27.04.2017

Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế ra phúc trình 2017

Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế ra phúc trình 2017


Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF vào ngày 26 tháng tư công bố phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo tại một số quốc gia.

Trang web của uscirf.gov.  Photo: uscirf.gov.

Chủ tịch USCIRF, linh mục Thomas Reese, phát biểu nhân dịp công bố phúc trình rằng về mặt tổng quát USCIRF kết luận tình hình vi phạm tự do tôn giáo đang ngày càng xấu đi cả về chiều sâu và diện rộng. Trong phúc trình năm nay, USCIRF kêu gọi Quốc hội và Chính quyền Hoa Kỳ kiên trì nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo cho tất cả mọi người, ở mọi nơi thông qua những tuyên bố công cũng như ở những cuộc gặp chung hay riêng.


Trong phúc trình năm nay, USCIRF kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa Nga vào diện quốc gia cần quan tâm- CPC vì Matxcova tiếp tục sử dụng luật gọi là chống cực đoan như công cụ giới hạn quyền tự do của nhiều giáo phái khác nhau.

Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo: Việt Nam xứng đáng vào danh sách CPCFormularbeginnFormularende

Trong bản phúc trình thường niên được Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, hay USCIRF) công bố ngày hôm nay, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia thuộc danh sách hàng đầu mà USCIRF khuyến nghị Hành Pháp của Tổng Thống Trump chỉ định là Quốc Gia Đáng Quan Ngại Đặc Biệt (CPC) vì lý do đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng. Ba quốc gia kia là: Trung cộng, Bắc Triều Tiên và Miến Điện.

USCIRF thừa nhận trong năm qua Việt Nam có một số tiến triển trong cải thiện điều kiện cho quyền tự do tôn giáo. Tuy vậy, tình trạng đàn áp tôn giáo còn phổ biến và nghiêm trọng ở Việt Nam. Nhiều vi phạm nghiêm trọng vẫn tiếp diễn, đặc biệt đối với những cộng đồng thiểu số ở những vùng nông thôn tại một số tỉnh.

Bản phúc trình trưng dẫn một số trường hợp điển hình về hành vi đán áp tôn giáo nghiêm trọng nhắm vào Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, Quang Minh Tự là ngôi chùa Phật Giáo Hoà Hảo duy nhất chưa bị cưỡng đoạt bởi tổ chức Phật Giáo Hoà Hảo do nhà nước thành lập, cộng đồng người Hmong theo đạo Dương Văn Mình, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, Phật Giáo Khmer Krom…

Một trường hợp nổi bật là hồ sơ Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng. Để vận động quốc tế can thiệp cho chồng là Ms. Chính đang bị án 11 năm tù, ngày 30 tháng 3 năm 2016 Bà Hồng đã gặp phái đoàn về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; liền sau đó công an địa phương đã liên tục bắt và tra tấn bà trong nhiều tuần. Mới đây USCIRF đã chọn hồ sơ Ms. Chính và Bà Hồng làm làm biểu tượng cho tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam và để vận động đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.


Bích chương của USCIRF để dùng vận động đưa một số quốc gia vào danh sách CPC

Bản phúc trình cũng nêu ra một số cải thiện trong chính sách của Việt Nam đối với các tôn giáo trong năm 2016 mà nổi bật là Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua:

Luật mở rộng tư cách pháp lý đến một số tổ chức tôn giáo; giảm thời gian các tổ chức tôn giáo phải chờ đợi để đăng ký với chính phủ; khuyến khích thành lập các trường tôn giáo hoặc cơ sở giáo dục khác; thay đổi từ chỗ chính quyền chấp thuận nay đến thông báo, ví dụ, đối với việc phong giáo phẩm và một số hoạt động cụ thể.”

Tuy nhiên, theo bản phúc trình thì luật này, sẽ hiệu lực tháng 1 năm 2018, còn nhiều bất cập:

Luật này hạn chế những quyền tự do bằng các điều bắt buộc phiền hà và cho phép chính quyền Việt Nam can thiệp trên phạm vi rộng vào nhiều khía cạnh của đời sống tôn giáo. Các nhà phê bình tin là những cải thiện khiêm tốn của luật này chỉ làm lợi nhiều cho các tổ chức tôn giáo đã đăng ký, được nhà nước công nhận.”

Cân nhắc giữa một số thay đổi tích cực và nhiều điểm tiêu cực còn tồn đọng, USCIRF khuyến nghị Chính Phủ Hoa Kỳ “[đ]ưa Việt Nam vào danh sách các Quốc Gia Đáng Quan Ngại” chiếu theo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được bổ sung cuối năm 2016.

USCIRF cũng kêu gọi Hành Pháp Hoa Kỳ “sử dụng các công cụ có mục đích chống lại các viên chức và cơ quan được xác định là đã tham gia hoặc chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo.”

Tin RFA, Machsongmedia.com


Bản phúc trình của USCIRF (tiếng Anh):