„Thơ dịch chạm vào hồn người dịch, vang dội lại. Rồi tiếng dội này,
dội lại một lần nữa từ hồn người đọc. „
Ngu Yên
Tôi không phải họa sĩ. Tôi là thi sĩ.
Tại sao? Tôi muốn làm hoạ sĩ hơn, nhưng
không được.
Thế này, chẳng hạn, Mike Goldberg (1) bắt đầu vẽ bức tranh. Tôi ghé ngang.
Thế này, chẳng hạn, Mike Goldberg (1) bắt đầu vẽ bức tranh. Tôi ghé ngang.
"Ngồi chơi, uống một ly nha"
anh nói.
Tôi uống; hai đứa uống. Tôi nhìn lên.
" Anh vẽ cá mòi trong tranh."
" Ừ, cần có hình gì ở đó." " Hừm."
Tôi uống; hai đứa uống. Tôi nhìn lên.
" Anh vẽ cá mòi trong tranh."
" Ừ, cần có hình gì ở đó." " Hừm."
Tôi từ giã và tháng ngày trôi qua. Ghé
ngang lần nữa. Tranh còn đang vẽ. Tôi đi và tháng ngày trôi qua. Ghé lại. Bức
tranh hoàn tất.
" Bầy cá mòi đâu?" Chỉ thấy chữ.
" Nhiều hình quá" Mike trả lời.
Còn tôi? một hôm nghĩ đến màu sắc:
Vàng cam. Tôi viết thử câu về màu vàng.
Vàng cam. Tôi viết thử câu về màu vàng.
Chẳng mấy chốc, không chỉ vài câu, chữ đầy trang giấy.
Rồi thêm trang nữa. Có thể nhiều thật nhiều, không vì màu vàng, vì chữ, vì màu vàng thật dễ sợ và đời sống. Nhiều ngày qua, bài viết trở thành văn xuôi.
Tôi quả thật là thi sĩ.
Thơ viết xong vẫn chưa nhắc đến màu vàng.
Tất cả mười hai bài, đặt tên là Vàng Cam.
Rồi một ngày trong phòng triển lãm
Tôi thấy bức tranh của Mike, đề tựa "Cá Mòi"
(Vì Sao Tôi Không Phải Là Họa Sĩ. Why I Am Not a Painter. Frank O'Hara. Trích Modern Poems, an introduction to poetry, edit by Richard Ellmann and Robert O'clair, trang 410.)
(1) Họa sĩ Hoa Kỳ (1924-2007), vẽ tranh Trừu Tượng Biểu Hiện.
Thơ viết xong vẫn chưa nhắc đến màu vàng.
Tất cả mười hai bài, đặt tên là Vàng Cam.
Rồi một ngày trong phòng triển lãm
Tôi thấy bức tranh của Mike, đề tựa "Cá Mòi"
(Vì Sao Tôi Không Phải Là Họa Sĩ. Why I Am Not a Painter. Frank O'Hara. Trích Modern Poems, an introduction to poetry, edit by Richard Ellmann and Robert O'clair, trang 410.)
(1) Họa sĩ Hoa Kỳ (1924-2007), vẽ tranh Trừu Tượng Biểu Hiện.
Khi
mới đọc bài này trong Anh ngữ, tôi rất thú vị. Thơ của Frank O'Hara vốn phức tạp,
nhiều lớp và cưu mang sự suy tư của ông. Bài này, tương đối ít khó hiểu hơn.
Nhưng khi chuyển sang tiếng Việt, dường như bài thơ mất đi cái không khí lạ lẫm
của sự so sánh và liên tưởng giữa họa sĩ và thi sĩ, giữa họa và thơ. Mời đọc nguyên tác:
Why I Am Not a Painter
I am not a painter, I am a poet.
Why? I think I would rather be
a painter, but I am not. Well,
for instance, Mike Goldberg (1)
is starting a painting. I drop in.
" Sit down and have a drink" he
says. I drink; we drink. I look up. "You have SARDINES in it."
"Yes, it needed something there."
"Oh." I go and the days go by
and I drop in again. The painting
is going on, and I go, and the days
go by. I drop in. The painting is
finished. "Where's SARDINES?"
All that's left is just
letters, "It was too much," Mike says.
But me? One day I am thinking of
a color: orange. I write a line
about orange. Pretty soon it is a
whole page of words, not lines.
Then another page. There should be
so much more, not of orange, of
words, of how terrible orange is
and life. Days go by. It is even in
prose, I am a real poet. My poem
is finished and I haven't mentioned
orange yet. It's twelve poems, I call
it ORANGES. And one day in a gallery
I see Mike's painting, called SARDINES.
Vì sao tôi chọn bài thơ này? Vì tôi suy nghĩ về việc
dịch thơ.
Theo sách vở, có hai chiều hướng khác nhau về dịch thơ: – Thơ không dịch được. – Dịch thơ là điều cần thiết cho thi ca hội nhập toàn cầu.
1. Phe chống lại việc dịch thuật, có những tên tuổi lớn như Voltaire (Francois-Marie d'Arouet. 1694 - 1778). Ông viết:
Translations increase the faults of a work and spoil its beauty. It is impossible to translate poetry. Can you translate music?
Dịch thuật làm gia tăng sai lầm của một tác phẩm và làm hỏng thẩm mỹ của nó. Thơ không thể dịch được. Có thể dịch nhạc được không?
Theo sách vở, có hai chiều hướng khác nhau về dịch thơ: – Thơ không dịch được. – Dịch thơ là điều cần thiết cho thi ca hội nhập toàn cầu.
1. Phe chống lại việc dịch thuật, có những tên tuổi lớn như Voltaire (Francois-Marie d'Arouet. 1694 - 1778). Ông viết:
Translations increase the faults of a work and spoil its beauty. It is impossible to translate poetry. Can you translate music?
Dịch thuật làm gia tăng sai lầm của một tác phẩm và làm hỏng thẩm mỹ của nó. Thơ không thể dịch được. Có thể dịch nhạc được không?
Tục ngữ Ý quốc có câu: Dịch giả, người phản bội. Translator, traitor.
Umberto Eco viết:
Translation is the art of failure.
Dịch thuật là nghệ thuật của thất bại.
Nhà văn Anh Samuel Johnson, thế kỷ 18, viết:
Poetry cannot be translated; and, therefore, it is the poets that preserve the languages; for we would not be at the trouble to learn a language if we could have all that is written in it just as well in a translation. But as the beauties of poetry cannot be preserved in any language except that in which it was originally written....
Thơ không thể dịch; và vì vậy, chính thi sĩ là người bảo tồn ngôn ngữ; chúng ta sẽ không cần vượt trở ngại để học sinh ngữ nếu chúng ta có thể dùng các bản dịch đúng như các ngoại ngữ. Nhưng thẩm mỹ của thi ca không thể bảo tồn nguyên vẹn trong bất cứ ngôn ngữ nào ngoại trừ trong ngôn ngữ của nguyên tác.
Ngay cả trong cùng một ngôn ngữ, sau một thời gian dâu bể, ngôn ngữ tự bản thân sẽ thay đổi. Một số từ ngữ đã chết. Một số văn phạm sẽ không thường dùng hoặc đã bị lãng quên. Do đó, thế hệ sau giải thích cổ văn, thường khi cũng rơi vào tình trạng "dịch cổ ngữ".
Nhưng từ khi con người có khả năng tìm ra nhau qua những đại dương bao la, dịch thuật luôn luôn hữu ích. Dịch văn chương, dịch thơ, thời nào cũng có. Có lẽ, câu tục ngữ của người Nga, chí lý:
Translation is like a woman: if she is faithful, she is not beautiful; if she is beautiful, she is not faithful.
Dịch thuật như phụ nữ: Nếu nàng chung thủy, nàng sẽ không đẹp. Nếu nàng là mỹ nhân, sẽ không chung thủy.
Nói một cách khác, khó có sự toàn vẹn. Nhất là trong thi ca. Trọng thẩm mỹ của thơ nguyên tác, dịch thường ngây ngô, khó hiểu và khó cảm nhận.
Nhà văn Anh Samuel Johnson, thế kỷ 18, viết:
Poetry cannot be translated; and, therefore, it is the poets that preserve the languages; for we would not be at the trouble to learn a language if we could have all that is written in it just as well in a translation. But as the beauties of poetry cannot be preserved in any language except that in which it was originally written....
Thơ không thể dịch; và vì vậy, chính thi sĩ là người bảo tồn ngôn ngữ; chúng ta sẽ không cần vượt trở ngại để học sinh ngữ nếu chúng ta có thể dùng các bản dịch đúng như các ngoại ngữ. Nhưng thẩm mỹ của thi ca không thể bảo tồn nguyên vẹn trong bất cứ ngôn ngữ nào ngoại trừ trong ngôn ngữ của nguyên tác.
Ngay cả trong cùng một ngôn ngữ, sau một thời gian dâu bể, ngôn ngữ tự bản thân sẽ thay đổi. Một số từ ngữ đã chết. Một số văn phạm sẽ không thường dùng hoặc đã bị lãng quên. Do đó, thế hệ sau giải thích cổ văn, thường khi cũng rơi vào tình trạng "dịch cổ ngữ".
Nhưng từ khi con người có khả năng tìm ra nhau qua những đại dương bao la, dịch thuật luôn luôn hữu ích. Dịch văn chương, dịch thơ, thời nào cũng có. Có lẽ, câu tục ngữ của người Nga, chí lý:
Translation is like a woman: if she is faithful, she is not beautiful; if she is beautiful, she is not faithful.
Dịch thuật như phụ nữ: Nếu nàng chung thủy, nàng sẽ không đẹp. Nếu nàng là mỹ nhân, sẽ không chung thủy.
Nói một cách khác, khó có sự toàn vẹn. Nhất là trong thi ca. Trọng thẩm mỹ của thơ nguyên tác, dịch thường ngây ngô, khó hiểu và khó cảm nhận.
Trọng thẩm mỹ của
thơ bên dịch, kết quả thường đi xa nguyên tác. Đó cũng có thể là lý do, càng về
sau, thi sĩ Bùi Giáng càng dịch sách ngoại quốc một cách "bất cần"
tác phẩm chính, mà ông là một người rất giỏi nhiều sinh ngữ.
Bìa sách “Ý Thức Về Dịch
Thuật” của Ngu Yên, dày 578 trang, tóm lược ý kiến, quan điểm, quan niệm của
các học giả trên thế giới về dịch thuật, và các phần nghiên cứu những phương
pháp dịch hiện đại => phương pháp dịch tiếng ngoại quốc qua tiếng Việt và
ngược lại. Riêng
phần phương pháp "Thường - Thấu - Thấm" là từ kinh nghiệm của
tác giả... Sách hiện có tại amazon.com.
2. Phái ủng hộ việc dịch thuật cũng có những tài năng lớn đồng ý như nhà văn Bồ Đào Nha José Saramago, giải văn chương Nobel 1998, viết:
Writers make national literature, while translators make universal literature.
Nhà văn làm nên văn chương quốc gia. Dịch giả làm nên văn chương toàn cầu.
Có thể nói rằng dịch giả là người đọc cẩn thận nhất vì họ chú ý đến nhiều ý nghĩa, từ cụ thể đến bóng bẩy đến tượng trưng của chữ trong ngoại ngữ. Dù vậy, họ phải chấp nhận những xấu hổ, cảm giác bẽ bàng, khi đọc lại tác phẩm dịch sau nhiều năm qua và tìm thấy những lỗi lầm lớn nhỏ, đôi khi rất sơ bộ.
Có thể nói rằng dịch giả là độc giả tinh mắt. Theo dõi văn chương thế giới hoặc văn chương của sinh ngữ mà họ chuyên dùng. Họ thích thám hiểm và chọn sự thử thách bước vào chữ nghĩa của ngôn ngữ khác. Nữ văn thi sĩ Ba Lan Agata Tuszynska, trong khía cạnh này, bà viết:
I enormously respect the translators’ arduous, solitary and unrewarding work.
Tôi vô cùng ngưỡng mộ những nhiêu khê mà dịch giả gánh chịu, một việc làm cô độc và thiếu khích lệ.
Việc làm nhiêu khê này được văn thi sĩ Hoa Kỳ Paul Goodman giải thích:
To translate, one must have a style of his own, for otherwise the translation will have no rhythm or nuance, which come from the process of artistically thinking through and molding the sentences; they cannot be reconstituted by piecemeal imitation. The problem of translation is to retreat to a simpler tenor of one's own style and creatively adjust this to one's author.
Muốn dịch, một người phải có văn phong riêng của mình, nếu không bản dịch sẽ không có nhịp riêng hoặc sắc thái; điều này thể hiện từ tiến trình suy tư mỹ thuật xuyên suốt và xây dựng câu cú; không thể dịch lại bởi mô phỏng từng phần. Vấn nạn của dịch là rút mình vào tinh thần văn phong đơn thuần của dịch giả rồi điều chính sáng tác vào văn phong của tác giả.
Diễn tả phong cách nghệ thuật hơn, triết gia và nhà ngôn ngữ Pháp Roland Barthes viết:
Language is a skin: I rub my language against the other. It is as if I had words instead of fingers, or fingers at the tip of my words. My language trembles with desire.
Ngôn ngữ như làn da: Tôi cọ xát ngôn ngữ của tôi vào ngoại ngữ. Như thể, tôi có lời nói thay vì ngón tay hoặc ngón tay ở đầu lời nói. Ngôn ngữ tôi rung động vì khao khát.
Nhiều phong cách dịch khác nhau, nhiều phương pháp dịch mâu thuẫn với nhau nhưng những dịch giả uy tín có điểm tương đồng: Khả năng của ngôn ngữ.
Ngoài trừ ý nghĩa của chữ, mỗi chữ còn có khả năng tượng trưng, liên tưởng, và khai phá đến hình ảnh, ý nghĩa khác, không thông dụng, đôi khi không có trong tự điển hoặc khác nghĩa với tự điển. Vì vậy mỗi ngôn ngữ đều có khả năng vượt qua chính nó, nhất là trong thi ca. Hai câu nói tiếp theo sẽ cho thấy khả năng của ngôn ngữ. Nếu chỉ quan tâm đến ý của chữ và dụng của ngôn ngữ mà không lưu ý khả năng của chữ và năng lực của mỗi ngôn ngữ, thì khó đạt được điều muốn dịch, nhất là khi đối tượng của dịch thuật nằm trong dạng trừu tượng. Triết gia, khoa học gia, nhà ngôn ngữ học Hoa Kỳ Noam Chomsky viết:
Language is a process of free creation; its laws and principles are fixed, but the manner in which the principles of generation are used is free and infinitely varied.
Ngôn ngữ là một tiến trình sáng tạo tự do; nó có quy luật và nguyên tắc xác định, nhưng cách sử dụng những nguyên tắc phát sinh của nó sẽ tự do và biến đổi vô định.
Văn sĩ, nhạc sĩ Anh Anthony Burgess viết:
Translation is not a matter of words only: it is a matter of making intelligible a whole culture.
Dịch thuật không chỉ là vấn đề chữ nghĩa: Là vấn đề tạo ra nhận thức về một toàn thể văn hóa.
Cả hai phái ủng hộ và chống đối dịch thuật đều có lý do đúng đắn. Trong thực tế, càng về sau, người ta càng ủng hộ việc dịch thuật. Lý do lớn là vì sự hữu ích của dịch.
Dựa lên lý luận của hai phe mâu thuẫn, có thể nói rằng: Có thơ dịch được. Có thơ dịch không được.
Nếu dịch, phải chấp nhận một số ưu điểm cũng như khuyết điểm của dịch. Trong các thứ dịch, khó nhất là dịch thơ, thứ tiếp là dịch triết. Sở dĩ thơ cho là khó nhất vì sự thẩm mỹ của ngôn ngữ. Hai vẻ đẹp khác nhau mà phải cố hòa nhập với nhau trong dịch thơ, trở thành thường xuyên nan giải. Giải quyết như thế nào là do sự chọn lựa của dịch giả.
3. Tiếng Vọng lại
Chuyện dịch đưa đến những kinh nghiệm:
– Những bài thơ mang chữ nghĩa không phức tạp, luận lý không quá tối tăm, ý tứ nhìn thấy được và người dịch cảm nhận được, bài thơ đó có thể dịch hoặc chuyển ngữ.
– Những bài thơ mà thi sĩ "chơi chữ", mang nhiều nghĩa có tính "đặc thù địa phương", "đặc thù dân tộc", hoặc vì "từ mới" được thi sĩ sáng tạo, không có trong tự điển, phải đoán mò, ví như thơ của thi sĩ Bùi Giáng, không thể nào dịch, cho dù chuyển ngữ.
– Những bài thơ mang ngôn ngữ bóng bẩy, chải chuốt, e rằng cũng không dịch nổi vì khó diễn đạt phong thái của nét đẹp đó.
Tôi mãi băn khoăn về sự khác biệt giữa hai cụm chữ, Dịch thuật và Chuyển ngữ. Tôi nghĩ, Chuyển ngữ, có bản chất tìm sự tương đương ý nghĩa giữa ngôn ngữ chính bản và ngôn ngữ chuyển. Dịch thuật đòi hỏi sáng tạo nhiều hơn. Về phương diện thơ, tôi nghĩ, Dịch thuật có lẽ chính xác hơn Chuyển ngữ.
Băn khoăn khác, khi dịch từng bài thơ, người dịch có thể chọn bài mình thích, chọn bài mình cảm nhận, bài mà mình có thể dịch thông suốt. Khi giới thiệu một thi sĩ, thường phải dịch khá nhiều bài để trình bày nhiều giai đoạn hoặc sự thay đổi của thi sĩ. Người dịch phải đối diện nhiều bài thơ phức tạp, nhiều bài thơ vượt ngoài tầm tay. Người dịch phải làm những chọn lựa nguy hiểm và liều lĩnh. Giải quyết như thế nào là do sự chọn lựa của dịch giả.
Dịch bao gồm dịch chữ, dịch văn phạm, dịch câu, dịch văn phong, dịch sự đồng dạng và khác biệt. Nhất là sự khác biệt. Cùng một ngôn ngữ mà đôi khi không giải quyết được sự khác biệt, huống chi là hai ngôn ngữ khác nhau. Hai ngôn ngữ, hai dân tộc, hai văn hóa, hai lịch sử, hai phong tục... cái gì cũng là hai ngả, lúc song song, lúc rẽ xa... nên sự khác biệt thường xuyên xảy ra. Giải quyết sự khác biệt này trong phong cách thi ca là điều khó nhất của dịch thơ. Có lúc thông có lúc bí, có lúc hoàn toàn chịu trách nhiệm về con đường phải chọn. Chọn dịch cho người đọc có thể hiểu được, phải chăng là một chọn lựa tốt?
Dịch cho người đọc dễ hiểu, thường khi gặp trở ngại "mất tính thơ". Đọc như đọc văn xuôi thì mất tính thơ. Đọc không thấy thi vị, mất tính thơ. Lại là một sự lựa chọn mà người dịch phải đối diện một cách nghiêm chỉnh.
Trong tiếng Việt, thơ Việt, đôi lúc phải mượn vần điệp, nhịp và âm sắc để tạo tính thơ khi dịch thơ. Mặc dù chúng ta đều biết vần điệu, nhịp phách, âm sắc không phải là thơ.
Chọn thể thơ để dịch cũng là điều cần quan tâm. Mỗi thể thơ cưu mang nhạc điệu, vần điệu và cá tính đặc thù vì vậy mỗi bài thơ nguyên bản sẽ có một thể thơ dịch đồng dạng hoặc thích hợp hơn thể thơ khác. Ví dụ, Lục Bát là một thể thơ giới hạn trong 6 và 8 chữ và giới hạn trong yêu vận, cước vận; lại giới hạn bởi âm bằng trắc; mang bản chất hiền hòa, dịu dàng, dễ cảm động lòng người. Nếu dùng thể thơ này để dịch bài thơ có chiến tranh hoặc mang tính náo động, thường sẽ ít có cơ hội thành công.
Dịch đương đầu với chuyện vô cùng khó, đó là thẩm mỹ tương đối. Thẩm mỹ tuyệt đối chỉ có một nhưng thẩm mỹ tương đối của mỗi ngôn ngữ thì khác nhau, có khi cách biệt rất xa. Công việc lớn nhất của dịch là mang vẻ đẹp của bài thơ nguyên bản vào một vẻ đẹp khác của bài thơ dịch. Làm thế nào để phẫu thuật cho mỹ nhân này gần giống mỹ nhân kia? bản lãnh của người dịch được chứng minh trong lãnh vực này.
Sau cùng, lời nói của nhà văn Anh, George Borrow có vẻ rất gần gũi:
Translation is at best an echo.
Dịch thuật dù hay nhất vẫn là một tiếng vọng.
Ông không nói là tiếng thâu lại, 'copy', phát lại mà là vọng lại. Ra bờ biển, la lớn vào đại dương, tiếng la biến mất vào bao la. Đứng trong khe núi, đứng giữa thung lũng, thò đầu xuống giếng, la to, tiếng ta vọng lại ầm ù.
2. Phái ủng hộ việc dịch thuật cũng có những tài năng lớn đồng ý như nhà văn Bồ Đào Nha José Saramago, giải văn chương Nobel 1998, viết:
Writers make national literature, while translators make universal literature.
Nhà văn làm nên văn chương quốc gia. Dịch giả làm nên văn chương toàn cầu.
Có thể nói rằng dịch giả là người đọc cẩn thận nhất vì họ chú ý đến nhiều ý nghĩa, từ cụ thể đến bóng bẩy đến tượng trưng của chữ trong ngoại ngữ. Dù vậy, họ phải chấp nhận những xấu hổ, cảm giác bẽ bàng, khi đọc lại tác phẩm dịch sau nhiều năm qua và tìm thấy những lỗi lầm lớn nhỏ, đôi khi rất sơ bộ.
Có thể nói rằng dịch giả là độc giả tinh mắt. Theo dõi văn chương thế giới hoặc văn chương của sinh ngữ mà họ chuyên dùng. Họ thích thám hiểm và chọn sự thử thách bước vào chữ nghĩa của ngôn ngữ khác. Nữ văn thi sĩ Ba Lan Agata Tuszynska, trong khía cạnh này, bà viết:
I enormously respect the translators’ arduous, solitary and unrewarding work.
Tôi vô cùng ngưỡng mộ những nhiêu khê mà dịch giả gánh chịu, một việc làm cô độc và thiếu khích lệ.
Việc làm nhiêu khê này được văn thi sĩ Hoa Kỳ Paul Goodman giải thích:
To translate, one must have a style of his own, for otherwise the translation will have no rhythm or nuance, which come from the process of artistically thinking through and molding the sentences; they cannot be reconstituted by piecemeal imitation. The problem of translation is to retreat to a simpler tenor of one's own style and creatively adjust this to one's author.
Muốn dịch, một người phải có văn phong riêng của mình, nếu không bản dịch sẽ không có nhịp riêng hoặc sắc thái; điều này thể hiện từ tiến trình suy tư mỹ thuật xuyên suốt và xây dựng câu cú; không thể dịch lại bởi mô phỏng từng phần. Vấn nạn của dịch là rút mình vào tinh thần văn phong đơn thuần của dịch giả rồi điều chính sáng tác vào văn phong của tác giả.
Diễn tả phong cách nghệ thuật hơn, triết gia và nhà ngôn ngữ Pháp Roland Barthes viết:
Language is a skin: I rub my language against the other. It is as if I had words instead of fingers, or fingers at the tip of my words. My language trembles with desire.
Ngôn ngữ như làn da: Tôi cọ xát ngôn ngữ của tôi vào ngoại ngữ. Như thể, tôi có lời nói thay vì ngón tay hoặc ngón tay ở đầu lời nói. Ngôn ngữ tôi rung động vì khao khát.
Nhiều phong cách dịch khác nhau, nhiều phương pháp dịch mâu thuẫn với nhau nhưng những dịch giả uy tín có điểm tương đồng: Khả năng của ngôn ngữ.
Ngoài trừ ý nghĩa của chữ, mỗi chữ còn có khả năng tượng trưng, liên tưởng, và khai phá đến hình ảnh, ý nghĩa khác, không thông dụng, đôi khi không có trong tự điển hoặc khác nghĩa với tự điển. Vì vậy mỗi ngôn ngữ đều có khả năng vượt qua chính nó, nhất là trong thi ca. Hai câu nói tiếp theo sẽ cho thấy khả năng của ngôn ngữ. Nếu chỉ quan tâm đến ý của chữ và dụng của ngôn ngữ mà không lưu ý khả năng của chữ và năng lực của mỗi ngôn ngữ, thì khó đạt được điều muốn dịch, nhất là khi đối tượng của dịch thuật nằm trong dạng trừu tượng. Triết gia, khoa học gia, nhà ngôn ngữ học Hoa Kỳ Noam Chomsky viết:
Language is a process of free creation; its laws and principles are fixed, but the manner in which the principles of generation are used is free and infinitely varied.
Ngôn ngữ là một tiến trình sáng tạo tự do; nó có quy luật và nguyên tắc xác định, nhưng cách sử dụng những nguyên tắc phát sinh của nó sẽ tự do và biến đổi vô định.
Văn sĩ, nhạc sĩ Anh Anthony Burgess viết:
Translation is not a matter of words only: it is a matter of making intelligible a whole culture.
Dịch thuật không chỉ là vấn đề chữ nghĩa: Là vấn đề tạo ra nhận thức về một toàn thể văn hóa.
Cả hai phái ủng hộ và chống đối dịch thuật đều có lý do đúng đắn. Trong thực tế, càng về sau, người ta càng ủng hộ việc dịch thuật. Lý do lớn là vì sự hữu ích của dịch.
Dựa lên lý luận của hai phe mâu thuẫn, có thể nói rằng: Có thơ dịch được. Có thơ dịch không được.
Nếu dịch, phải chấp nhận một số ưu điểm cũng như khuyết điểm của dịch. Trong các thứ dịch, khó nhất là dịch thơ, thứ tiếp là dịch triết. Sở dĩ thơ cho là khó nhất vì sự thẩm mỹ của ngôn ngữ. Hai vẻ đẹp khác nhau mà phải cố hòa nhập với nhau trong dịch thơ, trở thành thường xuyên nan giải. Giải quyết như thế nào là do sự chọn lựa của dịch giả.
3. Tiếng Vọng lại
Chuyện dịch đưa đến những kinh nghiệm:
– Những bài thơ mang chữ nghĩa không phức tạp, luận lý không quá tối tăm, ý tứ nhìn thấy được và người dịch cảm nhận được, bài thơ đó có thể dịch hoặc chuyển ngữ.
– Những bài thơ mà thi sĩ "chơi chữ", mang nhiều nghĩa có tính "đặc thù địa phương", "đặc thù dân tộc", hoặc vì "từ mới" được thi sĩ sáng tạo, không có trong tự điển, phải đoán mò, ví như thơ của thi sĩ Bùi Giáng, không thể nào dịch, cho dù chuyển ngữ.
– Những bài thơ mang ngôn ngữ bóng bẩy, chải chuốt, e rằng cũng không dịch nổi vì khó diễn đạt phong thái của nét đẹp đó.
Tôi mãi băn khoăn về sự khác biệt giữa hai cụm chữ, Dịch thuật và Chuyển ngữ. Tôi nghĩ, Chuyển ngữ, có bản chất tìm sự tương đương ý nghĩa giữa ngôn ngữ chính bản và ngôn ngữ chuyển. Dịch thuật đòi hỏi sáng tạo nhiều hơn. Về phương diện thơ, tôi nghĩ, Dịch thuật có lẽ chính xác hơn Chuyển ngữ.
Băn khoăn khác, khi dịch từng bài thơ, người dịch có thể chọn bài mình thích, chọn bài mình cảm nhận, bài mà mình có thể dịch thông suốt. Khi giới thiệu một thi sĩ, thường phải dịch khá nhiều bài để trình bày nhiều giai đoạn hoặc sự thay đổi của thi sĩ. Người dịch phải đối diện nhiều bài thơ phức tạp, nhiều bài thơ vượt ngoài tầm tay. Người dịch phải làm những chọn lựa nguy hiểm và liều lĩnh. Giải quyết như thế nào là do sự chọn lựa của dịch giả.
Dịch bao gồm dịch chữ, dịch văn phạm, dịch câu, dịch văn phong, dịch sự đồng dạng và khác biệt. Nhất là sự khác biệt. Cùng một ngôn ngữ mà đôi khi không giải quyết được sự khác biệt, huống chi là hai ngôn ngữ khác nhau. Hai ngôn ngữ, hai dân tộc, hai văn hóa, hai lịch sử, hai phong tục... cái gì cũng là hai ngả, lúc song song, lúc rẽ xa... nên sự khác biệt thường xuyên xảy ra. Giải quyết sự khác biệt này trong phong cách thi ca là điều khó nhất của dịch thơ. Có lúc thông có lúc bí, có lúc hoàn toàn chịu trách nhiệm về con đường phải chọn. Chọn dịch cho người đọc có thể hiểu được, phải chăng là một chọn lựa tốt?
Dịch cho người đọc dễ hiểu, thường khi gặp trở ngại "mất tính thơ". Đọc như đọc văn xuôi thì mất tính thơ. Đọc không thấy thi vị, mất tính thơ. Lại là một sự lựa chọn mà người dịch phải đối diện một cách nghiêm chỉnh.
Trong tiếng Việt, thơ Việt, đôi lúc phải mượn vần điệp, nhịp và âm sắc để tạo tính thơ khi dịch thơ. Mặc dù chúng ta đều biết vần điệu, nhịp phách, âm sắc không phải là thơ.
Chọn thể thơ để dịch cũng là điều cần quan tâm. Mỗi thể thơ cưu mang nhạc điệu, vần điệu và cá tính đặc thù vì vậy mỗi bài thơ nguyên bản sẽ có một thể thơ dịch đồng dạng hoặc thích hợp hơn thể thơ khác. Ví dụ, Lục Bát là một thể thơ giới hạn trong 6 và 8 chữ và giới hạn trong yêu vận, cước vận; lại giới hạn bởi âm bằng trắc; mang bản chất hiền hòa, dịu dàng, dễ cảm động lòng người. Nếu dùng thể thơ này để dịch bài thơ có chiến tranh hoặc mang tính náo động, thường sẽ ít có cơ hội thành công.
Dịch đương đầu với chuyện vô cùng khó, đó là thẩm mỹ tương đối. Thẩm mỹ tuyệt đối chỉ có một nhưng thẩm mỹ tương đối của mỗi ngôn ngữ thì khác nhau, có khi cách biệt rất xa. Công việc lớn nhất của dịch là mang vẻ đẹp của bài thơ nguyên bản vào một vẻ đẹp khác của bài thơ dịch. Làm thế nào để phẫu thuật cho mỹ nhân này gần giống mỹ nhân kia? bản lãnh của người dịch được chứng minh trong lãnh vực này.
Sau cùng, lời nói của nhà văn Anh, George Borrow có vẻ rất gần gũi:
Translation is at best an echo.
Dịch thuật dù hay nhất vẫn là một tiếng vọng.
Ông không nói là tiếng thâu lại, 'copy', phát lại mà là vọng lại. Ra bờ biển, la lớn vào đại dương, tiếng la biến mất vào bao la. Đứng trong khe núi, đứng giữa thung lũng, thò đầu xuống giếng, la to, tiếng ta vọng lại ầm ù.
Trước khi vọng,
tiếng chính phải chạm vào một vật gì để dội. Tiếng vọng khác với tiếng chính vì
trong tiếng vọng có những thứ tiếng khác: như tiếng gió, tiếng rì rào của cây
lá, tiếng mưa, chim hót, vượn kêu... v.v. ở mỗi vị trí, vị thế, tiếng vọng mang
theo nhiều tiếng động, nhiều âm thanh khác... cho dù tai người không bắt được.
Sự khác biệt lớn nữa là nhạc điệu. Tiếng vọng và tiếng chính rất khác nhau về
nhạc điệu. Tiếng vọng có âm vang, hòa âm chính. Tiếng vọng có âm nhái làm khác
nhịp âm chính.
Dịch thơ có thể thấy trong ẩn dụ này. Thơ dịch chạm vào hồn người dịch, vang dội lại. Rồi tiếng dội này, dội lại một lần nữa từ hồn người đọc. Và thơ dịch như tiếng vọng, cho dù bắt chước, đồng dạng hay mô phỏng tiếng chính, sẽ mang theo một số "thứ" mà tiếng chính không có. Còn nhịp điệu, tất nhiên, tiếng vọng sẽ nghiêng về phía nhịp điệu của ngôn ngữ dịch, nhịp điệu quê hương, nhịp điệu dân tộc, nhịp điệu của thơ trong ngôn ngữ dịch.
Tôi chọn bài thơ Vì Sao Tôi Không Phải Là Họa Sĩ của thi sĩ Frank O'Hara để mở đầu vì tôi yêu thích điều ông diễn đạt: Bức tranh định vẽ cá mòi rồi không vẽ cá mòi nhưng đặt tên Cá Mòi. Bài thơ muốn viết màu vàng cam mà viết xong mười hai bài vẫn không có chữ vàng cam. Cuối cùng đặt tựa đề: Vàng Cam. Tôi rất thích dịch thơ mà dịch không tới nên chọn cho mình một chữ khác: Chuyển Thơ.
Dịch thơ có thể thấy trong ẩn dụ này. Thơ dịch chạm vào hồn người dịch, vang dội lại. Rồi tiếng dội này, dội lại một lần nữa từ hồn người đọc. Và thơ dịch như tiếng vọng, cho dù bắt chước, đồng dạng hay mô phỏng tiếng chính, sẽ mang theo một số "thứ" mà tiếng chính không có. Còn nhịp điệu, tất nhiên, tiếng vọng sẽ nghiêng về phía nhịp điệu của ngôn ngữ dịch, nhịp điệu quê hương, nhịp điệu dân tộc, nhịp điệu của thơ trong ngôn ngữ dịch.
Tôi chọn bài thơ Vì Sao Tôi Không Phải Là Họa Sĩ của thi sĩ Frank O'Hara để mở đầu vì tôi yêu thích điều ông diễn đạt: Bức tranh định vẽ cá mòi rồi không vẽ cá mòi nhưng đặt tên Cá Mòi. Bài thơ muốn viết màu vàng cam mà viết xong mười hai bài vẫn không có chữ vàng cam. Cuối cùng đặt tựa đề: Vàng Cam. Tôi rất thích dịch thơ mà dịch không tới nên chọn cho mình một chữ khác: Chuyển Thơ.
Ngu Yên
Trích từ “Đọc Thơ Trước Nửa Đêm.”
(Việt Báo)