Sa với sự tham gia của 3 máy bay, 8 tàu hải quân, và 336 nhân sự nằm
trong khuôn khổ chính sách của Tổng thống Thái Anh Văn muốn biến đảo Ba Bình
thành một căn cứ hỗ trợ nhân đạo và hậu cần. Đây là cuộc diễn tập nhân đạo đầu
tiên của Đài Loan tại Biển Đông kể từ khi bà Thái lên nhậm chức.
Tổng giám đốc Cơ quan Tuần duyên Đài Loan Lee
Chung-wei nói “Chủ quyền các đảo ở Biển
Đông thuộc về Đài Loan là một sự thật không thể phủ nhận. Chính phủ Đài Loan sẽ
không thay đổi lập trường, bất chấp sự phản đối của chính phủ Việt Nam.”
Phản hồi được đưa ra sau khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại
giao Việt Nam, Lê Hải Bình, hôm 29/11, tố cáo cuộc diễn tập Nam Viện 1 “là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh,
an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông” và
rằng Việt Nam “kiên quyết phản đối và yêu
cầu phía Đài Loan không để tái diễn các hành động tương tự”.
Tổng giám đốc lực lượng tuần duyên Đài Loan khẳng định
cuộc diễn tập vừa qua được hoạch định độc lập, không có sự can dự của Trung cộng.
Trung cộng, vốn rất nhanh nhạy trong việc phản đối
hành động nhằm xác định chủ quyền của các bên tranh chấp Biển Đông với Bắc
Kinh, lần này lại có phản ứng hòa hoãn khác thường.
Theo hãng tin Anh Reuters, sau khi tái khẳng định chủ
quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, phát ngôn viên Trung cộng Cảnh sảng cho rằng
: « Người Trung cộng ở hai bên eo biển Đài Loan có nghĩa vụ là phải cùng nhau bảo
vệ tài sản đó – tức là Biển Đông - của tổ tiên mình »
Theo các nhà quan sát thì hành động của Đài Bắc lần
này phù hợp với lợi ích về lâu về dài của Bắc Kinh. Giới chuyên gia cho rằng Bắc
Kinh cũng muốn để cho Đài Bắc đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền tại Ba Bình, hòn đảo
lớn nhất ở Trường Sa, vì Trung cộng coi Đài Loan là một tỉnh ly khai. Đó cũng
là lý do vì sao tàu Trung cộng đã đụng độ với tàu Malaysia, Phi Luật Tân, và Việt
Nam trong khu vực nhưng lại không cản trở các tàu bè Đài Loan.
Đài Loan muốn
biến Ba Bình thành trung tâm cứu hộ nhân
đạo
Đảo Ba Bình chụp từ trên
không ngày 29/11/2016.REUTERS/Fabian Hamacher
Với cuộc thao dượt
quân sự lớn nhất từ trước đến nay của lực lượng tuần duyên và hải quân tại đảo
Ba Bình, bắt đầu từ ngày 28/11/2016, Đài Loan củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của
họ trên Biển Đông, đặc biệt với việc biến Ba Bình thành một « trung tâm cứu hộ
nhân đạo » trong khu vực.
Cho tới nay,
chính quyền Đài Bắc vẫn sử dụng các tài liệu lịch sử của Trung cộng để tự tuyên
bố chủ quyền của họ trên toàn bộ quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và đặc biệt
trên đảo Ba Bình mà họ đang chiếm giữ hoàn toàn.
Ba Bình, mà Đài Loan
gọi là Thái Bình, là một đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa và
là đảo có diện tích lớn nhất Trường Sa. Nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km
và có diện tích gần 0,5 km2, đây vẫn là đảo tranh chấp giữa Đài Loan với Trung
cộng, Việt Nam và Phi Luật Tân.
Đảo Ba Bình cũng như các đảo khác của quần đảo Trường
Sa đã được chính quyền thuộc địa Pháp sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa từ đầu
thập niên 1930. Nhưng trong thời gian Đệ nhị thế chiến, quân đội Nhật hoàng đã
chiếm đảo này làm căn cứ tàu ngầm. Nhưng Nhật Bản sau đó đã ký Hiệp ước San
Francisco chấp nhận từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa (và Hoàng Sa)
vào năm 1951.
Vào cuối năm 1946, sau Đệ nhị thế chiến, lợi dụng
danh nghĩa giải giáp quân Nhật, Trung Hoa Dân Quốc đã cho tàu chiến Thái Bình
đem quân đổ bộ lên đảo Ba Bình. Sau đó, do bị thua trong cuộc nội chiến nên
Trung Hoa Dân Quốc phải tháo chạy ra đảo Đài Loan đồng thời rút quân khỏi đảo
Ba Bình vào năm 1950. Quân đội Đài Loan thực sự tái chiếm đảo Ba Bình vào lúc
nào thì vẫn chưa rõ ràng, bởi có rất nhiều thông tin khác nhau về thời điểm Đài
Loan điều tàu đến đảo Ba Bình vào năm 1956 và có nguồn tài liệu cho rằng từ năm
1971 thì Đài Loan mới thực sự đồn trú lâu dài trên đảo. Ngày nay, trên đảo Ba
Bình có nhiều công sự phòng thủ kiên cố và một đường băng cho phép máy bay vận
tải C-130 Hercules lên xuống.
Đài Bắc đã đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động xác quyết chủ quyền của họ kể từ sau phán quyết cho rằng Ba Bình chỉ là một cụm đá nổi mà Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra vào tháng 7 trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung cộng về Biển Đông.
Đài Bắc đã đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động xác quyết chủ quyền của họ kể từ sau phán quyết cho rằng Ba Bình chỉ là một cụm đá nổi mà Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra vào tháng 7 trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung cộng về Biển Đông.
Tin
tổng hợp VOA, RFA, RFI, Reuters,
Taipei Times