HOA TỰ DO PHẢI TƯỚI BẰNG MÁU
"freedom is not free"
(Nhân mùa tang Yên bái 17.6.1930-2017)
Anh hùng Nguyễn
Thái Học là một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội. Ban đầu anh học chữ
Hán. Sau ra học chữ Pháp ở trường tỉnh Vĩnh Yên. Tốt nghiệp rồi, ra học trường
sư phạm ở Hà thành. Sau lại học trường Cao Đẳng Thương Mại. Trong đời học sinh,
người bạn thân nhất của anh là đồng chí Hồ Văn Mịch. (Anh này cũng là một trong
những người sáng lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1929, bị bắt và bị đày, mất
ở Côn Lôn. Ở đấy, anh em có dựng trên mộ một cái bia bằng xi măng, khắc mấy chữ
“Hồ Văn Mịch, 1930” để làm kỷ niệm).
Ông Nguyễn Thái Học thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, chủ trương bạo động
chống Pháp, được sự tham gia đông đảo của giới thanh niên. Cuộc tổng khởi nghĩa
năm 1930 bị thất bại, ông cùng 12 đồng chí bước lên máy chém ở Yên Báy. Trước
khi chết ông bình tĩnh nhìn dân chúng, mỉm cười rồi hô to: "Việt Nam Muôn Năm".
“Mục đích và tôn chỉ của Đảng là làm một cuộc
cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên
một nước Việt Nam độc lập Cộng Hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức
trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ đặc biệt là các lân quốc: Ai Lao
và Cao Miên.”
Sau khi cuộc tổng
tấn công của VNQDĐ ngày 10.2.1930 bị thất bại, thực dân Pháp thành lập một Hội
đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung
thân khổ sai, một số tự sát còn lại bị hành hình như:
Ngày 11 tháng 2
năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu đập đầu tự
sát trong ngục thất ở Hưng Hóa.
Ngày 8 tháng 3
năm 1930, Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp,
Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng bị xử chém tại Yên Báy.
Ngày 17 tháng 6
năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí
bị xử chém tại Yên Báy.
Ngày 18 tháng 6
năm 1930, Nguyễn Thị Giang ( cô Giang
) vợ Nguyễn Thái Học dùng súng tự sát ở gốc cây đề làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên
nay là tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 7 tháng 9
năm 1930, Đỗ Thị Tâm nuốt giải yếm tự
sát trong ngục thất ở Hà Nội. Khi ấy cô được 18 tuổi.
Ngày 22 tháng 11
năm 1930, Nguyễn Văn Toại và 4 đồng chí
bị xử chém tại Phú Thọ.
Tháng 12 năm
1930, Đoàn Trần Nghiệp, hay Đặng Trần
Nghiệp, tức Ký Con, và 6 đồng chí bị xử chém tại trước cổng
nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội.
Ngày 23 tháng 6
năm 1931, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo,
Trần Nhật Đồng và một số đồng chí bị xử chém tại Hải Dương.
Ngày 23 tháng 6 năm 1931, Lê Hữu Cảnh bị hành hình trước cổng ngục thất Hỏa Lò Hà Nội.
Năm 1936, Sư Trạch tự sát tại ngục thất ở Guyane
thuộc Pháp.
Không rõ tháng năm, Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Triều, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng, Phạm Văn Khuê bị hành hình trước ngục thất Hỏa Lò, Hà Nội.
Cuộc tổng khởi
nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong dân gian có truyền tụng bài thơ, cho rằng
đó là sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:
Kìa cơn gió thổi lá rung cây
Rung Bác sang Nam, đông tới tây
Tan Tác KIẾN kiều AN đất nước
Xác xơ CỔ thụ sạch AM mây
Sơn LÂM nổi sóngmù THAO cát
HƯNG địa tràn dâng HÓA nước đầy
Một gió một YÊN ai sùng BÁI
Cha con người VĨNH BẢO cho hay.
Rung Bác sang Nam, đông tới tây
Tan Tác KIẾN kiều AN đất nước
Xác xơ CỔ thụ sạch AM mây
Sơn LÂM nổi sóngmù THAO cát
HƯNG địa tràn dâng HÓA nước đầy
Một gió một YÊN ai sùng BÁI
Cha con người VĨNH BẢO cho hay.
Bài thơ nầy ứng
nghiệm về tên các nơi khởi nghĩa của VNQDĐ do anh hùng Nguyễn Thái Học lãnh đạo.
Tên các nơi khởi nghĩa ( viết hoa trong bài thơ) có ghi trong mấy câu thơ kể
trên.
Đây là một trang sử đau thương nhưng bất khuất, oanh liệt với những
anh hùng thật sư vì nước vì dân, mà Việt tộc chúng ta có quyền hãnh diện và tự
hào. những trái tim đang nhỏ lệ vì sự thống khổ của Việt tộc hôm nay, không
phân biệt tôn giáo, tuổi tác, giai cấp, xuất thân có bổn phận phải ghi nhớ những
đoá hoa máu đã chết cho dân tộc chúng ta được sống và nước nam được độc lập.
“Người cộng sản”
có thể tưởng tượng rồi dựng nên một anh hùng “Phịa” Lê Văn Tám đứng sừng sững
trong công viên giữa lòng TP/Sài Gòn để vinh danh.
Nhưng tất cả những
chính đảng quốc gia chúng ta - bịp bợm và vong bản - thì không! Chúng ta khi luận
anh hùng thì sẽ thấy được hào quang sẽ phát sáng nơi đâu.
Tại miền Nam,
các chiến sĩ VNQDĐ bị xét xử từ ngày 15/7/1930. Ngày 18/7, ba cán bộ VNQDĐ bị kết
án 5 năm khổ sai, đầy ra Côn Đảo
DANH SÁCH ANH HÙNG VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VỊ
QUỐC VONG THÂN
1. Xứ Nhu Nguyễn
Khắc Nhu, 47 tuổi, quê Phủ Lạng Thương, Bắc Giang, tự tử trong ngục Phú Thọ.
2. Hạ sĩ [Cai] Nguyên, bị xử bắn ngày 11/2/1930 tại Yên Báy.
3. Hạ sĩ [Cai] Tính, bị xử bắn ngày 11/2/1930 tại Yên Báy.
Tuẫn quốc ngày 8/3/1930 (9/2 Canh Ngọ) tại Yên Báy:
1. Ngô Hải Hoằng,
Hạ sĩ [cai].
2. Nguyễn Thanh Thuyết, Hạ sĩ.
3. Đặng Văn Lương, nông dân.
4. Đặng Văn Tiếp, nông dân.
13 vị tuẫn quốc ngày 17/6/1930 (21/5 Canh Ngọ) tại Yên
Báy:
1. Nguyễn Thái Học,
26 tuổi, làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương.
2. Phó Đức Chính, 23 tuổi, cán sự lục lộ tại Savanakhet, sinh quán làng Đa Ngưu, Bắc Ninh.
3. Nguyễn An, 31 tuổi, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
4. Hà Văn Lạo, 25 tuổi, thợ hồ.
5. Đào Văn Nhít, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
6. Ngô Văn Du, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
7. Nguyễn Đức Thịnh, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
8. Nguyễn Văn Tiềm, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
9. Đỗ Văn Sứ, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
10. Bùi Văn Cửu, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
11. Nguyễn Như Liên, 20 tuổi, học sinh, sinh quán làng Cao Mại, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
12. Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
13. Bùi Tử Toàn, 37 tuổi, nông dân, sinh quán: làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
5 vị Anh hùng tuẫn quốc ngày 22/11/1930 (3/10 Canh Ngọ)
tại Phú Thọ:
1. Nguyễn Văn Toại,
tức Đồ Thúy, 33 tuổi, nguyên quán Lâm Thao, Phú Thọ.
2. Trần Văn Hợp, nguyên quán Thanh Ba, Phú Thọ.
3. Phạm Nhận, tức Đồ Điếc
4. Lê Xuân Huy, 31 tuổi, nông dân, nguyên quán Cổ Pháp, Bất Bạt, Sơn Tây.
5. Bùi Xuân Mai, nông dân, nguyên quán Bất Bạt, Sơn Tây.
9 VỊ ANH HÙNG VNQDĐ HY SINH TẠI HÀ NỘI:
Hy sinh vào cuối năm 1930:
1. Đặng (hay
Đoàn) Trần Nghiệp, tự Ký Con (1908-1931), phố Hàng Sơn, Hà Nội.
2. Lương Ngọc Tốn, tự Chánh Tốn.
3. Nguyễn Văn Nho
4. Nguyễn Quang Triều
5. Nguyễn Minh Luân
6. Nguyễn Trọng Bằng
7. Nguyễn Văn Khuê, tự Cai Khuê.
Hy sinh ngày 23/6/1931 (8/5 năm Tân Mùi):
8. Lê Hữu Cảnh (1895-1931), nhân viên hoả xa, quê Hoàn Long, Hà Đông.
9. Nguyễn Xuân Huân.
4 vị tuẫn quốc ngày 23/6/1931 (8/5 năm Tân Mùi) Tại Hải
Dương:
1. Trần Quang Diệu
(1888-1931), gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương.
2. Vũ Văn Giáo
3. Trần Nhật Đồng
4. Nguyễn Văn Phúc
Các anh hùng hy sinh hay tự vẫn:
1. Hoàng Đình Gị.
(Marty, VNQDĐ, p. 22)
2. Hoàng Đình Vĩ
3. Đỗ Thị Tâm
Họ đã chết để dân tộc được sống, lòng yêu nước luôn
là một giá trị văn hóa sâu sắc, là truyền thống, đạo lý của người Việt Nam suốt
bao đời nay, lòng yêu nước không bao giờ được đem cất vào trong góc nào đó của thư viện
hay trong các kệ sách của gia đình. Với hiểm hoạ mất nước đang gần kề, trước những
dấu hiệu bành trướng của bắc phương ngày càng rộn rịp trên biển đông mà đám đầu
lĩnh Ba Đình vẫn tiếp tục dọn mình học tập sâu sắc lẫn nâng cao nhận thức về
"chủ nghĩa hèn" và làm ngơ trước mọi hành động của thiên triều, quên
đi quyền lợi của Tổ quốc và dân tộc, thế nhưng giới trẻ ví trí thức VN vẫn ngũ
vùi trong tình trạng vô cãm.
Nhân mùa tang Yên Báy 17.6. 2017, người viết quyết nêu cao những hào khí
chống xâm lược các anh hùng VNQDĐ, để hâm nóng lại chủ nghĩa dân tộc của những
người con của mẹ VN trước chặng đường cứu nước trong đầu thế kỷ XXI. Một nén
tâm hương dâng lên các anh hùng VNQDĐ đã quyết tử cho nền độc lập của VN.(NPH
tô đậm và tô mầu)
Nguyen
Thi Hong
2.6.2017
Bài đọc thêm:
Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái
(Thời gian: 10
tháng 2 năm 1930. Địa điểm: Miền Bắc Việt Nam. Kết quả: Lực lượng khởi nghĩa bị
đánh bại. Đảng viên bị Pháp truy nã, giam cầm, lưu đày, hành quyết.)
Lá
cờ Việt Nam Quốc dân Đảng phất lên trong những ngày tổng khởi nghĩa)
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm
đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10
tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo. Mục
đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một
nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa.
Tỉnh
lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào
quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên
của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và
Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng
chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa
danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt
Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên
Bái.
Bối
cảnh
Sau
những tổn thất nặng nề do chính quyền thực dân gây ra, một số lãnh tụ của Việt
Nam Quốc Dân Đảng chủ trương phản công bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, chứ
không thể ngồi khoanh tay chờ bị tiêu diệt.
Từ
cách nhìn nhận đó, ngày 17 tháng 9 năm 1929, Chủ tịch Đảng Nguyễn Thái Học đã
triệu tập Hội nghị Đại biểu toàn quốc Việt Nam Quốc dân đảng tại Lạc Đạo, Hải
Dương, để bàn bạc và thống nhất kế hoạch khởi nghĩa. Tại hội nghị, Việt Nam Quốc
dân đảng bị chia thành phái chủ hoà (Lê Hữu Cảnh) và chủ chiến (Nguyễn Thái Học,
Nguyễn Khắc Nhu). Phái chủ chiến chiếm ưu thế trong hội nghị.
Sau
đó, Việt Nam Quốc dân đảng triệu tập Hội nghị Bắc Ninh, thống nhất kế hoạch và
phương thức tiến hành khởi nghĩa. Tăng cường vận động binh lính. Các cơ sở chế
tạo vũ khí được triển khai và đẩy mạnh. Công tác chuẩn bị sau đó gặp một số sự
cố như vụ sơ suất khi chế tạo bom, làm chết 3 đảng viên tại Bắc Ninh.
Trong
Hội nghị tiếp theo nhóm họp ở làng Võng La, xã Hạ Bì, Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
ngày 25 tháng 12 năm 1929, Quốc Dân Đảng khẳng định rằng cần phải tiến hành một
cuộc khởi nghĩa để phản công lại sự đàn áp của Pháp. Phạm Thành Dương phản bội
tổ chức tại Hội nghị.
Ngày
26 tháng 1 năm 1930, hội nghị tiếp theo được tổ chức tại làng Mỹ Xá, phủ Nam
Sách, tỉnh Hải Dương. Trong phiên họp ấy, đa số các đại biểu đều tán thành kế
hoạch "Tổng khởi nghĩa".
Cũng
trong cuộc họp này, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã vạch ra kế hoạch tấn công một số
đô thị và những yếu điểm quân sự của Pháp, bao gồm: Sơn Tây, Hải Dương, Hải
Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại, Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, và Hà
Nội. Chỉ huy các mặt trận cũng được chỉ định trong phiên họp lịch sử đó.
Trong
một cuộc họp bí mật khác, trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữa các lãnh
tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và Nguyễn Khắc Nhu, ngày giờ phát động cuộc
Tổng Khởi Nghĩa được ấn định là ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Chuẩn
bị
Việt
Nam Quốc Dân Đảng quyết định tiến hành cuộc Tổng Khởi Nghĩa đồng loạt ở một số
tỉnh Bắc Kỳ vào đêm 10 tháng 2 năm 1930, bao gồm các tỉnh: Yên Bái do Thanh
Giang, Nguyễn Văn Khôi; Sơn Tây do Phó Đức Chính; Hưng Hoá, Lâm Thao do Nguyễn
Khắc Nhu; Phả Lại, Hải Dương do Nguyễn Thái Học; Hải Phòng, Kiến An do Vũ Văn
Giản tức Vũ Hồng Khanh, và Hà Nội do Đoàn Trần Nghiệp.
Địa danh Yên Bái được lựa chọn
là một địa điểm của cuộc Tổng Khởi Nghĩa vì vị trí quan trọng của đô thị này
trên tuyến đường nối Hà Nội với Lào Cai và Vân Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc khởi
nghĩa ở Yên Bái, các cán bộ của Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thị
Bắc được phái tới thành lập và tổ chức binh đoàn Yên Bái, đồng thời gây dựng cơ
sở trong lực lượng lính khố đỏ tại đây. Sau đó, một chi bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng
gồm binh lính người Việt trong quân đội Pháp được thành lập, kể cả các quân
nhân Quản Cầm, Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết, và Cai Hoàng tức Ngô Hải
Hoàng. Lực lượng khởi nghĩa nhận được lời hứa ủng hộ của lính khố xanh và chi bộ
tại Xuân Lũng, Phú Thọ. Tuy nhiên, sắp tới ngày khởi nghĩa thì người chỉ huy là
Quản Cầm bị bệnh, đang chữa trị tại bệnh viện Lanessan. Quốc Dân Đảng liền cử
Trần Văn Liêm và Nguyễn Văn Khôi là những người không am hiểu về quân sự đến
lãnh đạo và cử Ngô Hải Hoàng thay Quản Cầm.
Ngày 9 tháng 2 năm 1930,
nhân cơ hội lễ hội đền Tuần Quán có nhiều người từ khắp nơi kéo về, lợi dụng dịp
này, đảng viên Quốc Dân Đảng đã chuyển dấu vũ khí đến Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa của
binh đoàn Yên Bái tấn công quân đội Pháp khởi sự vào ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Hành động
Chiến sự tại Yên Bái
Tối ngày 9 tháng 2 năm 1930,
ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trại lính, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và hội
với lực lượng binh lính nổi dậy bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm mũi đánh
vào khu nhà ở của sĩ quan, đồn Cao và đồn Dưới với mục tiêu là giết chỉ huy người
Pháp và chiếm trại. Đúng 1 giờ sáng 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồng loạt
hành động. Các viên chỉ huy Pháp là quan ba Jourdan, quan một Robert, quản
Cunéo, đội Chevalier, sĩ quan Damour, Bouhier bị giết. Một số chi huy người
Pháp khác bị thương nặng.
Sau khi tiêu diệt các sĩ
quan Pháp, lược lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.
Viên chỉ huy cao nhất của
quân Pháp là trung tá Tacon đã chốt chặt ở đồn Cao và đánh trả lực lượng tấn
công. Quân nổi dậy dần rơi vào bất lợi do chỉ có ít lính khố đỏ theo còn lính
khố xanh không những không theo như đã hứa mà còn chống lại.
Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng
2, Tacon chỉ huy quân phản công và chiếm được lại toàn bộ trại lính, bắt giữ 4
cai và 22 lính khố đỏ cùng 25 nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã thất bại vào
sáng 10 tháng 2 năm 1930.
Các tỉnh trung du
Chiến sự tại Phú Thọ diễn ra
không đạt kết quả, Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy quân đánh vào thị xã Hưng Hóa không
đạt kết quả. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp từ Phú Thọ kéo lên phản công, quân
khởi nghĩa bị đánh tan, Nguyễn Khắc Nhu bị bắt, sau đó ông tự sát. Tại phủ Lâm
Thao, cánh quân của Phạm Nhận đã nhanh chóng làm chủ, đuổi Tri phủ Đỗ Kim Ngọc,
treo cờ, đốt lửa báo tin thắng lợi nhưng cũng bị tan rã sau đó ít lâu.
Do kế hoạch bị lộ từ trước
nên cuộc tấn công vào thị xã Sơn Tây tại đồn Chùa Thông cũng không giành được
thắng lợi. Sáng ngày 10 tháng 2 thì chỉ huy là Phó Đức Chính bị bắt.
Các tỉnh miền xuôi
Sau khi chiến sự tại trung
du đã thất bại thì kế hoạch hành động ở các tỉnh miền xuôi mới được khai triển.
Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa
tại Phả Lại, Vĩnh Bảo, Kiến An, Phụ Dực.
Tại Vĩnh Bảo (Hải Dương), do
Trần Quang Diệu (VNQDĐ) chỉ huy, quân khởi nghĩa từ làng Cổ Am tiến lên tấn
công huyện lỵ, giết Tri huyện Hoàng Gia Mô rồi tự giải tán. Tại Phụ Dực (Thái Bình),
nghĩa quân đánh chiếm được phủ huyện, đốt giấy tờ sổ sách, rồi tự giải tán do
không đủ sức chiếm giữ.
Kế hoạch khởi sự tại Kiến An
bị lộ, chính quyền Pháp đã ra lệnh bắt gian toàn bộ lính khố đỏ, tổ chức canh
phòng cẩn mật nên quân khởi nghĩa tự giải tán. Quân khởi nghĩa cũng gặp thất bại
ở Đạo quan binh Phả Lại.
Ném
bom
Tại
Hà Nội, Đoàn Trần Nghiệp tổ chức đội cảm tử gồm có Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng,
Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Quang Triệu, và Nguyễn Bá Tâm, tiến hành ném bom ở năm
địa điểm ở Hà Nội trong đó có nhà Chánh mật thám Arnoux, 2 trái; Hỏa Lò 8 trái;
Sở Sen đầm 2 trái; cảnh sát Quận 1, 2 trái; cảnh sát Quận 2, 2 trái. Bom nổ
nhưng không có ai thiệt mạng.
Đoàn
Trần Nghiệp bị truy nã khắp nơi. Sau đó Đoàn Trần Nghiệp bị bắt tại Nam Định và
bị hành quyết tại Hà Nội.
Kết
quả
Quân
khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và lính khố đỏ, làm bị
thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ, thu được 2 khẩu súng
liên thanh, 12 súng trường.
Ngày
27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4
trong số đó bị tử hình.
Sau
khi một loạt lãnh đạo của Quốc dân Đảng bị bắt, thực dân Pháp đưa 87 người tới
Yên Bái xử vào ngày 23 tháng 3 năm 1930, và 13 trong số đó bị tử hình. Nguyễn
Thái Học và một số đồng chí bị bắt ở Hải Dương cũng bị đem tới Yên Bái tử hình
trong đợt này. Các lãnh tụ Quốc dân Đảng khác bị tử hình cùng đợt ở Yên Bái
ngày 23 tháng 3 gồm Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn
An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh
viên) bí danh Ngọc Tỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn
Lạo (25 tuổi, thợ hồ).
Chính
phủ Bảo hộ còn ra lệnh ném bom triệt hạ làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương
vì có tin là nghĩa quân về ẩn náu ở đó.
Thơ
ca về cuộc Khởi nghĩa Yên Bái
Thương
tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ
"Ngày Tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học
thời bấy giờ:
Ngày Tang Yên Bái
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc, lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: "Ới, con ơi!"
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình quí mến
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
Sau cái nhìn chào non nước bi ai
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.