Liệu viễn cảnh sử dụng thủ đoạn bẩn có lan rộng và trở thành “nghiệp
vụ” chính để bảo vệ cho lợi ích nhóm, phe phái và quyền lực ở Việt Nam?
Vụ án Lê Duy Phong - Tội phạm hay cái bẫy?
Thiên
Điểu
Dư luận đang
ngày một nóng và chăm chú theo dõi vào vụ án phóng viên Lê Duy Phương - Trưởng
ban Báo Giáo dục bị bắt quả tang vì tội nhận hối lộ. Tuy đang trong giai đoạn đầu
của vụ án. Một số tình tiết rò rỉ cộng với những phân tích logic khó khiến cho
dư luận không dễ dàng tin Lê Duy Phong phạm tội.
Khu biệt thự nghi là của
gia đình Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Ảnh: Soha
Là một phóng viên có nhiều kinh nghiệm, đang phụ
trách Ban bạn đọc của một tờ báo lớn. Bản thân đang trực tiếp thực hiện loạt
bài phanh phui khối tài sản của các quan chức hàng đầu tại tỉnh Yên Bái - Cấp
lãnh đạo mà thông tin liên quan được xem là trong diện “bí mật chính trị quốc
gia”. Trên thực tế, không ít phóng viên đã vào vòng lao lý với tội danh tương tự.
Nhưng trong vụ án này rất khó tin là Lê Duy Phong lại dại dột vội vàng thỏa hiệp,
phạm vào sai lầm để cho đồng tiền cuốn mình vào phạm tội trong lúc này. Nói khó
tin nhưng có một chi tiết mà người ngoài cuộc lại ít chú ý: Có thể nói Yên Bái đang là nơi hiểm địa đối với Lê Duy
Phong, vậy việc xuất hiện rồi bị bắt tại Yên Bái có phải là một sơ xuất hay còn
lý do nào đó ẩn phía sau? Nếu nói là sơ xuất thì không phù hợp với bề
dày kinh nghiệm của một người như Lê Duy Phong. Vậy phải chăng là đã có gì đó
phía sau khiến phóng viên này đủ tự tin mà công khai xuất hiện giữa hang cọp?
Quay lại với diễn biến vụ bắt giữ được báo chí thông
tin công khai. Theo đó, Lê Duy Phong tới thành phố Yên Bái, gặp một người bạn
là doanh nghiệp làm ăn ở đây và bị bắt công an Thành phố Yên Bái bắt “quả tang”
với bằng chứng là 50 triệu đồng do người bạn này đang nhét vào túi khi Phong đã
say mềm bên bàn nhậu trong nhà hàng.
Chưa nói tới động cơ, cũng chưa xét đến chi tiết có một người khác đi cùng Phong đã khẳng định không
có chuyện thỏa thuận tiền bạc gì giữa hai người. Chi tiết nhét tiền vào
túi bạn - cứ cho là bạn bè cho nhau vô tư – thì thấy ngay có gì đó không ổn. Là
một doanh nhân, lăn lộn với xã hội. Liệu có chuyện đưa một cọc tiền cho bạn
mình trong trạng thái say khướt nơi nhà hàng quán xá công khai như vậy ? Điều
chắc chắn duy nhất ở đây là: Cọc tiền 50 triệu chắc chắn đã được chuẩn bị sẵn –
cứ cho là có cả khả năng chuẩn bị để đi nhậu.. với hai người khách và chắc chắn
không thể là cái giá “xứng đáng” để ngã giá cho mục đích dùng đăng bài về những
nhân vật quan trọng ở Yên Bái.
Nếu chú ý đến hai vụ việc khác cũng đang gây sự chú
ý của dư luận. Một vụ án hình sự xoay quanh một vụ làm ăn hay quan hệ tình-tiền
chưa ngã ngũ của đại gia Cao Toàn Mỹ và Hoa hậu Phương Nga. Thông tin và những
tình tiết đang dần lộ rõ dấu hiệu có bàn tay bẩn của lựa lượng điều tra đã dụng
nên những chứng cứ khá thâm độc, hòng kết tội cho người đẹp đang ngồi sau song
sắt nhà giam chờ phán xử Trong vụ này, “người bí ẩn” đã xuất hiện, các
chi tiết mâu thuẫn không thể chối cãi về bản cung coppy và chuyện nhân vật bí ẩn
chối bay chối biên rằng không tham gia chạy án, không chủ động liên lạc với mẹ
của bị cáo.v.v. xác minh không khó và thừa đủ lật mặt thật của các bên và toàn
bộ vụ việc sẽ được phơi bày.
Một vụ khác là vụ phanh phui “khu phố quan” tại
thành phố Lào Cai. Nhìn trên thực tế tuyến phố ven sông tại đây, suốt từ Cầu Cốc
Lếu tới đầu cầu Phố Mới. Kéo dài tương đương 1/3 thành phố (khoảng 5-6km) không
hề có công viên nào, trong khi phía bên kia sông cùng chiều dài có tới 2 khu
công viên là công viên Hồ Chí Minh (nay là khu công viên dịch vụ Vọng Cảnh Lầu)
và một khu công viên chưa đầu tư xong gần phía cầu Phố Mới. Thực tế này
cho phép bất cứ ai cũng có thể nhận định có hay không việc phù phép đất
qui hoạch công viên thành đất phân lô “đấu giá” cho các quan chức hàng đầu của
Lào Cai sở hữu. Nếu mở rộng để tìm ra các sân sau trong giới doanh nghiệp tại
Lào Cai có liên quan những nhân vật nơi “phố quan” thì sẽ không khó để lộ ra vấn
đề. Thế nhưng thông tin phanh phui “khu phố quan” đã và đang có dấu hiệu âm thầm
chìm xuồng vì lý do nào đó. Phải chăng là không phát hiện được “có sai phạm”?
Phải chăng có áp lực hay một cái giá thỏa hiệp nào đó khiến báo chí dừng lại ?
Trong vụ phanh phui khu “phố quan” ở Lào Cai cũng có sự xuất hiện bóng dáng của
lực lượng công an khi “mời” phóng viên về hạch sách và công khai ngăn trở.
Tuy ba vụ việc làm nóng dư luận có tình tiết và nội
dung khác nhau, nhưng nó có chung một điểm là sự xuất hiện của lực lượng
công an rất đáng nghi ngờ và không ở đâu chịu thua kém nhau về phần thô thiển
khi tham gia vào vụ việc.
Vụ bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong chưa có
điều gì để khẳng định. Nhưng bản chất và sự thật để làm sáng tỏ đang có nhiều
manh mối thuận lợi cho những ai muốn tìm ra chân lý. Nếu
các đồng nghiệp, bạn bè, người thân.. của Lê Duy Phong nghi ngờ đây là vụ dàn dựng
để gài bẫy thì người đi cùng và vị doanh nhân nhét tiền cho Phong trong nhà
hàng là hai mấu chốt quan trong, có thể giúp lật bài sớm không mấy khó khăn.
Chưa biết “niềm tin” phía sau giúp Duy Phong đủ tự
tin ngồi giữa hang hùm hay nhiệt tình, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của
giới báo chí sẽ nhanh hơn để chạm tay tới sự thật, trước khi có thêm những
“tình tiết” giúp cho các chứng cứ ngụy tạo trở thành thật nếu đây là một cái bẫy.
Từ rất lâu, vấn nạn phóng viên sa ngã mà phạm tội từng
xảy ra không ít. Nhưng cũng từ rất lâu, việc sử dụng thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay
người” đã được sử dụng để triệt hạ, khống chế người khác xảy ra thường xuyên.
Nhất là trong một xã hội bất ổn như Việt Nam hiện nay. Liệu
viễn cảnh sử dụng thủ đoạn bẩn có lan rộng và trở thành “nghiệp vụ” chính để bảo
vệ cho lợi ích nhóm, phe phái và quyền lực ở Việt Nam? Mong sao mọi bản
án luôn khẳng định con đường lao lý thật sự chỉ dành cho tội phạm.
VNTB