Formosa: Truyền Hình Nhà Nước Dối Trá
Người trong cuộc nói về một phóng sự của VTV1
RFA
Tàu
cá nằm bến ở một tỉnh miền Trung sau thảm họa Formosa. RFA photo
Truyền thông Nhà nước từ cấp trung ương đến địa
phương trong thời gian qua loan tin cho rằng những ngư dân là giáo dân Công
giáo tại các tỉnh miền Trung nghe lời xúi giục của các vị linh mục quản xứ.
"Dối dân"
Vào ngày 24/3/2017 vừa qua, trong bản tin lúc 19h tối
trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam có loan tải một
phóng sự nói về việc biển miền Trung đã sạch sau thảm hoạ môi trường Formosa,
ngư dân Hà Tĩnh đã trở lại biển, đánh bắt được sản lượng lớn, bán được giá;
công việc chi trả bồi thường, hỗ trợ đã thoả đáng; đặc biệt là nhắc đến giáo
dân Nghệ An “bị xúi giục, kích động gây rối” bởi các linh mục, tu sĩ, với
hình ảnh Cha J.B. Nguyễn Đình Thục trên đường dẫn người dân đi khởi kiện
Formosa ngày 14/2/2017.
Ông
Mai Quang Hanh - một ngư dân 53 tuổi tại xã Kỳ Lợi nói rằng, ông không thể chấp nhận
với nội dung phóng sự trên của VTV1.
“Thực chất chúng tôi đã và đang sống
trong thiệt hại của Formosa xả thải đây. Biển chưa bao
giờ sạch cả mà cứ nói biển đã sạch, tôi không thể nào chấp nhận được. Ngay
cả chính quyền, ông nào cấp nào nói biển sạch tôi không thể chấp nhận cách nói
như thế, nói như thế là dối dân, là không đúng.”
Theo ông Hanh, có thể những con thuyền đánh cá mà
VTV quay trong phóng sự là đánh ở ngoài khơi xa, cách bờ hơn 20 hải lý hoặc
vùng ngư trường khác - những vùng không bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ môi trường do
Formosa gây ra. Còn tại vùng biển ngay sát khu kinh tế Vũng Áng không có cá để
đánh bắt, mà nếu có đánh bắt được cũng không tiêu thụ được.
Còn ông Hoàng
Trinh Danh - một ngư dân lão luyện 64 tuổi thì nói sẵn sàng tiếp đón phóng
viên VTV để chỉ cho họ thấy thực tế:
“Nếu muốn chính xác thì về tại thôn Đông
Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh. Nguồn hải sản bây giờ cạn
kiệt, mực bây giờ ngày càng hiếm, tôm hùm thậm chí không có một con, còn ghẹ
cua dọc biển chết sạch, chỉ mấy con cá trích chạy lăng nhăng chạy bên
ngoài thôi, về đây tôi chỉ cho thấy.”
Linh
mục Phê-rô Trần Đình Lai - quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà
Tĩnh cho biết thu nhập của người dân giảm sút và chưa dám ăn hải sản được đánh
bắt.
“Bây giờ rất hiếm
cá. Nếu bắt được thì bán cũng chỉ được 1/3 hoặc cùng lắm là một nửa
thôi. Nhưng họ bán chứ đâu dám ăn, một số người dám ăn nhưng vẫn nơm nớp lo sợ
”
Còn tại cảng cá xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, chúng
tôi gặp gỡ một số ngư dân đang sửa soạn lưới.
“Dầu đắt. Mọi khi 1 tấn cá đi được 2, 3
ngày dầu. Còn giờ đi 1 tấn cá có ai bù dầu cho?”
Theo những gì họ chia sẻ, tuy giá cá rẻ hơn trước
khi có thảm hoạ Formosa, nhưng cũng rất khó tiêu thụ, vì không có người mua.
Bên cạnh đó, nhiều người lao động chính trên các tàu cá chưa nhận được tiền hỗ
trợ, bồi thường theo quyết định 1880 của Thủ tướng.
Mục đích của VTV1 là gì?
Một
cảng cá ở miền Trung với những chiếc tàu không ra khơi sau thảm họa Formosa.
RFA photo
Về nội dung hàng trăm giáo dân xã Quỳnh Ngọc, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị “xúi giục, kích động” tụ tập, khiếu kiện “trái pháp
luật”, trong đó sử dụng nhiều đoạn clip có hình ảnh của Linh mục J.B. Nguyễn
Đình Thục - quản xứ Song Ngọc đi cùng người dân đưa đơn khởi kiện, yêu cầu
Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại ngày 14/2/2017 trong phóng sự của VTV1, Linh mục Nguyễn Đình Thục cho rằng, từ xưa đến nay, hệ thống truyền thông quốc doanh luôn nói
có lợi cho chính quyền và đảng cộng sản, kể cả vu khống, bôi nhọ, mạ lị người
khác:
“Việc tôi cùng với người dân và tôi giúp
người dân trong việc đi kiện Formosa là việc được pháp luật quy định, nhưng
chính phủ không làm nên người dân trong cộng đoàn của chúng tôi bị thiệt hại và
đau khổ, thì tôi phải làm. Tôi làm lẽ ra họ khuyến khích, đằng này thì họ lại
vu khống bảo tôi rằng làm như vậy là kích động quần chúng. Tôi chẳng có gì kích
động cả.”
Linh mục Nguyễn Đình Thục nhấn mạnh, ông đã khuyên
răn, hướng dẫn người dân đi khởi kiện tuân thủ an toàn giao thông, giữ tinh thần
ôn hoà, không được gây ra bạo động, nhằm giữ gìn hình ảnh đẹp.
Linh
mục An-tôn Đặng Hữu Nam - quản xứ Phú Yên, huyện Quỳnh
Lưu, người từng bị truyền hình tỉnh Nghệ An làm điều tương tự như với Linh mục
Nguyễn Đình Thục khẳng định rằng, người dân có quyền
khởi kiện đòi Formosa bồi thường thiệt hại, việc VTV “kết tội” các vị linh mục
là hoàn toàn sai trái.
“Tôi cũng cần họ trung thực bằng cách những
gì tôi nói thì đưa lên đừng cắt xén, đừng vu khống, đừng chụp mũ.”
Một
số nhà quan sát cho rằng, VTV1 hay truyền hình Nghệ An có những bài phóng sự
như vậy nhằm dọn đường dư luận cho 1 số hành động nào đó nhắm vào các linh mục,
hoặc ngăn cản người dân Quỳnh Lưu khởi kiện Formosa:
“Vì lương tâm, vì trách nhiệm,
vì tình thương với người dân của chúng tôi thì chúng tôi giúp dân nên tôi chẳng
lo sợ gì chuyện đó. Một khi họ muốn bắt chúng tôi thì họ không cần phải có bằng
chứng.”
Linh mục Nguyễn Đình Thục nhắc lại thêm về sứ mệnh của
một người mục tử, lắng nghe tiếng nói của Chúa, của lương tâm, nên bất chấp mọi
trấn áp, hiểm nguy để nói điều đúng và làm điều tốt.
Công luận cho rằng một phóng sự cần phải đa chiều,
khách quan và trung thực. Thế nhưng phóng sự ngày 24/3/2017 của VTV1 như vừa
nêu bị chính những người trong cuộc và người nắm rõ vấn đề chỉ rõ có quá
nhiều ngụy tạo, qui chụp. Họ có thể được chứng minh những điểm sai trái đó một
cách dễ dàng vì không gì có thể che đậy sự thật mãi được!
Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo
Gia
Minh (RFA)
Cảnh
mua bán hải sản tại một cảng cá ở Đà Nẵng trước khi có thảm họa Formosa. AFP
photo
Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng
Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt gây tác động
nặng nề đến cuộc sống người dân sống ven biển các tỉnh
miền Trung.
Sau cả năm chịu tác động, đến nay cuộc sống
của họ ra sao?
Một người dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh
Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh hiện nay của họ.
Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với người dân ra xã
biểu tỉnh từ ngày 28 tháng 3:
Ba ngày vừa rồi thì trước hết có dân quân của xã
cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con vào nhiều hơn,
gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn
nộ đợi Ủy ban nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân.
Gia Minh: Lâu
nay báo Nghệ an, báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình Trung ương cho rằng người dân bị
các linh mục ở Vinh kích động để đi biểu tình. Là người đang đòi hỏi quyền lợi
thì ông thấy điều mà báo chí và truyền hình nhà nước nói ra sao?
Người dân Thạch Bằng: Thưa
anh, hiện nay truyền hình nhà nước bảo vệ chính quyền chứ không bảo vệ cho người
dân cho nên bây giờ nói sai lệch thông tin tất cả. Mong
toàn thế giới hiểu cho rằng thông tin của nhà nước sai lệch, bóp méo sự thật.
Gia Minh: Suốt
cả năm nay không có công ăn việc làm, không có kế mưu sinh thì làm sao mà sống
được? Và mọi người có cách nào để mà tồn tại trong thời gian qua?
Người dân Thạch Bằng: Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về
không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp.
Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện
nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của
nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến
tình trạng chết đói.
Trong xã Thạch Bằng, hiện nay người đông mà đất thì
chật. Nếu mà chuyển đổi ngành nghề thì không có vì đất chật mà người thì đông.Vốn
thì nhà nước nói cho vay nhưng cũng không có cho vay để phát triển các nghề
nghiệp khác. Dân chúng tôi, riêng ở đây không có ngành nghề nào khác ngoài đi
biển và buôn bán. Và bây giờ trông chờ ở biển bình yên và biển phải sạch thì
mưu sinh của chúng tôi mới có được, cuộc sống mới bình yên.
Gia Minh: Thực
tế lâu nay làm sao sống được khi không có gì để sống và lấy gì mà sống?
Người dân Thạch Bằng: Bây
giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn? Mọi
người vay mượn kiếm kế để đủ sống hằng ngày. Bây giờ đang đi vay mượn. Anh thì
mượn em; Em thì mượn chị; Chị thì mượn bác; Bác thì mượn cô… Anh em mình ở xa
quê cung cấp về để anh em mình có cuộc sống tạm qua những ngày tháng vừa rồi.Tính
đến nay, không có nghề nghiệp gì nữa thì có thể là chuyển di cư vào miền Nam hoặc
là đi Thái Lan hay Campuchia làm ăn chứ ở đây không thể đảm bảo cuộc sống được.
Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc
làm. Và hiện nay tương lai ăn học của các em cũng không còn nữa. Cha mẹ
không có tiền cung cấp cho con ăn học. Nguy cơ ảnh hưởng rất lâu dài sau nầy. Một
số các em trung cấp, đại học đã bỏ học. Chương trình 3 năm mà mới học có 2 năm
cũng đã bỏ. Và sẽ dẫn đến thất học hoàn toàn.
Gia Minh: Ngay
sau khi thảm họa xảy ra thì có một số tổ chức cứu trợ. Vậy lúc nầy ông thấy
chuyện cứu trợ có còn không?
Người dân Thạch Bằng: Khi
bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tháng 4 thì đến tháng 5 thì có một số hội Chữ Thập Đỏ,
Địa phận Vinh rồi một số hội Bác Ái ở các vùng Sài Gòn ra. Tháng 5, tháng 6,
các nhà Tình Thương cho mỗi gia đình từ 5 kilô gạo đến 1hoặc 2 yến. Cuộc sống từ tháng 4 cho đến tháng 8 cuộc sống cũng qua ngày
được nhờ sự cứu trợ của các hội Chữ Thập Đỏ, của các ân nhân, của Mái ấm tình
Thương; nhất là ở địa phận Vinh cũng như của các xứ ở gần tỉnh Hà Tĩnh
và Nghệ An đã cung cấp gạo cho bà con tạm ổn mấy tháng vừa qua. Bây giờ thì đã
cạn kiệt cũng như địa phận Vinh cũng đã cạn kiệt, không có để mà cứu trợ cho
dân.
Gia Minh: Cảm
ơn ông rất nhiều về những thông tin mà ông vừa cho biết.