11.11.2014

Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 80 tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan - Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 80 tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan
      Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

        Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại Bichkek, nước Kirghizistan, tưởng nhớ nhà giáo Đinh Đăng Định và các thi văn hữu đã mất trong năm qua.                                         
Như đã đưa tin, Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 80 đã diễn ra tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan, vùng Trung Á, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2014. Kirghizistan và các nước thuộc vùng Trung Á đã chịu ảnh hưởng văn hóa và chính trị Nga từ thời Liên Sô và áp lực của Trung Cộng sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, 25 năm trước đây.


Đại hội được coi như thành công trên nhiều phương diện, hơn sự chờ đợi của Văn Bút Quốc Tế. Một điểm son lớn trong quyển sổ lưu niệm gởi lại Nữ văn hữu Dalmir Tilepbergenova, Chủ tịch Văn Bút Trung Á và các văn thi hữu hội viên. Văn Bút Trung Á đã niềm nỡ tiếp đón hơn 250 nhà văn của 85 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế. Chưa kể đông đảo phái viên truyền thông báo chí, phát thanh và truyền hình bản xứ và thế giới. Còn có đại diện của các tổ chức quốc tế như UNESCO, OSCE cùng nhiều nhà văn tên tuổi cùng tân khách. Chỉ kể vài người mới đến, như nhà văn Gia Nã Đại Yann Martel, nữ ký giả Nga (quốc tịch Hoa Kỳ) Maria Alexandrovna Gessen bút hiệu Masha Gessen, nhà văn Ukraine Andreï Iouriévitch Kourkov, nhà văn dịch thuật Argentine Carlos Gamerro, nhà thơ Kazakhstan Olzhas Suleimenov, bà Dunja Mijatović, Đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu (OSCE) về Quyền Tự do Truyền thông, bà Elizabeth Dyvik, đại diện tổ chức ICORN, v.v. Tham dự Đại hội, phái đoàn Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, và nữ văn hữu Fawzia Assaad, hai đại biểu cùng nữ văn hữu Clara Francheschetti, thành viên Ủy ban Nhà Văn Nữ. Một số đại biểu Văn Bút ở Phi châu không có chiếu khán để đến Bichkek vì vùng của các văn hữu đó bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt truyền nhiễm Ebola.

Đại hội Bichkek chọn chủ đề "Ngôn ngữ của tôi, lịch sử hay là số phận của tôi và quyền tự do của tôi". Đại hội được coi là diễn đàn cho những cuộc thảo luận giữa các nhà văn trong Vùng Trung Á và trên toàn cầu. Những đề tài chính gồm có quyền ngôn ngữ, đặc biệt chú ý đến những cộng đồng  ngôn ngữ thiểu số, văn chương, truyền thông, quyền tự do ngôn luận, tình hình nhà văn bị đàn áp và cầm tù, giáo dục Nhân quyền và Xã hội dân sự. Đối với các nhà văn Kirghizistan nói riêng và các nhà văn của vùng Trung Á nói chung, Đại hội Bichkek là một cơ hội văn hóa hiếm có. Bởi vì đây là lần đầu tiên, các văn hữu thế giới tụ hội về thành phố này, giữa vùng Trung Á. Có thể nói rằng Bichkek đã trở thành ‘’thủ đô’’ của cộng đồng Văn Bút Quốc Tế. Đại hội được sự yểm trợ rất tích cực của các trường Đại học và Thư viện Quốc gia địa phương. Một số nhà văn dự Đại hội được mời đến thăm các trường học và  đại học để nói chuyện với sinh viên về mối quan hệ giữa văn chương tự do ngôn luận. 

Quyết Nghị của các Ủy ban Chuyên biệt Văn Bút Quốc Tế
Văn Bút Quốc Tế đã nhận được gần 30 Dự án Quyết Nghị đệ trình Đại hội Bichkek. Hơn 20 Dự án được Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù phối hợp soạn thảo và xem xét ngay từ cuối tháng 7. Các bản văn sau đó được Ủy ban khảo sát lần chót và phê chuẩn trong phiên họp ngày 29 tháng 9 tại Bichkek. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt thường xuyên tham dự các phiên họp chuyên biệt nói trên và đã đọc tất cả các Dự án Quyết Nghị khác nhau trước khi đến họp. Thi hữu làm việc với tất cả các nhóm theo sự tổ chức của Ủy ban, nhứt là nhóm ‘’Á châu – Thái Bình dương’’. Trong nhóm đó, số đông là văn hữu của các Trung tâm Nhựt, Nam Hàn và Bắc Hàn (lưu vong), Trung Hoa Độc lập, Tây Tạng, Ouighours, Phi Luật Tân, Cao Miên, Bangladesh, Nepal, Melbourne, Sydney, Tân Tây Lan…Tuy nhiên, vẫn có sự tham dự của một số Trung tâm khác vì có liên hệ đến tình trạng nhà văn bị đàn áp và cầm tù trong vùng, như Anh, Hoa Kỳ, Hòa Lan, Gia Nã Đại, v.v.

Những Quyết Nghị được Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù đề nghị Hội đồng Đại biểu chấp thuận gồm có: Quyết Nghị về Liên Bang Nga, Quyết Nghị về Ukraine, Quyết Nghị về Cuba, Quyết Nghị về Erythrée, Quyết Nghị về Trung Hoa (CS), Quyết Nghị về Việt Nam (CS)Quyết Nghị về Ethiopie, Quyết Nghị về Mumia Abu-Jamal (Hoa Kỳ), Quyết Nghị về Ba Tư, Quyết Nghị về Tây Tạng, Quyết Nghị về Sự Kiểm soát (Hoa Kỳ), Quyết Nghị về Honduras, Quyết Nghị về Syrie, Quyết Nghị về Ilham Tohti (Ouïghour/Trung Hoa CS), Quyết Nghị về Bắc Hàn, Quyết Nghị về Thổ Nhĩ Kỳ, Quyết Nghị về Hình luật chống LGBTI, Quyết Nghị về Hình luật ‘’Phỉ báng và Lăng nhục’’, Quyết Nghị về Azerbaïdjan, Quyết Nghị về ErythréeQuyết Nghị về Irak. Trường hợp ngoại lệ, Quyết Nghị về Kirghizistan, liên quan đến nhà báo Azimjon Askarov, người Ouzbek đã được đồng đệ trình bởi hai Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù và Ủy ban Phiên dịch và Quyền Ngôn ngữ. Còn lại bốn Quyết Nghị thuộc phạm vi hoạt động và thẩm quyền đề nghị của Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình: Quyết Nghị về Thay đổi Khí hậuNhững Tiếng Nói Thiếu Vắng của các Thế Hệ Tương Lai Quyết Nghị về Kêu gọi Hòa bình; và sau hết, Ủy ban Phiên dịch và Quyền Ngôn ngữ: Quyết Nghị về tiếng Bồ Đào Nha và Quyết Nghị về tiếng Catalan.

Ngày 2 tháng 10 năm 2014, Hội đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh thông qua bản Quyết Nghị về Việt Nam. Bản văn do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đề nghị, với sự tán trợ từ lúc mới là Dự án, của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức và Ý thoại. Kết quả cuộc biểu quyết đủ nói lên sự hết lòng ủng hộ của các văn thi hữu quốc tế dành cho những người cầm bút độc lập và dũng cảm Việt Nam. Họ là những tù nhân lương tâm bị CS bắt làm con tin. Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới một lần nữa cực lực tố cáo những hành vi tội ác của những kẻ có quyền thế trong chế độ CS. Bộ máy chuyên chế, áp bức vô cùng khắc nghiệt, thâm độc. Chúng tiếp tục săn đuổi, hành hung, bắt giữ và biệt giam những nhà văn, nhà báo, những người viết nhựt ký điện tử, tranh đấu cho Tự do, Dân chủ, bênh vực Nhân Quyền và bảo vệ Môi trường, Môi sinh. Nạn nhân không chỉ là giới cầm bút, tu sĩ, trí thức dấn thân hay luật sư nhân quyền. Thuộc mọi thành phần dân tộc, giai tầng xã hội, nạn nhân là những người không chịu khuất phục bạo quyền. Họ không muốn bị lừa dối hay mua chuộc để làm kẻ đồng lõa với tội ác áp chế bất công, tham ô nhũng lạm trên quê hương của họ. Họ đã từ chối nín câm, công khai bày tỏ sự đối kháng, cảnh báo nguy cơ đất nước, con người và văn hóa dân tộc  bị tiêu vong vì ngoại xâm.  

Nhà giáo Đinh Đăng Định
 Cái chết đau thương của nhà giáo Đinh Đăng Định được ghi đậm nét trong Quyết Nghị. Còn nhớ, ngay khi nhận được tin buồn lớn, Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế John Ralston Saul đã nhờ nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển giùm thư chia buồn đến tang quyến. Theo văn hữu Chủ tịch : Đây thật là một sự phí phạm tài năng của Việt Nam. Lúc phúc trình trước Hội đồng đại biểu Văn Bút Quốc tế, chủ tịch Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, nữ văn hữu Marian Botsford Fraser đã lưu ý các văn hữu hiện diện về tình trạng Nhân Quyền Việt Nam bị sa sút trầm trọng. Tệ trạng đó càng ngày càng tồi tệ từ năm 2009, sau khi chế độ CS bị chất vấn và hài tội trong cuộc Khảo sát Định kỳ Toàn cầu lần đầu tiên tại Hội đồng Nhân Quyền. ‘’Nhiều người chỉ vì nói lên quan điểm bất đồng, dù ôn hòa, vẫn bị bắt nhốt, có thể chết dần mòn trong những điều kiện ngục tù thê thảm, đáng kinh hải. Từ lâu, có những tù nhân đau ốm nặng, như nhà giáo Đinh Đăng Định, Lm Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế đã can thiệp với nhà cầm quyền. Chỉ có hai tù nhân nhận được cái gọi là ‘’ân xá’’. Ông Đinh Đăng Định và ông Nguyễn Hữu Cầu được về nhưng đã quá muộn, nhứt là đối với nhà giáo Đinh Đăng Định. Xin đọc tiếp bản Quyết Nghị về Việt Nam : ‘’’Nhà trí thức dấn thân này đã mất ngày 3 tháng 4 năm 2014 tại nhà riêng, sau khi bị kết án 6 năm tù giam hồi tháng 8 năm 2012. Ông đã ra khỏi nhà tù vì ‘’được ân xá’’ vào ngày 21 tháng 3 năm 2014. Nhưng đã quá muộn. Ông chỉ còn là một bộ xương người sắp chết vì ung thư dạ dày từ lúc bị giam cầm. Chẳng bao lâu trước khi qua đời, ông Đinh Đăng Định cho biết, lúc ông phát hiện máu trong phân, ông đã nhiều lần yêu cầu để được khám nghiệm tại bệnh viện. Nhưng bọn cai ngục đánh đập ông thay vì cho ông được sớm nhận sự điều trị cần thiết và khẩn cấp. Nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, nay đã 69 tuổi, thụ án tù chung thân thay cho án tử hình từ năm 1983 cũng đã ‘’được ân xá’’ hồi tháng ba năm 2014 vì lý do sức khỏe. Ông bị suy tim nặng, mắt trái, mờ mắt phải và gần điếc…’’ (Quyết Nghị về Việt Nam).

Theo đề nghị của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, trường hợp nhà giáo quá cố Đinh Đăng Định còn được nhắc lại tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Đại biểu sáng ngày 30 tháng 9. Một tấm hình chụp ông ngồi trên giường bệnh được in trong tài liệu. Một phút im lặng để tưởng nhớ ông cũng như các văn thi hữu đã mất trong năm qua, từ Nam Phi đến Bangladesh, từ Việt Nam đến Trung Hoa, từ Mễ Tây Cơ đến Miến Điện, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Cameroun.

 Chuyện Người Khách Lạ
 Một đại biểu có mặt trong kỳ Đại hội này. Một pho tượng đá tự biệt giam giữa một thế giới tự do nghĩ và viết, khai phóng ngôn ngữ, sáng tạo văn chương không biết biên giới. Có mặt nhưng không tham gia biểu quyết bất cứ Quyết Nghị hay vấn đề nào nêu ra trong Đại hội. ‘’Nhà văn’’ như một người ‘’khách lạ’’ đó chỉ xin được nói một điều bất di bất dịch (như một điệp khúc mà chế độ CS Hà Nội đã học thuộc lòng từ mấy chục năm qua). Ông ta dám liều lĩnh nói: ‘’Ở nước chúng tôi, không có nhà văn, nhà trí thức, tác giả nhựt ký điện tử hay nhà dân chủ đối kháng nào bị ngược đãi cả. Cũng như Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa Bình 2010), họ đều là tù thường phạm’’. Cựu chủ tịch Văn Bút Pháp và thành viên Ban chấp hành VBQT, nhà thơ Sylvestre Clancier phản ứng tức khắc và mạnh mẽ phản đối. Thi hữu nói với tư cách phong thái của một nhà văn, một nhà thơ, chân thực và dấn thân. Cựu Chủ tịch Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và Cầm tù, cựu Tổng thư ký và Phó chủ tịch VBQT, nữ văn hữu Hoa Kỳ Joanne Leedom-Ackerman cũng bày tỏ thái độ tương tự. Các văn hữu Văn Bút Trung Hoa Độc lập, Tây Tạng và Ouïghours, Cuba, Việt Nam lưu vong (Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại) và các Trung tâm Văn Bút bạn không phải mất thì giờ để đối đáp lại người ‘’khách lạ’’ đó. Ông ấy không phát biểu thêm gì nữa. Dù có ‘’cầm bút lông, bút sắt hay bút máy’’ ở Bắc Kinh, Hà Nội hay Bình Nhưỡng, những người đã trâng tráo phát ngôn như vậy có thể là những công chức chỉ biết thi hành huấn lệnh của một chính đảng cầm quyền độc tài thoái hóa. Họ đã miễn cưỡng tự vong thân để có chén cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Họ bằng lòng được ban cấp cho một vuông chiếu trong gian nhà chợ chiều chữ nghĩa buồn hiu. Họ yên thân vì là hội viên của những hội nhà văn nhà thơ nhà báo dưới sự lãnh đạo của bàn tay phù thủy văn hóa đảng. Số phận họ thật bi đát. Từ khi có tấn đại thảm kịch độc tài đỏ ở Á châu, ngòi bút của họ bị bẻ cong, tiếng nói bị tước đoạt. Khác nào bầy voi và tê giác trong rừng già Nam Phi, bị giết tàn nhẫn để giai cấp tư bản đỏ, đại phú gia Xã hội chủ nghĩa cướp đoạt ngà và sừng, một thứ châu ngọc mới. Ngà voi và sừng tê giác để làm thần dược cho vua chúa thời kỳ vô sản quá độ, đóng đô trên đất dân oan, cha truyền con nối, hoặc trang trí đền thờ, lăng miếu riêng cho lãnh tụ tập đoàn, băng đảng xã hội đen sau khi thoái vị hoặc tử vong. 

    Ba Chiếc Ghế Trống dành cho ba nhà văn tù nhân vùng Trung Á – Tân Cương


             Vladimir Kozlov   - Azimjan Askarov   - Ilham Tohti

  Vì dám viết và nói ra những gì họ suy nghĩ mà hàng trăm nhà văn đã bị đàn áp và cầm tù, bị tra tấn, làm nhục, bị đốt sách, cấm viết và có nhiều người bị giết hại hoặc mất tích trên thế giới. Cuối tháng 9 năm 2010, nhà văn và nhà thơ Trần Khải Thanh Thủy còn bị giam nhốt và hành hạ trong trại tù CS. Tại Đại hội Văn Bút Quốc Tế Tokyo, ở nước Nhựt năm 2010, bà Trần Khải Thanh Thủy được Văn Bút Quốc Tế vinh danh. Như một biểu tượng về tinh thần độc lập và lòng can đảm của hàng trăm văn hữu quốc tế, nạn nhân của các nhà nước độc tài hoặc thiếu tự do dân chủ. Lần đầu tiên, một Chiếc Ghế Trống được Văn Bút Quốc Tế để dành cho nữ văn hữu tù nhân Trần Khải Thanh Thủy. Một tấm hình chụp nhà văn bị hai nữ công an CS kềm giữ chặt trong phiên tòa CS được trưng bày trên Chiếc Ghế Trống. Bên cạnh còn có một tài liệu về việc CS đàn áp, giam nhốt nữ văn hữu do Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại biên soạn. Tài liệu có đăng bài thơ ‘’Bao Giờ?’’ của bà với ba bản dịch tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Nữ văn hữu Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn Áp và Cầm tù, đã đọc bài thơ ‘’Bao Giờ’’. Những câu thơ đó được lồng trong bài Diễn văn khai mạc cuộc Triển Lãm đánh dấu 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban.

Từ đó về sau, luôn luôn có một chiếc Ghế Trống tại mỗi Đại hội Văn Bút Quốc Tế và tại mỗi Hội nghị Lưỡng niên của Ủy ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù.

Kỳ Đại hội Văn Bút Quốc Tế Bichkek, nước Kirghizistan năm 2014,ba Chiếc Ghế Trống dành cho ba nhà văn trong vùng Trung Á. Cả ba người đang bị giam cầm, đó là nhà văn Vladimir Kozlov ở Kazakhstan, nhà văn Azimjan Askarov (gốc Ouzbek) ở Kirghizistan và nhà văn Ilham Tohti (gốc Ouïghour) ở Tân Cương (bị Trung Cộng chiếm đóng). 

Trên đường đến Bichkek, văn hữu John Ralston Saul, Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế và một phái đoàn đã ghé tại nước Kazakhstan. Trong cuộc tiếp xúc với với Đổng lý văn phòng phủ Tổng thống Kazakhstan, văn hữu chủ tịch đã trình bày mối quan tâm của Văn Bút Quốc Tế, đặc biệt là về hai nhà văn bị cầm tù Vladimir Kozlov và Aron Atabek. Văn hữu John Ralston Saul và văn hữu Carles Torner sau đó đã được vào trại giam và trực tiếp thăm hỏi nhà văn Vladimir Kozlov. Trước khi Đại hội bế mạc, phái đoàn Văn Bút Quốc Tế đã gặp Tổng thống Kirghizistan theo lời mời của người cầm đầu nước này. Trong dịp đó, văn hữu John Ralston Saul đã biện hộ cho công cuộc vận động liên quan đến quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tại Kirghizistan. Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế cũng nêu lên và bênh vực trường hợp nhà báo Azinjon Askarov (người Ouzbek) với ông Công tố viên Liên bang.         

Ngoài các Quyết Nghị và các Dự án Kế hoạch và Chương trình Hoạt động trong những năm tới, Hội đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế còn thông qua nhiều Quyết định mới, như:

- Biên bản Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 79 ở Reykjavik, nước Islande năm 2013.

- Phúc trình hoạt động của Ban Chấp hành, Chủ tịch, Tổng thư ký và Thủ quỷ Quốc Tế, Giám đốc điều hành và các Ủy ban chuyên biệt gồm có Ủy ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, Ủy ban Phiên dịch và Quyền Ngôn ngữ, Ủy ban Nhà Văn vì Hòa bình, Ủy ban Nhà Văn Nữ.

- Hai nữ văn hữu Margie Orford (Văn Bút Nam Phi) và Teresa Cadette (Văn Bút Bồ Đào Nha) được bầu vào ban Chấp Hành Văn Bút Quốc Tế (nhiệm kỳ 3 năm), thay thế hai văn hữu Yang Lian (Văn Bút Trung Hoa Độc lập) và Sylvestre Clancier (Văn Bút Pháp) vừa mãn nhiệm.

- Nữ Văn hữu Simona Škrabec (Văn Bút Catalan) được đắc cử Chủ tịch Ủy ban Phiên Dịch và Quyền Ngôn Ngữ (nhiệm kỳ 3 năm).

- Thi hữu Carles Torner (Văn Bút Catalan), cựu chủ tịch Ủy ban Phiên Dịch và Quyền Ngôn Ngữ VBQT, được bổ nhiệm tân Giám đốc điều hành Văn Bút Quốc Tế.

- Bốn Trung tâm Văn Bút mới thành lập: Văn Bút Erythrée, Văn Bút Honduras, Văn Bút Liberia và Văn Bút Cymru (Pays de Galles) được công nhận là hội viên Văn Bút Quốc Tế.

- Trung tâm Văn Bút Pakistan bị coi là ngưng hoạt động.

- Lịch trình bầu cữ mới liên quan đến các chức vụ: Chủ tịch, Tổng thư ký và Thủ quỷ Văn Bút Quốc Tế (Quyết Nghị do Văn Bút Trieste đệ trình).

- Trung tâm Văn Bút Québec sẽ tổ chức Đại hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 81 vào tháng 10 năm 2015.

Tiếp theo phần trình bày của văn hữu Emile Martel, đại biểu Văn Bút Québec, về dự án Đại hội Québec, văn hữu José Muratti, đại biểu Văn Bút Porto Rico, đưa ra đề nghị năm 2016 Văn Bút Porto Rico sẽ tổ chức Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 82.


       Tân khôi nguyên Giải ‘’Những Tiếng Nói Mới’’ năm 2014 là cô Marina Babanskaya, tác giả truyện ngắn ‘’Bản hợp ca của đàn ếch’’. Tác giả trẻ này đã được Văn Bút Nga (trung tâm St-Peterbourg) để cử. Vào chung kết còn có hai nhà văn trẻ Amalia Cernat (Văn Bút Lỗ Ma Ni) và Kasim Bazil (Văn Bút Trung Á). Ban Giám khảo gồm có các nhà văn và nhà thơ Xi Chuan (Trung Hoa), Kiran Desai (Ấn Độ), Alberto Manguel (Argentine), Alexandre Postel (Pháp) Kamila Shamsie (Anh và Hồi). Nhà văn Andrei Kourkov, phó Chủ tịch Văn Bút Ukraine, đã trao Giải thưởng của Văn Bút Quốc Tế cho tân khôi nguyên trong Đêm Văn Hóa được tổ chức tại trường Đại học Quốc tế Ataturk Alatoo ở Bichkek.

 Chúng tôi rất tiếc khuôn khổ hạn hẹp của bản tin phổ biến trên mạng Internet không cho chúng tôi được giới thiệu cùng quý bạn đọc và quý diễn đàn bản tường trình đầy đủ về Đại hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 80 tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Tài liệu đó được viết bằng tiếng Pháp dành cho Ban Chấp hành và văn thi hữu hội viên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Văn Bút Quốc Tế.
Tiếp theo Bản Tin này, chúng tôi cho phổ biến dười đây Bản Quyết Nghị về Việt Nam gồm có các bản tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha và bản dịch tiếng Việt cùng với danh sách hơn 80 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh biểu quyết thông qua Dự án Quyết Nghị của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đệ trình được sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức và Ý thoại.

Genève ngày 9 tháng 11 năm 2014
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

  BẢN TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM Ở THỤY SĨ
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 80 tại Bichkek, nước Kirghizistan
đồng thanh thông qua Quyết Nghị về Việt Nam ngày 2 tháng 10 năm 2014
----------------------------------------------------------------------------------------------                 
Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo và đề nghị với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche 
Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 80 tại Bichkek, nước Kirghizistan, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2014

Quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm dưới chế độ CHXHCNVN vẫn bị coi là tầm thường thảm hại. Cuộc đàn áp tàn bạo các quan điểm bất đồng tự do ngôn luận vẫn tiếp diễn một cách trắng trợn mà thủ phạm tội ác không sợ bị xử phạt. Theo luật hình sự CS, nơi điều 88 (tuyên truyền chống chế độ CS), nhà văn, nhà báo và người bảo vệ nhân quyền có thể bị kết án từ 3 đến 20 năm tù giam. Đối với những vi phạm qui định tại điều 258 (lạm dụng các quyền tự do dân chủ), luật hình sự CS dành sẵn 7 năm tù giam. Còn những người bị cáo buộc bởi điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ CS), từ 12 đến 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình. Theo thói quen dưới chế độ CS, tòa xét xử thường thiếu công minh. Sau khi bị kết án bất công, tù nhân lương tâm bị đày đến các trại lao động cưỡng bức rất xa gia đình. Họ bị biệt giam, chết dần mòn trong các xà lim, ngục tối độc hại. Họ còn bị nhốt chung với những tù đại hình có hành vi thù địch với họ. Nhiều người có sức khỏe suy yếu vì bị đối xử vô nhân đạo, tàn ác và hạ thấp nhân phẩm. 

Trong cuộc Khảo sát Nhân quyền Định kỳ Phổ thông lần thứ hai năm 2014, nhà nước CS đã từ chối chấp nhận các khuyến cáo kêu gọi bảo đảm thực hiện quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm trên Liên mạng hay không; trả tự do cho tất cả các người bị giam nhốt độc đoán; duyệt xét lại pháp chế đầy dẫy tính cách mơ hồ về vấn đề ''an ninh quốc gia', gồm cả các điều 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự, cũng như việc sử dụng án tử hình để trừng phạt tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm.

Văn Bút Quốc Tế cũng thương tiếc cái chết đau đớn và bất công của nhà giáo và tác giả bút ký điện tử Đinh Đăng Định. Nhà trí thức dấn thân này đã mất ngày 3 tháng 4 năm 2014 tại nhà riêng, sau khi bị kết án 6 năm tù giam hồi tháng 8 năm 2012. Ông đã ra khỏi nhà tù vì ‘’được ân xá’’ vào ngày 21 tháng 3 năm 2014. Nhưng đã quá muộn. Ông chỉ còn là một bộ xương người sắp chết vì ung thư dạ dày từ lúc bị giam cầm. Chẳng bao lâu trước khi qua đời, ông Đinh Đăng Định cho biết, lúc ông phát hiện máu trong phân, ông đã nhiều lần yêu cầu để được khám nghiệm tại bệnh viện. Nhưng bọn cai ngục đánh đập ông thay vì cho ông được sớm nhận sự điều trị cần thiết và khẩn cấp. Nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, nay đã 69 tuổi, thụ án tù chung thân thay cho án tử hình từ năm 1983 cũng đã ‘’được ân xá’’ hồi tháng ba năm 2014 vì lý do sức khỏe. Ông bị suy tim nặng, mắt trái, mờ mắt phải và gần điếc. Chúng ta chào mừng nhà thơ được ra khỏi trại tù nhưng đáng lẽ ra ông đã không phải bị giam nhốt bất công như vậy.

Nhiều người khác - họ là các nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, luật sư và trí thức - đang bị cầm tù hoặc bị bắt giữ tùy tiện, quản chế hoặc bị sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau. Tội của họ đối với chế độ CS chỉ là đã hành sử quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm cùng niềm tin của họ. Những trường hợp mà chúng tôi đặc biệt quan tâm gồm có:

- Linh mục Nguyễn Văn Lý từng là biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (bị cấm). Linh mục bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế năm 2007. Trước đó, linh mục từng bị 15 năm tù giam trong thời gian 1977 - 2005. Đến năm 2009, linh mục bị tai biến mạch não gây tê liệt nửa người phải. Tháng 3 năm 2010, sợ linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ chết nếu bị tai biến mạch não một lần nữa, Cộng sản quản thúc vị tù nhân giữa thành phố Huế, có công an kiểm soát. Cuối tháng 7 năm 2011, công an áp tải linh mục trở về trại tù. Linh mục vẫn bị tê liệt cơ thể và chân phải ;

- Ông Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày) là nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử, ông đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (bị cấm). Bị bắt năm 2008, đáng lẽ ông phải được trả lại tự do ngay sau khi mãn hạn án tù giam 2 năm 6 tháng về cái tội mà cộng sản đã gian dối dựng lên gọi là ‘’trốn thuế’’. Thay vì vậy, ông bị chúng nhốt bí mật trong một trại tù. Ông không được gia đình thăm nom cho tới tháng 5 năm 2012. Ông không nhận phạm những tội mới mà công an dựng lên, dựa vào những bài ông viết đã phổ biến trên trang tin điện tử của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do trước khi ông bị bắt. Tháng 9 năm 2012, ông bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Sức khoẻ của ông rất suy yếu ;

- Bà Hồ Thị Bích Khương là tác giả nhựt ký điện tử và nhà bênh vực nhân quyền. Bà còn là tác giả một hồi ký viết trong tù, nhiều bài thơ châm biếm và bài báo trên mạng. Được đài phát thanh ngoại quốc phỏng vấn, bà chỉ trích những sự lạm dụng quyền lực để áp bức tửng lớp người nông dân nghèo. Bị bắt hồi tháng 12 năm 2010 nhưng mãi đến tháng 12 năm 2011 bà mới bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà từng bị giam cầm hai lần trong năm 2005 và 2007. Bà bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. Bà bị tra tấn trong nhà giam và bị tù thường phạm hành hung tàn bạo. Trước đó, bà bị những tên gây hấn khác đánh đập, bà bị gãy tay trái trong thời gian giam cứu. Bà Hồ Thị Bích Khương bị biệt giam cho nên sức khỏe của bà rất suy yếu ;

- Bà Tạ Phong Tần là tác giả nhựt ký điện tử có sáng tác phong phú, bà còn là một nhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (bị cấm). Bị bắt hồi tháng 9 năm 2011 nhưng mãi đến tháng 9 năm 2012 bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà là tác giả của hơn 700 bài viết về các vấn đề tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của người dân cô thế và ngược đãi trẻ con. Những bài bà viết trên nhựt ký điện tử được đọc nhiều nhứt qua các cơ sở truyền thông quan trọng và trên các đài phát thanh ngoại quốc. Từ năm 2008, bà bị công an sách nhiễu hung bạo và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Mẹ tù nhân Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của mình. Bà Tạ Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Sức khỏe của bà rất suy yếu .

Trước những sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm được đưa ra ánh sáng trên đây, Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà nước CHXHCNVN :

- Trả tự do, tức khắc và không điều kiện, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích Khương, bà Tạ Phong Tần tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử khác đang bị cầm tù, quản chế hoặc giam cứu vì đã hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình;

- Chấm dứt tất cả những vụ hành hung, sách nhiễu, đe dọa bắt bớ hoặc giam cầm độc đoán đối với những người có quan điểm hay chính kiến độc lập hoặc những người cổ xúy cho tự do tư tưởng, tự do về lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng;

- Cải thiện điều kiện giam cầm trong các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức, chấm dứt tình trạng các tù thường phạm gây hấn và đánh đập tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn, hành hạ ngược đãi, kể cả biện pháp biệt giam kéo dài, điều tra lập tức và công minh đối với những trường hợp được cấp báo, xét xử các thủ phạm và đền bù thiệt hại cho các nạn nhân; bảo đảm cho mỗi tù nhân phải nhận được những sự săn sóc thuốc men cần thiết;

- Tạo điều kiện dễ dàng cho gia đình tới thăm nom tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả việc cho tù nhân chỉ bị giam cầm ở những địa điểm gần với nơi gia đình họ cư trú;

- Bải bỏ tất cả những điều luật của chế độ dùng để trừng phạt những quan điểm bất đồng và những phát biểu tự do dựa trên những tội phạm được định nghĩa mơ hồ như là ‘’xâm phạm hay chống lại an ninh quốc gia’’. 

- Chấm dứt mọi hình thức kiểm duyệt và giải tỏa các sự hạn chế về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Liên mạng, cũng như quyền tự do hội họp và lập hội, phù hợp với các điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (PIDCP/ICCPR).

Bản văn đính kèm: Danh sách (chưa đầy đủ) các nhà văn, nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử bị ngược đãi, đàn áp và cầm tù (Tài liệu Văn Bút Quốc Tế/Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù) :

1. Đang thọ hình với bản án tù giam nặng nề hoặc án tù treo :
- Bà Bùi Thị Minh Hằng  3 năm tù, ông Đặng Xuân Diệu 13 năm tù, Lê Thanh Tùng 5 năm tù, ông Lê Văn Sơn 4 năm tù, ông Ngô Hào 15 năm tù, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn 9 năm tù, ông Nguyễn Đình Cương 4 năm tù, ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm 6 tháng tù, Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo, ông Nguyễn Thanh Long (mục sư Nguyễn Công Chính) 11 năm tù, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù, ông Nguyễn Văn Duyệt 3 năm 6 tháng tù, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) 12 năm tù,  Nguyễn Văn Khương 4 năm tù, Lm Nguyễn Văn Lý 8 năm tù, ông Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù, ông Phan Ngọc Tuấn 5 năm tù, bà Tạ Phong Tần 10 năm tù, ông Thái Văn Dũng 4 năm tù,  ông Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam, ông Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam, ông Trần Minh Nhựt 4 năm tù, ông Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù, ông Trương Duy Nhứt 2 năm tù, ông Võ Minh Trí (bút hiệu Việt Khang) 4 năm tù;

2. Bị quản chế từ năm 2003 :
- Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 84 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ.


   ********************************************
RESOLUTION on VIETNAM. Draft submitted by Suisse Romand PEN, seconded by Swiss German PEN and Swiss Italian and Reto-Romansch Centres.

 Assembly of Delegates of PEN International, meeting at its 80th World Congress in Bishkek, Kyrgyzstan 29th September to 2nd October 2014

 Freedom of expression in the Socialist Republic of Viet Nam remains dire. The brutal persecution of dissenting views and free speech persists with impunity. Referring to the Criminal code, under article 88 (conducting propaganda against the State), writers, journalists and human rights defenders risk from 3 to 20 years in prison. Offences under article 258 (abusing democratic freedoms), carry sentences of up to 7 years in prison, while those under article 79 (attempting to overthrow the government), carry sentences of between 12 and 20 years in prison, life imprisonment or execution. Trials are routinely unfair, after which prisoners of conscience are deported to forced labour camps very far from their families. They are held in solitary confinement, rotting in unsanitary cells with hostile common-law criminals. Many are in fragile health due to inhuman and degrading treatment;

At its second UPR review in 2014, Viet Nam (SRV) refused to accept recommendations calling for ensuring the exercise of the right to freedom of expression, online and offline; releasing all prisoners held in arbitrary detention; and revising the vague ‘’national security’’ laws including articles 79, 88 and 258 of the Criminal Code, as well as the use of the death
 PEN International also mourns the painful and unjust death of 51-year-old blogger and teacher Dinh Dang Dinh on 3 April 2014 at his home, after being sentenced in August 2012 to six years in prison. He was amnestied too late on 21 March 2014, when he was only a dying skeleton devoured by stomach cancer in prison. Shortly before his death, Dinh Dang Dinh said that when he discovered blood in his bowel movement, he formulated many requests to be admitted to a hospital for examination but that the camp warders beat him instead of giving him the adequate treatment he urgently needed. Poet 69-year-old Nguyen Huu Cau serving a life sentence in lieu of a death penalty imposed in 1983 was also amnestied in March 2014 for health reasons: he suffers from severe heart failure, blindness in his left eye, failing vision in his right eye, and is almost deaf. While his release is welcome, he should never have been in prison in the first place.

 Many other writers, journalists, bloggers, lawyers and intellectuals are imprisoned or detained arbitrarily, held under house arrest or suffer other forms of harassment in connection with the peaceful exercise of their right to free expression of their opinion and belief. Cases of grave concern to PEN International include:

· Nguyen Van Ly, priest-editor of the banned review Freedom of Opinion. Sentenced in 2007 to 8 years in prison and 5 years in probationary detention. Previously served 15 years in prison between 1977 and 2005. In 2009, a stroke paralyzed the right side of his body. In March 2010, fearing he would die of other strokes, he was held under police surveillance in Hue city. Brought back to the camp in July 2011, he still suffers from paralysis on the right side of his body and leg;

· Nguyen Van Hai (pen name Dieu Cay), journalist-blogger, co-founder of the banned Free Journalist Club. Arrested in 2008, he should have been released in 2010 after serving his two-and-a-half year prison sentence on trumped-up charges of ‘’tax evasion’’. Instead, he was held incommunicado in a camp without access to family visits until May 2012. He pleaded not guilty against new charges based on his writings on his blog and Club’s website prior to his arrest. In September 2012, he was sentenced to 12 years in prison and five years in probationary detention. He is in very poor health;

· Ho Thi Bich Khuong (f), blogger, human rights defender, and author of a memoir in prison, satirical poems and online articles. Interviewed by foreign radio, she denounced the abuse of power against poor women peasants. She was arrested in December 2010 and sentenced in December 2011 to five years in prison and three years in probationary detention. Previously served two prison sentences in 2005 and 2007. She had been violently attacked and subjected to brief arrests. She was tortured in prison, badly beaten by common law detainees. Other aggressors broke her left arm during pre-trial detention. Held in solitary confinement, she is also in very poor health;

· Ta Phong Tan (f), prolific blogger, jurist, member of the banned Free Journalist Club. Arrested in September 2011 and sentenced in September 2012 to 10 years in prison and three years in probationary detention. She is the author of over 700 articles about corruption, abuse of power, arbitrary land confiscations and child mistreatment. Her blog’s writings have been the most read in many mainstream media and foreign radios services. Since 2008, she has been brutally harassed and briefly detained many times. On 30 July 2012, her mother died after setting herself on fire to protest her daughter’s arbitrary detention. She has reportedly been ill-treated in the camp and is in very poor health.

In light of the above, the Assembly of Delegates of PEN International urges the government of the Socialist Republic of Viet Nam to :

· Release, immediately and unconditionally, Nguyen Van Ly, Nguyen Van Hai, Ho Thi Bich Khuong, Ta Phong Tan, all other writers, journalists and bloggers and all persons currently in prison, in probationary detention or in pre-trial detention* for having peacefully exercised their right to freedom of expression;

-.Cease all attacks, harassment, threat of arbitrary arrest or detention against all persons who hold independent opinion or who call for freedom of thought, conscience, religion and belief;

· Improve conditions in prison and forced labour camps; stop acts of aggression perpetrated by common law detainees; prohibit all forms of torture and ill-treatment, including prolonged solitary confinement and investigate all reports of such treatment immediately and impartially, bringing perpetrators to justice and granting compensation to victims; ensure all detainess receive all necessary medical care;

· Facilitate prisoner’s family visits, including by ensuring prisoners and detainees are held in facilities within a reasonable distance of their homes;

· Repeal all provisions in Viet Nam (SRV) laws that criminalize dissenting views and free words on the basis of imprecisely defined ‘’national security’’ crimes;

· Abolish all censorship and restrictions on freedom of expression, freedom of the press, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of peaceful assembly and association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR.

 Annex : * Non-exhaustive list of major cases in Viet Nam documented by PEN International and update at mid 2014. (Persecuted writers, journalists and bloggers).

1. Currently serving heavy prison sentences or suspended sentences: - Bui Thi Minh Hang (f) 3 years, Dang Xuan Dieu 13 years, Dinh Nguyen Kha 4 years, Ho Duc Hoa 13 years, Ho Thi Bich Khuong (f) 5 years, Le Quoc Quan 2 ½ years, Le Thanh Tung 5 years, Le Van Son 4 years, Ngo Hao 15 years, Nguyen Dang Minh Man (f) 9 years, Nguyen Dinh Cuong 4 years, Nguyen Kim Nhan 5 ½ years, Nguyen Thanh Long (pastor Nguyen Cong Chinh) 11 years, Nguyen Thi Thuy Quynh (f) 2 years, Nguyen Van Duyet 3½ years, Nguyen Van Hai (pen-name Dieu Cay) 12 years, Nguyen Van Khuong 4 years, Nguyen Van Ly (Father) 8 years, Nguyen Van Minh 2 1/2 years, Phan Ngoc Tuan 5 years, Ta Phong Tan (f) 10 years, Thai Van Dung 4 years, Tran Anh Kim 5½ years, Tran Huynh Duy Thuc 16 years, Tran Minh Nhut 4 years, Tran Vu Anh Binh 6 years, Truong Duy Nhut 2 years, Vo Minh Tri (pen-name Viet Khang) 4 years;

. Under house arrest since 2003: Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), 86-year-old, Buddhist monk and poet.

        Đại biểu các Trung tâm Văn Bút hiện diện đồng thanh phê chuẩn Quyết Nghị

       về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Bichkek, nước Kirghizistan
      
Genève ngày 02 tháng 11 năm 2014
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình Dương.
Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ – Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại/Văn Bút Quốc Tế
Ghi chú: Bản Quyết Nghị tiếng Việt của LHNQVN-TS. Bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Văn Bút Quốc Tế cung cấp bản tiếng Tây Ban Nha.












http://geo.yahoo.com/serv?s=97359714/grpId=14559405/grpspId=1705083764/msgId=171525/stime=1415574060
http://y.analytics.yahoo.com/fpc.pl?ywarid=515FB27823A7407E&a=10001310322279&js=no&resp=img
__,_._,___