Blogger
Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Hôm qua 7/3, các tổ chức quốc tế ủng hộ cho nhân quyền
như Những Người Bảo vệ quyền Dân sự, Ân xá Quốc tế, và Uỷ ban Việt Nam về Nhân
quyền đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các nữ tù nhân lương tâm
như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Trần Thị Thúy, Cấn Thị Thêu, Đỗ Thị
Minh Thúy…
Tổ chức Những Người Bảo vệ quyền Dân sự (Civil
Rights Defenders, CRD) có trụ sở ở Thụy Điển, ra thông cáo nói rằng “Ngày Phụ Nữ
Quốc Tế là tiếng chuông cảnh tỉnh nhà cầm quyền Việt Nam phải ngưng hẳn đàn áp
và dùng bạo lực đối với những phụ nữ lên tiếng cho quyền công dân, công bằng và
thăng tiến xã hội.”
Chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2017 là "Mạnh
dạn Đổi mới," chính là “cơ hội cho Việt Nam tiến hành bước đầu tiên để thể
hiện cam kết của mình đối với các quyền của phụ nữ bằng cách trả tự do cho tất
cả các phụ nữ bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động và các blogger nữ đang bị
giam cầm phi lý.”
Sau gần 5 tháng bị bắt giam, chính quyền Việt Nam tiếp
tục gia hạn lệnh tạm giam với nhà vận động nhân quyền và môi trường Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh, không cho phép gặp gia đình và tiếp xúc luật sư, theo tin từ bà Nguyễn
Thị Tuyết Lan, mẹ của cô Như Quỳnh.
Như Quỳnh bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm
10/10/2016 tại Nha Trang và bị truy tố phạm tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”
theo Khoản 1 Điều 88 với lệnh tạm giam 4 tháng. Ngày 21/2 bà Nguyễn Thị Tuyết
Lan được chính quyền thông báo miệng là con bà bị gia hạn tạm giam thêm 3 tháng
nữa, tức đến ngày 7/5/2017.
Bà Lan rất đau khổ vì không nhận được bất kỳ tin tức
gì về con của bà, ngay cả một mảnh tin nhắn nhỏ hỏi thăm sức khỏe của con hay
quyền được gặp luật sư cũng bị từ chối. Bà Lan rất lo lắng:
“Tôi cứ thắc mắc từ đó cho đến hôm nay, không biết
con tôi có việc gì xảy ra hay không. Hoàn toàn từ ngày bị bắt tới giờ, tôi chưa
bao giờ nhận được tin, chưa bao giờ được gặp con, chưa có một tin tức nào để
tôi tin rằng con tôi khỏe mạnh và an bình hết.”
Việc Như Quỳnh bị bắt làm cho người mẹ, người bà, và
hai con thơ của Như Quỳnh hoàn toàn suy sụp, họ sống trong nỗi đau vì sự chia cắt
tình mẫu tử, tình bà cháu:
“Nỗi đau nhất của tôi là khi bắt Quỳnh, còng tay Quỳnh, và dắt Quỳnh đi thì có mặt mẹ già của tôi. Mẹ già của tôi gần 90 tuổi rồi. Mẹ tôi lại in sâu hình ảnh đó. Bây giờ mẹ tôi rất hoảng loạn, dẫn đến lẫn. Chiều nào cũng vậy, bà ra ngõ chờ đón cháu về. Mong cháu về. Tôi là người phụ nữ hơn 60 tuổi rồi, phải nuôi hai đứa con dại của Quỳnh. Gấu thì quá nhỏ. Gấu cứ hỏi ‘Ngoại ơi, sao không gọi điện thoại cho Quỳnh về đi?’, ‘Sao mình cứ cầu nguyện hoài mà Chúa chưa cho Quỳnh về? Tôi không biết trả lời cho cháu tôi như thế nào những câu hỏi mà như những vết dao chém thẳng vào lòng tôi. Tôi không biết làm sao.”
“Nỗi đau nhất của tôi là khi bắt Quỳnh, còng tay Quỳnh, và dắt Quỳnh đi thì có mặt mẹ già của tôi. Mẹ già của tôi gần 90 tuổi rồi. Mẹ tôi lại in sâu hình ảnh đó. Bây giờ mẹ tôi rất hoảng loạn, dẫn đến lẫn. Chiều nào cũng vậy, bà ra ngõ chờ đón cháu về. Mong cháu về. Tôi là người phụ nữ hơn 60 tuổi rồi, phải nuôi hai đứa con dại của Quỳnh. Gấu thì quá nhỏ. Gấu cứ hỏi ‘Ngoại ơi, sao không gọi điện thoại cho Quỳnh về đi?’, ‘Sao mình cứ cầu nguyện hoài mà Chúa chưa cho Quỳnh về? Tôi không biết trả lời cho cháu tôi như thế nào những câu hỏi mà như những vết dao chém thẳng vào lòng tôi. Tôi không biết làm sao.”
Những Người Bảo vệ quyền Dân sự nói rằng: "Thật
là đạo đức giả khi chính quyền Việt Nam tuyên bố rằng họ bảo vệ quyền của phụ nữ
trong khi đó chính họ đã trực tiếp trừng trị những phụ nữ ủng hộ một xã hội
công bằng, cởi mở và bình đẳng. Ngay lập tức chính quyền Việt Nam nên trả tự do
vô điều kiện cho blogger Mẹ Nấm và tất cả những phụ nữ khác đang bị giam giữ chỉ
vì họ thể hiện quyền công dân của họ một cách hợp pháp."
CRD viết Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay còn gọi là “Mẹ Nấm
là một trong nhiều phụ nữ tranh đấu bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội
và các blogger mà nhà chức trách Việt Nam nhắm tới vì họ đã vận động ôn hòa hoặc
chỉ đơn thuần thực hiện các quyền công dân của họ.”
Blogger
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà
Nội, 22/9/2016.
Ngoài ra CRD còn kêu gọi trả tự do nêu tên các nhà hoạt động xã hội, các blogger như bà Nguyễn Thị Minh Thúy, bị kết án 3 năm tù; bà Trần Thị Nga, thành viên của nhóm Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, bị bắt vào tháng 1 năm 2017; và bà Cấn Thị Thêu, một nhà vận động về quyền đất đai đã bị kết án 20 tháng tù giam; và nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo ôn hòa như bà Đỗ Thị Hồng và bà Trần Thị Thúy.
Ngoài việc kêu gọi trả tự do cho các nữ tù nhân
lương tâm ở Đông Nam Á như Sirikan Charoensiri ở Thái Lan, Maria Chin Abdullah ở
Malaysia, Tep Vanny ở Camphuchia, Leila de Lima ở Philippines, tổ chức Ân xá Quốc
tế còn kêu gọi chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức nhà hoạt động, dân oan Trần
Thị Nga.
Bà Champa Patel, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái
Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế nói: "Vào Ngày Phụ nữ Quốc tế năm
nay, chúng tôi muốn vinh danh 5 người phụ nữ từ 5 quốc gia khác nhau này. Họ là
những người đã truyền cảm hứng về chủ nghĩa anh hùng cho nhiều người trong khu
vực và đã có nhiều đóng góp cho xã hội đáng được khen thưởng hơn là bị lên
án."
Trần Thị Nga là một nhà hoạt động vì dân chủ và là
người bênh vực cho dân chủ ở tỉnh Hà Nam. Vào 21/1/2017, bà Nga bị bắt vì
"tuyên truyền chống phá nhà nước", theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự,
một điều khoản thường xuyên được sử dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến
trong một thời gian dài, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Trần
Thị Nga là một nhà hoạt động vì dân chủ và là người bênh vực cho dân chủ ở tỉnh
Hà Nam.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận định về các hoạt động đấu tranh của chị Nga khi chị đi lao động ở Đài Loan và ở Việt Nam:
“Chị Trần Thị Nga là một nạn nhân của xuất khẩu lao
động qua Đài Loan. Chị bị áp bức bên đó. Chị là nạn nhân nên chị có kinh nghiệm.
Từ kinh nghiệm đó, chị muốn cứu giúp mọi người. Chị đã giúp cho các nạn nhân
khác, những người lao động xuất khẩu khác, hiểu biết thêm về pháp lý để đấu
tranh quyền lợi của mình. Khi về nước chị tiếp tục làm công việc đó thì bị đàn
áp. Vì bị đàn áp nên chị biết việc nhân quyền ở Việt Nam bị xâm phạm. Vì bị xâm
phạm nhân quyền nên chị tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, cho những quyền lợi
nầy, quyền lợi khác của người dân.”
Theo Ân xá Quốc tế, bà Nga từng ủng hộ nhân quyền và
tham gia Mạng lưới Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Nhiều lần bà là mục tiêu tấn
công của công an cả sắc phục lẫn thường phục và những cuộc tấn công này đã xảy
ra trước mặt bốn đứa con của bà.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Lê Công Định cho
biết thêm về chị Nga:
“Chị Trần Thị Nga, khoảng một năm nay, chị hoàn toàn đi theo con đường tranh đấu một cách ôn hòa. Rõ ràng chúng ta biết là chị Nga là một người đang nuôi con nhỏ và đó là một bà mẹ đơn thân. Việc bắt chị Nga trong một hoàn cảnh éo le như vậy đã gửi ra một thông điệp rất rõ rằng là từ nay, bất kỳ ai lên tiếng chống lại bất kỳ chính sách nào của nhà cầm quyền thì có khả năng trong tầm ngắm mà cầm quyền có thể bắt hoặc trấn áp.”
“Chị Trần Thị Nga, khoảng một năm nay, chị hoàn toàn đi theo con đường tranh đấu một cách ôn hòa. Rõ ràng chúng ta biết là chị Nga là một người đang nuôi con nhỏ và đó là một bà mẹ đơn thân. Việc bắt chị Nga trong một hoàn cảnh éo le như vậy đã gửi ra một thông điệp rất rõ rằng là từ nay, bất kỳ ai lên tiếng chống lại bất kỳ chính sách nào của nhà cầm quyền thì có khả năng trong tầm ngắm mà cầm quyền có thể bắt hoặc trấn áp.”
Báo An ninh Thủ đô đưa tin bà Nga bị bắt do cáo buộc
“đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống nhà nước” lên mạng
Internet.
CRD nói thêm: "Ngoài việc trả tự do cho những
phụ nữ bị giam giữ bất hợp lý, chính quyền Việt Nam cần phải bắt giam các thủ
phạm đã ngược đãi phụ nữ - bao gồm những phụ nữ bảo vệ nhân quyền, những nhà hoạt
động và các blogger – buộc họ phải chịu trách nhiệm, và chấm dứt tình trạng miễn
trừng phạt với những tội phạm này. Việt Nam cũng nên bảo đảm rằng tất cả những
người bị giam giữ đều có quyền tiếp cận luật sư, gia đình, và được chăm sóc y tế,
đối xử hợp lý, và theo đúng Tiêu chuẩn Tối thiểu Đối xử Tù nhân của Liên Hiệp
Quốc.
Cuối tháng Hai vừa qua, Tiểu ban Nhân quyền của Nghị
viện châu Âu (DROI) đã có chuyến công tác tới Việt Nam và có các buổi đối thoại
mang tính xây dựng để đánh giá tình hình nhân quyền. Tiểu ban này ngay sau đó
ra tuyên bố: “chúng tôi đã bày tỏ quan ngại đối với sự hạn chế tự do ngôn luận.
Việc bắt giữ các blogger, các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân sự,
các nhà bảo vệ nhân quyền, các đại diện tôn giáo, cũng như những bản án tù nặng
cùng các điều kiện giam giữ khắc nghiệt là đi ngược lại với các công ước quốc tế
về nhân quyền.”
VOA Tiếng Việt