14.06.2017

BPSOS công bố danh sách 4 để đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky

FormularbeginnFormularende
Danh sách 15 giới chức liên quan đến vụ đàn áp blogger Tạ Phong Tần
Hôm nay, tổ chức BPSOS công bố danh sách đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu gồm 15 giới chức chính quyền Việt Nam liên quan đến tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần.
Đây là danh sách thứ 4 và đến cuối tháng 6 này mỗi tuần chúng tôi sẽ công bố thêm 1 danh sách,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

Cuối tháng 3, BPSOS đã chuyển 6 danh sách đề nghị chế tài cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tại buổi điều trần ngày 25 tháng 5 vừa qua, Ts. Thắng đã nộp các danh sách này cho Quốc Hội.
Theo Ts. Thắng, mỗi hồ sơ được chọn để lập danh sách đề nghị chế tài đều có những yếu tố đặc biệt của nó. “Thời điểm công bố được chọn để tác động mạnh nhất lên chính sách của Hoa Kỳ.”
Danh sách 1 liên quan đến hồ sơ Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng được công bố ngày 3 tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc họp báo do Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ngày 6 tháng 4. Tại buổi họp bào, Uỷ Hội công bố chọn hồ sơ MS Chính và Bà Hồng làm hồ sơ tiêu biểu về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam để kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC). Danh sách 1 gồm danh tính của 25 giới chức chính quyền Việt Nam.
Danh sách 2 liên quan đến hồ sơ Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng được công bố ngày 27 tháng 4 để mở đầu cuộc vận động Hành Pháp Trump thể hiện thái độ đới với tình trạng đàn áp tôn giáo và cướp đất đang diễn ra ở Việt Nam. Liền sau đó, BPSOS kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam dời địa điểm tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2017 đến một nơi khác hơn Thành Phố Đà Nẵng vì chính quyền Đà Nẵng là thủ phạm của cuộc đàn áp đẫm máu nhằm cướp trắng đất của Giáo Xứ Cồn Dầu. Danh sách này gồm 20 danh tính giới chức chính quyền và một chủ tập đoàn kinh doanh.
Danh sách 3 liên quan đến hồ sơ của Ông Nguyễn Bắc Truyển và các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở Lấp Vò, Đồng Tháp, được công bố ngày 22 tháng 5 để chuẩn bị cho cuộc điều trần ngày 25 tháng 5 về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Tại buổi điều trần, trường hợp Ông Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ PGHH, chết trong đồn công an Tỉnh Vĩnh Long đã được nêu lên và tạo xúc động cho nhiều dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cũng vậy, hôm nay chúng tôi công bố danh sách các giới chức Việt Nam liên quan đến hồ sơ của Bà Tạ Phong Tần là có lý do của nó,” Ts. Thắng giải thích. “Đây là hồ sơ mà chính nạn nhân và cũng là nhân chứng đang có mặt ở Hoa Kỳ.”
Theo Ông cho biết, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ bắt đầu quy trình cứu xét và thẩm tra các hồ sơ mà họ nhận được để kịp soạn bản phúc trình gửi cho Quốc Hội trước ngày 10 tháng 12 năm nay.
Chúng tôi muốn nhắc nhở họ rằng, với hồ sơ này việc kiểm chứng thông tin mà chúng tôi cung cấp là rất dễ dàng vì có thể tiếp xúc trực tiếp với nhân chứng,” Ts. Thắng nói.
Ts. Thắng cũng cho biết là các danh sách đề nghị chế tài sẽ được sự dụng cho cuộc tổng vận động Quốc Hội Hoa kỳ ngày 29 tháng 6 tới đây. Được biết dưới tên Ngày Vận Động Cho Việt Nam, cuộc tổng vận động hàng năm này quy tụ từ 500 đến 850 người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ. [Xin vào đây để ghi danh tham gia cuộc tổng vận động năm nay: http://tiny.cc/VNAD2017 hay liên lạc qua email: bpsos@bpsos.org

Danh sách 4 đề nghị chế tài gồm 15 danh tính:
(1)    Đại Tá Lê Hồng Hà, Sở Công An TP Hồ Chí Minh, người ký quyết định truy tố Bà Tạ Phong Tần.

(2)    Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám Đốc Viện Kiểm Sát TP Hồ Chí Minh, người quyết định bắt và điều tra Bà Tạ Phong Tần

(3)    Dương Thị Ngọc Thúy, Viện Kiểm Sát TP Hồ Chí Minh, người ký lệnh gia hạn thời gian tạm giam Bà Tần

(4)    Vũ Phi Long, Chánh Án toà Hình Sự, Tp Hồ Chí Minh, người trách nhiệm về bản án 10 năm tù đối với Bà Tần


                                                                 Vũ Phi Long

(5)    Lê Thành Văn, Thẩm Phán, Toà Phúc Thẩm, TP HCM


                                                               Lê Thành Văn

(6)    Huỳnh Ngọc Ánh, Thẩm Phán, Toà Sơ Thẩm TP HCM


                                                               Huỳnh Ngọc Ánh

(7)    Đại tá Lường Văn Tuyến, Giám thị Trại Giam số 5 (thuộc Bộ Công An), Thanh Hóa

(8)    Thượng tá Nguyễn Thị Can, nguyên Phó Giám thị Trại Giam số 5, Thanh Hóa, đã nghỉ hưu năm 2014. Thời gian đương chức đã quản lý, đàn áp các nữ tù nhân chính trị: Lê Thị Công Nhân, Hồ Thị Bích Khương, Phạm Thị Lộc, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần.


                                                 Nguyễn Thị Can

(9)    Thượng tá Nguyễn Thị Hương, Phó Giám thị Trại Giam số 5, Thanh Hóa, đương chức. Đã quản lý, đàn áp các nữ tù nhân chính trị: Hồ Thị Bích Khương, Phạm Thị Lộc, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu.


                                            Nguyễn Thị Hương

Các đồng phạm đắc lực của Đại Tá Lường Văn Tuyến, Thượng Tá Nguyễn Thị Can và Thượng Tá Nguyễn Thị Hương:
(10) Trung tá Lê Thị Tuyết - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa


                                                       Lê Thị Tuyết

(11) Đại úy Đoàn Thị Ánh Hồng - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa


                                                Đoàn Thị Ánh Hồng và Trịnh Thị Hiền

(12) Thiếu tá Trịnh Thị Hiền - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(13) Đại úy Lê Thị Tuyết Mai - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa


                                               Lê Thị Tuyết Mai và Nguyễn Văn Tuyến

(14) Đại úy Nguyễn Văn Tuyến - Trinh sát K1, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(15) Thiếu tá Nguyễn Gia Lượng - Trinh sát K1, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa


                                                Nguyễn Gia Lượng

Đọc thêm: