Đồng
tiền Việt Nam bị áp lực sụt giá vì chính sách di trú của TT Trump. (Hình: HOANG
DINH NAM/AFP/GettyImages)
Đồng bạc của Việt Nam đã bị mất giá 2.2%
kể từ Tháng Mười Một năm 2016 đến nay và hiện còn đang bị áp
lực mất giá thêm nữa vì chính sách di trú mới của chính phủ Hoa Kỳ.
Theo một bản phân tích của Ngân Hàng Đầu Tư Tài
Chính Credit Suisse, chính sách ngăn chặn di dân lậu và kiểm soát chặt chẽ biên
giới Hoa Kỳ của chính phủ Donald Trump đang có dấu hiệu tạo thêm áp lực mất giá
hơn nữa của đồng nội tệ Việt Nam.
Trong khi số lượng người từ Việt Nam đi làm thuê ở
nước ngoài bị coi là “có nguy cơ bị ảnh hưởng” chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lực
lượng xuất khẩu lao động thì những người đó lại đang bán sức lao động ở Mỹ.
Kinh tế gia Deepali
Bhargava của Credit Suisse ước lượng số kiều hối bị
thất thu có thể sẽ làm giảm đến 0.4% GDP của Việt Nam nếu ông Trump siết
chặt chính sách di trú nhằm bảo vệ công việc làm trong nước cho dân bản địa.
Nguyên nhân là phân nửa trong tổng số tiền hàng tỉ
đô la kiều hối mà Việt Nam nhận được hàng năm, giúp nhà cầm quyền có ngoại tệ
trả nợ và nhập cảng hàng hóa lại đến từ những người ở nước Mỹ gửi về.
Thêm vào đó, lại còn dự luật thuế nhập khẩu đánh tại
biên giới mà chính phủ ông Trump và các dân cử đảng Cộng Hòa đang chuẩn bị ở quốc
hội. Nếu dự luật này được thông qua, theo phân tích của
Credit Suisse, Việt Nam có thể bị sụt giảm 0.9% GDP, chưa kể đến những
tác động do việc Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị ông Trump dẹp
bỏ khi vừa bước chân vào Tòa Bạch Ốc.
“Trong
khi chúng tôi thấy Việt Nam sẽ vẫn có thặng dư mậu dịch năm nay, họ sẽ chỉ đạt
thặng dư khoảng 2.4% trong khi năm ngoái đạt tới 3.4%.”
Bản tường trình của Credit Suisse viết.
Việc chính phủ Mỹ siết chặt việc kiểm soát di trú ảnh
hưởng đối với Việt Nam về thặng dư mậu dịch hơn đối với Phi Luật Tân và Ấn Độ,
hai nước cũng có số lượng công nhân xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng bởi chính sách
di trú mới của Washington.
Năm 2015, Việt Nam phá giá đồng bạc 3 lần khi thấy Trung
cộng liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ để cứu xuất cảng hàng hóa.
Theo một bản phân tích hồi Tháng 11 năm 2016 của tổ
chức có tên ‘Howmuch.net’, đồng bạc Việt Nam là đồng tiền yếu thứ hai của khu vực và thế
giới, sau đó là đồng Rial của Iran. Vào thời điểm này, hơn 22,000 đồng
Việt Nam mới đổi được 1 đô la Mỹ.
Nằm trong danh sách các quốc gia có đồng bạc yếu nhất
thế giới, ngoài Iran và Việt Nam là Guinea, Paraguay, Belarus và Armenia.
Người
Việt