Đảo Tri Tôn (Hoàng Sa):
Bài viết của BBC và của Trương Nhân Tuấn
(cập nhật 05.07.2017)
Về đảo Tri Tôn và thông điệp của tàu chiến Mỹ
BBC
Tiếng Việt
Bản quyền hình ảnh VCG/GETTY
IMAGES Image caption Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc
Hoàng Sa
Tàu USS Stethem hôm
02/07/2017 áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung cộng, Việt Nam
và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, khiến Bắc Kinh gọi đây là "khiêu khích
quân sự".
Vậy thông điệp từ hoạt động của tàu USS Stethem
là gì và lịch sử tranh chấp tại vùng này có gì liên quan đến hòn đảo nhỏ này?
BBC Tiếng Việt điểm qua năm vấn đề cơ bản:
1. Không công nhận đường
cơ sở quanh Hoàng Sa
Đài Fox News
ở Hoa Kỳ nói đi vào phạm vi 12 hải lý cách đảo Tri Tôn là
thông điệp "Hoa Kỳ không công nhận" chủ quyền của Trung cộng tại
đây.
Lucas
Tomlinson trên trang Fox News, kênh truyền hình "yêu
thích" của Tổng thống Trump, trích dẫn một quan chức quốc phòng Mỹ nói USS Stethem cũng "thách
thức cả tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Đài Loan" về đảo này.
"Phạm vi
12 dặm biển là biên giới lãnh hải bao quanh mọi quốc gia có biển, và đi tàu vào
bên trong phạm vi này chính là cách gửi ra thông điệp Hoa Kỳ không công nhận
tuyên bố chủ quyền đó."
Cùng lúc, trang
Independent ở Anh trích lời bà Mira
Rapp-Hooper, chuyên gia về Biển Đông tại Center for a New American
Security, nói:
"Khác với Trường Sa, nơi Trung cộng đã xây đảo
nhân tạo mấy năm qua, tại Hoàng Sa, nước này trên thực tế đã kiểm soát toàn bộ
từ 1974."
Bà giải thích mục đích của Hoa Kỳ sử dụng quyền tự do hàng hải
(freedom-of-navigation operation, gọi tắt là FONOP) là nhằm thử thách "đường
cơ sở bất hợp pháp của Trung cộng quanh vùng Hoàng Sa".
2. Trump bắt đầu nản về Trung cộng
Bản quyền hình ảnh VCG/GETTY IMAGES Image caption USS
Stethem vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn để gửi thông điệp tới
TC
Nhưng động thái
mới nhất của Hải quân Mỹ còn được thực hiện trong bối cảnh "có vẻ như chính quyền
Trump hết kiên nhẫn với Bắc Kinh về các công tác tiếp tục xây đắp quân sự ở Biển
Nam Trung Hoa", tác giả Tomlinson
viết.
Bên cạnh đó,
"Hoa Kỳ cũng thất vọng rằng Bắc Kinh
không kiềm chế được Bắc Hàn về chương trình nguyên tử và hỏa tiễn".
Hôm 1/7, báo The Guardian ở Anh cũng nhận định rằng
"tuần trăng
mật của hai ông Trump và Tập Cận Bình đã chấm dứt".
Hoa Kỳ cố ý chọn
ngày ông Tập Cận Bình sang duyệt binh ở Hong Kong tuần qua để kêu gọi "thêm dân chủ cho Hong Kong và rằng Trung cộng
phải tôn trọng các quyền tự do, gồm cả tự do báo chí".
Tàu
Mỹ áp sát đảo Tri Tôn
3. Vì sao Tri Tôn quan trọng?
Quần đảo Hoàng
Sa (Paracel Islands) gồm 130 đảo san hô, bãi đá và đá ngầm, cách miền Trung Việt
Nam 250 hải lý (400 km) về phía Đông và đảo Hải Nam của Trung cộng 220 hải lý
(350 km) về phía Nam, theo Britannica.
Quần đảo Hoàng
Sa gồm hai nhóm đảo, là nhóm đảo Lưỡi Liềm ở phía Tây, và nhóm đảo An Vĩnh ở
phía Đông.
Đảo Tri Tôn - có
tên theo chiếc tàu của Anh HMS Triton, nằm riêng lẻ ra về
phía Nam và thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm. Trung cộng gọi đây là đảo Trung Kiến.
Khoảng cách từ
Tri Tôn vào đảo Lý Sơn của Việt Nam lại chỉ có 123 hải lý.
Bản quyền hình ảnh TAILIEUTIENGVIET
Image caption Bản đồ và tên gọi nhiều đảo trong vùng Hoàng Sa từ một tài liệu
tiếng Việt
Khoảng cách từ
Tri Tôn đến mũi Ba Làng An trên đất liền Việt Nam chỉ có 135 hải lý, gần hơn
khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến đảo Lăng Thuỷ thuộc Hải Nam của Trung cộng
(140 hải lý).
Cũng vì vị trí nằm
ngoài hẳn nhóm đảo chính, Tri Tôn có ý nghĩa phòng thủ, chặn lối vào các đảo
còn lại.
Trước
lần vào gần đảo Tri Tôn hôm đầu tháng 7 mới đây, một chiến hạm của Hoa Kỳ hồi
tháng 10 năm 2016 cũng đi vào gần đảo này.
Để thách thức chủ
quyền của bất cứ nước nào đang kiểm soát Hoàng Sa, Hoa Kỳ không cần phải vào
sâu trong nhóm đảo An Vĩnh và Lưỡi Liềm mà chỉ cần đến gần đảo Tri Tôn là đủ.
4. Lịch sử chủ quyền và quyền kiểm soát
Năm 1932, Pháp
tuyên bố đưa quần đảo Hoàng Sa vào thuộc Liên bang Đông Dương và lập một trạm
khí tượng tại đây.
Bản quyền hình ảnh DIGITALGLOBE/
SCAPEWARE3D Image caption Không ảnh của DigitalGlobe tháng 2/2016 chụp Đảo Bắc
(North Island), cách đảo Phú Lâm 12 km về phía Bắc
Năm 1933, Toàn
quyền Đông Dương Pierre Pasquier ra Nghị định đặt Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và
Hoàng Sa tách khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào Thừa Thiên.
Trong Thế Chiến
2, Nhật Bản chiếm một số đảo nhưng rút đi để rồi đến năm 1951 tuyên bố từ bỏ
chủ quyền tại đây.
Năm 1947, quân
đội Trung Hoa Dân quốc chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo lớn nhất trong
nhóm An Vĩnh (phía Đông).
Cùng thời gian,
trên đảo Hoàng Sa (Prattle Island), là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm
(phía Tây), người Pháp vẫn vận hành trạm khí tượng và sau đó, Quốc gia Việt
Nam tiếp tục công tác này.
Bản
quyền hình ảnh GOOGLEMAP Image caption Đảo Tri Tôn (đánh dấu đỏ trên bản đồ)
nằm gần bờ biển VN hơn là khoảng cách từ đảo Hoàng Sa (trong cùng nhóm đảo Lưỡi
Liềm) tới khu vực đảo Hải Nam của Trung cộng
Sau khi trở lại
Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã
chiếm đóng năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung cộng, xây dựng lại
trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Sau năm 1954,
khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam (tạm thời), con số quốc gia tuyên bố
chủ quyền tăng lên gấp đôi.
Sau khi tiếp quản
từ Trung Hoa Dân quốc, Trung cộng và Việt Nam Cộng hòa là hai nước kiểm soát
trên thực tế một số đảo, bên giữ nhóm đảo phía Đông, và bên giữ nhóm phía Tây.
Nhưng hai nước
khác cũng nói họ là bên tiếp nhận chủ quyền đã nêu.
Trong trường hợp
Đài Loan thì họ vẫn tiếp tục coi mình là Trung Hoa Dân quốc cùng mọi chủ quyền
tại quần đảo này trước khi mất về tay Bắc Kinh.
Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa cũng nói họ mới là bên có chủ quyền chính đáng từ tất cả những gì người
Pháp trao trả lại.
5. Khai thác dầu khí và căn nguyên xung đột
Bản
quyền hình ảnh KYODO NEWS Image caption Hải quân TC tập trận gần Hoàng Sa
hồi tháng 7/2016
Theo Bách khoa
Toàn thư Anh, xung đột ở Biển Đông bùng lên năm 1974 sau khi Việt Nam Cộng hòa
bắt đầu ký các hợp đồng khai thác dầu khí với công ty nước ngoài, khiến Trung cộng
có phản ứng.
Trung cộng đã tấn
công các đảo ở Quần đảo Hoàng Sa bằng không quân và hải quân, chiếm trạm khí tượng
(trên đảo Phú Lâm), và kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa từ đó.
Nhưng kể từ đó đến
nay, chủ quyền các hòn đảo ở đây vẫn là cốt lõi của tranh chấp, theo
Britannica.
Các vấn đề lại
bùng nổ năm 2014 khi giàn khoan HD-981 của Trung cộng được kéo xuống khu vực gần
Quần đảo Hoàng Sa, khiến Việt Nam phản đối.
Tin tức về một
giàn khoan khác mà Trung cộng đưa ra Biển Đông gần đây dù không được nước này
xác nhận, đang tiếp tục làm nóng lên bầu không khí xung quanh các vùng đảo ở
đây.
BBC Tiếng Việt
Những sai lầm trong bài viết về đảo Tri Tôn của BBC
Nhân Tuấn Trương 7/04/2017
Đảo Tri Tôn của Việt Nam
Để ý thấy lúc này BBC viết bài sai khá nhiều, nhứt là các bài về chuyên môn. Lý do bị VOV định hướng hay thiếu người vậy ?
Bài viết về đảo Tri Tôn, tôi đọc còn nóng hổi vì mới ra lò, là điển hình tiêu biểu.
Vụ tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, các chuyên gia, nhà báo người Mỹ xem đó là thông điệp Mỹ “không công nhận tuyên bố chủ quyền” của tất cả các nước có yêu sách (VN, TC và Đài loan), hay là “thách thức đường cơ sở” của TC. Tôi không có ý kiến. Ai muốn hiểu sao hiểu.
Theo tôi, chiếu theo điều 17 luật Quốc tế về Biển, “quyền qua lại không gây hại”, thì tàu khu trục của Mỹ, hay của bất kỳ nước nào, đều có quyền qua lại lãnh hải (của bất kỳ quốc gia nào đó).
Chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP của Mỹ là phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế.
Vấn đề là luật Biển của TC buộc các tàu qua lại trong lãnh hải nước họ (tức trong vòng 12 hải lý) thì phải xin phép trước.
Theo tôi, hợp lý thì việc tàu chiến Mỹ đi qua vùng hải phận đảo Tri Tôn là thách thức bộ luật biển của TC. Đơn giản vì bộ luật này không phù hợp với luật quốc tế.
Điểm sai thứ nhứt của bài viết, trong đoạn dẫn sau đây:
“Năm 1932, Pháp tuyên bố đưa quần đảo Hoàng Sa vào thuộc Liên bang Đông Dương và lập một trạm khí tượng tại đây.”
Sai là vì Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào Việt Nam chớ không phải vào Liên bang Đông dương.
Thoạt tiên vào tháng 8 năm 1925 Toàn quyền Đông dương tuyên bố quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratleys) là những lãnh thổ thuộc Pháp.
Năm 1931, nhân lúc nhà cầm quyền Trung Hoa cho đấu thầu khai thác phân chim (guano) trên các đảo Hoàng Sa, chính phủ Pháp gởi công hàm phản đối đồng thời tuyên bố chủ quyền tại quần đảo này (ngày 4 tháng mười hai năm 1931).
Ngày 13 tháng tư năm 1932 Pháp gởi công hàm minh thị VN có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa. Pháp tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa với tư cách là nhà nước bảo hộ. Cùng thời kỳ Pháp yêu cầu nhà cầm quyền Trung Hoa giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế nhưng TH từ khước.
Điểm sai thứ hai, trong đoạn dẫn sau đây:
“Sau năm 1954, khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam (tạm thời), con số quốc gia tuyên bố chủ quyền tăng lên gấp đôi.
Sai vì không hề có việc “số quốc gia tăng gấp đôi”.
Theo hiệp định Genève 1954, hai bên nam và bắc VN là “hai miền” thuộc về một quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền bắc trung nam, độc lập và có chủ quyền.
Hai bên Trung hoa, lục địa và Đài Loan, từ khi Tưởng Giới Thạch thua trận Mao Trạch Đông và chạy ra cát cứ Đài loan, năm 1949 đến nay, luôn giữ nguyên tắc “một quốc gia duy nhứt”.
Đài loan và TC cùng tuyên bố chủ quyền ở HS. Nhưng hai bên có chung nền tảng là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Hoa.
Điểm sai khác, không thành vấn đề nhưng cũng ghi vô. Là phe Mao không hề “tiếp quản” HS từ tay phe Tưởng, như bài báo đã ghi. Quân Quốc dân đảng (thấy giữ không được) nên rút bỏ.
Điểm sai thứ ba, trầm trọng nhứt, đó là đoạn dẫn sau đây:
“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nói họ mới là bên có chủ quyền chính đáng từ tất cả những gì người Pháp trao trả lại.”
Hoàn toàn sai.
VNDCCH chưa hề có một tuyên bố bất kỳ nào về chủ quyền HS và TS, ngoại trừ công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký tên. Nhưng nội dung công hàm này VNDCCH lại nhìn nhận chủ quyền các đảo HS và TS thuộc về TC.
Còn về ý kiến VNDCCH có “quyền chính đáng”, ở “tất cả những gì người Pháp trao lại”, theo tôi, có lẽ tác giả đã nằm mơ, hay tự “sáng tác” ra thêm.
“Kế thừa” di sản chính đáng, được sự nhìn nhận của quốc tế, từ các thời vua chúa xa xưa, cho đến các chúa nhà Nguyễn, sau đó triều đình nhà Nguyễn, rồi đến nhà nước thuộc địa… là “Quốc gia Việt Nam” của ông Bảo Đại (thành lập theo Hiệp ước Elysée 1948). Sau đó là hai nền đệ nhứt và đệ nhị VNCH.
Nhà nước Pháp đã tuyên bố “caduc - vô hiệu lực” tất cả các kết ước giữa Pháp và VN, sau 1975, vì sự im lặng của VNDCCH (sau khi chiếm được miền Nam).
"Xù" hết, phủi sạch trơn, kế thừa cái gì ?
Nhân
Tuấn Trương
Bài mới: 05.07.2017:
Bài mới: 05.07.2017:
Nhân
Tuấn Trương
Bản
đồ đảo Tri Tôn thuộc VN
Vụ tàu khu trục của Mỹ, chiếc US Stethem, áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm chủ nhựt, 2 tháng bảy, đã tạo phản ứng hết sức gay gắt nơi TC. Phát ngôn nhân BNG Trung quốc ông Lục Kháng cho rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ». Ông này cũng cho biết TC sẽ đưa tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực.
Báo chí cho biết chuyện này xảy ra sau cú điện thoại của ông Trump cho Tập Cận Bình về vụ Bắc Hàn.
Điều này cho thấy Mỹ đã đặt Biển Đông lên bàn cân để mặc cả với TC về vấn đề Bắc Hàn. Hệ quả là Mỹ có thể “giao” Biển Đông cho TC nếu vấn đề Bắc Hàn được TC giải quyết theo ý muốn của Mỹ.
Nhưng ý muốn của ông Trump là gì vẫn chưa rõ rệt.
Bắc Hàn là “hòn đá tảng” cho hòa bình khu vực Bắc Á, bao gồm TC, Nhật, Nam, Bắc Hàn, Nga (và Mỹ). Hòn đá “chông chênh”, thí dụ Bắc Hàn sụp đổ, Hàn quốc thống nhứt. Nga và TC (thậm chí Nhật và Mỹ) sẽ không bao giờ chấp nhận một tình huống địa chiến lược đảo ngược, bất lợi cho nhiều phía.
Hàn Quốc thống nhứt, đông dân và giàu mạnh, xứng danh với tên “Đại Hàn”, chắc chắn sẽ không cần đến Mỹ. Quân Mỹ đóng ở đây, không còn lý do ở lại, phải rút về. Đồng thời một Hàn quốc giàu mạnh thách thức cả Nhật lẫn TC. Di sản lịch sử giữa Đại Hàn và Nhật để lại từ thế kỷ 19 đến sau Thế chiến thứ II có nhiều gúc mắc chưa giải tỏa hết. Trật tự khu vực sẽ thay đổi.
Có lẽ ông Trump muốn thay Kim jong Un bằng một lãnh tụ khác, hiếu hòa và biết điều hơn. Điều này nằm trong khả năng của TC. Nhưng vấn đề là người có thể thay thế Jong Un là Kim jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với Jong Un, đã bị giết ở phi trường Mã Lai (sát thủ là hai phụ nữ, trong đó có một người VN).
Thế lưỡng nan, “statu quo ante” chấp nhận hiện trạng, không bao lâu thì hỏa tiễn Bắc Hàn có thể đe dọa cả Hoa Kỳ. Lật đổ Kim Jong Un, cái hộp “pandore” (la boite de pandore) sẽ mở ra, chiến tranh đau khổ sẽ lan tràn. Nếu ai có đọc lịch sử thần thoại Hy Lạp sẽ biết điều này.
Nhưng vấn đề chiếc tàu khu trục của Mỹ đi qua vùng lãnh hải của đảo Tri Tôn, bất kể sự phản đối của TC, lại cho ta thấy thái độ của lãnh đạo CS Hà nội về chủ quyền lãnh thổ.
Luật Biển của VN điều 12 nói về “chế độ pháp lý của lãnh hải”. Khoản 2 ghi như sau:
“Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.”
Luật biển của VN không khác với luật biển của TC về việc tàu chiến đi qua lãnh hải quốc gia.
Ta thấy phía TC cực lực phản đối, đe dọa đưa tàu chiến và máy bay tới để ngăn cản, khi biết tàu khu trục của Mỹ đi qua hải phận đảo Tri Tôn. Trong khi phía VN hoàn toàn im lặng, xem như việc này không liên quan đến quốc gia mình.
Sự im lặng của VN, trước một sự việc đòi hỏi nhà nước phải có thái độ, được tập quán quốc tế xem như là sự “đồng thuận ám thị”.
Nhà nước VN đã mặc thị nhìn nhận đảo Tri Tôn không thuộc chủ quyền của VN.