Nhóm phụ nữ Việt vượt biển lần thứ hai bị chết máy ở Nam Dương
Chiếc thuyền của ba phụ nữ Việt Nam dự tính vượt biển
tới Úc lần thứ nhì, đã bị chết máy, cả đoàn 18 người đã bị bắt giữ ở Nam Dương.
Luật sư Võ An Đôn từ tỉnh Phú Yên cho biết chiếc ghe chở nhóm người vượt biên lần thứ hai bắt giữ tại đảo Java lúc 6 giờ chiều thứ Sáu giờ địa phương.
Luật sư Võ An Đôn từ tỉnh Phú Yên cho biết chiếc ghe chở nhóm người vượt biên lần thứ hai bắt giữ tại đảo Java lúc 6 giờ chiều thứ Sáu giờ địa phương.
Chiếc thuyền chở 18 người vượt biển hướng
về nước Úc. (Võ An Đôn)
Luật sư Đôn cho biết trên Facebook: “Chị Trần Thị Lụa cho biết ghe chở người vượt biên đi lạc vào đảo Java và đụng phải đá ngầm làm chết máy, toàn bộ 18 người trên tàu đã bị cảnh sát Nam Dương đưa vào trại tị nạn trên đảo Java.
Luật sư Đôn cho biết trên Facebook: “Chị Trần Thị Lụa cho biết ghe chở người vượt biên đi lạc vào đảo Java và đụng phải đá ngầm làm chết máy, toàn bộ 18 người trên tàu đã bị cảnh sát Nam Dương đưa vào trại tị nạn trên đảo Java.
“Sau khi thông tin những người vượt biên bị bắt giữ, nhiều luật sư ở Úc đã liên hệ với các tổ chức nhân quyền can thiệp, để những người này được tị nạn tại một nước thứ ba.
“Nếu chị Trần Thị Loan và Trần Thị Lụa bị phía Nam Dương trả về Việt Nam, thì họ sẽ đối mặt với bản án từ 7 đến 10 năm tù giam.”
Trong khi đó, qua làn sóng điện thoại từ Nam Dương, bà Trần Thị Lụa đã cho đài VOA tại Hoa Thịnh Đốn biết rằng thuyền vượt biển đã chết máy gần 10 giờ đồng giờ trước khi bị cảnh sát Nam Dương câu lưu vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017.
“Em đang ở tại Nam Dương. Họ đưa vào trong bờ rồi. Có 18 người, gồm 6 người lớn và 12 đứa con nít dưới 18 tuổi,” bà Lụa nói với VOA.
Theo chị Lụa, khi chính quyền Nam Dương bắt giữ đoàn của chị, họ cho biết sẽ gửi trả cả đoàn về Việt Nam. Nhưng sau khi chị trình bày rằng chị đã chạy để tránh khỏi án tù ở Việt Nam do lần vượt biên trước thì chính quyền Nam Dương cho biết họ sẽ xem xét trường hợp của chị.
Chị Lụa nói với VOA, “Họ nói là họ đưa chúng em về Việt Nam, nhưng chúng em đưa hình và đưa giấy tờ, và hình bị đưa ra tòa ra. Em nói nếu bị đưa về Việt Nam thì tụi em bị ở tù. Án tù ở Việt Nam quá ác độc. Em đã ở ba tháng rồi. Em sợ quá, em bỏ nước ra đi. Họ nói họ không cho về Việt Nam nữa.”
Chị Lụa yêu cầu các tổ chức quốc tế giúp đỡ để tất cả những người vượt biên trong đoàn được sang Úc hoặc đưa đến một nước thứ ba, “Có một tổ chức nhân quyền của Úc hứa giúp đỡ. Họ nói sẽ lên truyền thông báo chí quốc tế kêu gọi để tụi em đến nước thứ ba, chứ đừng trả tụi em về Việt Nam. Tụi em mà về Việt Nam thì ở tù chết luôn.”
Chị Lụa cho biết thuyền của chị chết máy và bị va vào đá. Sau đó được người dân và cảnh sát ra cứu và đưa vào bờ.
Chị Trần Thị Lụa là một trong ba người phụ nữ từ Bình Thuận tìm đường vượt biên sang Úc lần thứ nhì vào ngày 31 tháng 1. Hai phụ nữ còn lại là Trần Thị Thanh Loan và Trần Thị Phúc.
Ba phụ nữ này trước đây đã vượt biên sáng Úc và bị trục xuất về Việt Nam vào năm 2015. Họ bị tuyên án trước tòa năm 2016.
Tại tỉnh Phú Yên, luật sư Võ An Đôn Ba từng cho biết trên Facebook:
“Cả ba gia đình trước đây đã một lần vượt biên qua Úc, bị trả về Việt Nam 7/2015. Tòa án tỉnh Bình Thuận phạt [họ] tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Cụ thể: chị Loan 36 tháng tù giam, anh Hồ Trung Lợi (chồng chị Loan) 24 tháng tù giam, chị Lụa 30 tháng tù giam. Riêng anh Lợi đang chấp hành hình phạt tù được 20 tháng, chị Loan và chị Lụa được hoãn chấp hành hình phạt tù 1 năm, đến tháng 7/2017 thì đi tù.”
Chồng chị Lụa là anh Nguyễn Minh Quyết. Họ và vợ chồng Huỳnh Thị Kiều, Nguyễn Đình Quý đã ra tòa kháng án vào đầu tháng Chín năm ngoái tại thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, và cả nhóm bị tuyên phạt tổng cộng gần 9 năm tù vì tội mà cộng sản nói là tổ chức vượt biên qua Úc.
Vợ chồng chị Trần Thị Lụa có ba con nhỏ từ 5 đến 15 tuổi. Trong khi đó anh Quyết, chồng chị Lụa, đã bị nhà chức trách Nam Dương bắt giữ vào năm ngoái nay sau một chuyến đánh cá ở Biển Đông.
Chị Lụa từng nói với đài VOA vào năm 2016, “Làm ăn ở Việt Nam, làm hoài vẫn khổ. Đi đánh cá qua Nam Dương, Mã Lai thì bị bắt, làm ở Việt Nam thì cá mắm không có. Khổ quá đi. Chồng em đi bao nhiêu lần bị bắt hết. Hiện chồng em đang bị bắt bên Nam Dương. Giờ em đi làm mà không đủ nuôi con, 3 đứa nhỏ, đứa lớn nhất 12 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi. Tụi em chỉ muốn đi qua đó kiếm một nơi mới để làm ăn. Ai ngờ chính phủ Úc trả về.
“Úc nói họ và Việt Nam bắt tay nhau rồi, sẽ khoan hồng, không bắt bớ mấy anh chị, để anh chị về nhà làm ăn sinh sống. Họ đưa em về bằng máy bay, không phải bằng tàu. Cảnh sát xuất nhập cảnh của Việt Nam lên máy bay, trước sự chứng kiến của đại diện Di Trú Úc, đại diện sứ quán Việt Nam, đọc rằng Chúng tôi đến đây để đón các anh chị về nhà, không bắt bớ, không tù đày, cho con em đến trường.
“Nhưng họ chở em về trại giam La Gi điều tra, rồi chở em cùng anh Quý, anh Quyết ra Phan Thiết giữ 26 ngày, không cho gặp gia đình. Sau đó, họ đọc lệnh bắt, nhốt luôn tại Phan Thiết tổng cộng 2 tháng 18 ngày trước khi cho tại ngoại, ra tòa.
“Họ rêu rao em khắp nơi, mình không thể ra xã hội làm ăn được gì nữa hết. Em hiện ở nhờ nhà người em. Mỗi ngày 1 giờ sáng em đi lượm cá, lượm ghẹ dưới biển tới 4 giờ sáng về bán. Ai mướn lau dọn nhà cửa em cũng làm. Bao nhiêu tài sản dồn vô chiếc tàu cá, giờ Nam Dương bắt rồi, em cũng làm đơn kêu cứu nhưng Việt Nam không làm gì được hết. Em chạy ra nhờ cảnh sát biển, biên phòng cứu chồng em, nói hết lời mà họ không cứu.”
Trước khi bị bắt, anh Nguyễn Minh Quyết là một tài công khỏe mạnh trong độ tuổi cường tráng, nhưng kể từ khi bị tạm giam chờ ngày xét xử, anh bỗng trở thành người tàn phế, bị bại liệt cả hai chân. Anh có hai con nhỏ và vợ anh hiện phải làm thuê-làm mướn đủ nghề để chạy ăn hằng bữa cho gia đình.
VOA Tiếng Việt