Lý
Kiến Trúc
Xứ sở vạn đảo Nam Dương là
một đảo quốc khổng lồ nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương, tứ
bề là biển nên có bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) gồm 13.487 đảo
lớn nhỏ. Thủ đô là Jakarta nằm trên đảo lớn Java.
Khác với Việt Nam là bán đảo,
giống với Phi Luật Tân là đảo quốc. Các vùng biển Phi Luật Tân đều có tên địa
phương. Phía tây của Phi Luật Tân gọi là biển tây giống như phía đông của Việt
Nam gọi là biển Đông.
Cách xa về phía bắc Jakarta cả ngàn cây số là quần đảo
Natuna. Từ xưa tới nay, vùng biển quanh Natuna chưa có tên, bây giờ Nam Dương mới
sinh ra chuyện đặt tên.
East-West Shipping Route: Con đường hàng
hải quốc tế Đông - Tây từ eo Malacca phải đi ngang qua quần đảo Natuna của Nam
Dương. Natuna nằm ở tọa độ giữa cực nam Trường Sa và Singapore nhưng gần
Singapore hơn. Google Map
Natuna tên
đầy đủ là Natuna Besar. Natuna là tên đảo chính của quần đảo Natuna
giống như Trường Sa Lớn là tên đảo chính của quần đảo Trường Sa.
Vị trí và phạm vi đảo Natuna là nằm ngoài
(sát rìa) đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung cộng tự vẽ, và đây chính là cái nhược huyệt thứ hai sau cái nhược huyệt
Tri Tôn và nam Côn Sơn của Việt Nam .
Điểm kế tiếp tạm gọi Natuna là điểm trung chuyển giữa
Singapore và Trường Sa (Vành Khăn, Chữ Thập, Châu Viên).
Điểm thứ ba là giữa biển bắc Natuna và vành ngoài lưỡi
bò cực nam chưa có vùng "độn" trong cuộc tranh chấp với Trung cộng.
Diễn biến chi tiết bất thường
ở G20
Photo: KAY NIETFELD
Ngày 7/7/2017, cựu
Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, ông Christopher Meyer viết trên tờ Telegraph hôm
06/07/17 rằng tham vọng dùng G20 để thay đổi thế giới là chuyện không thể xảy
ra.Và Tuyên bố Hamburg cũng chỉ là "văn kiện dài lê thê, trang trọng"
do Đức dàn xếp.
Ngày 8/7/17,
ngày thứ hai G20. Bà Ivanka Trump ái nữ của Tổng thống Trump bất ngờ ngồi vào
ghế của bố họp cùng với bà May Thủ tướng Anh , ông Tập Chủ tịch Trung cộng và
bà Merkel Thủ tướng Đức, nước chủ nhà tổ chức G20. Tất cả mọi người ngạc nhiên
khi thấy ông Trump rời nửa chừng buổi họp. Quan sát bức ảnh do một nhà ngoại
giao Nga chụp vội, thấy ông Chủ tịch Trung cộng "nghệt mặt" ra, bà
Merkel nhìn theo "hành tung bí mật" của ông Trump. Còn cái ghế của
ông Tập kẹt cứng vì Ivanka Trump trám vào "kèm" chặt.
Ông Trump bỏ ngang cuộc họp đi đâu?
Quan sát bức ảnh chính trị: bà Ivanka
Trump trám vào ghế của bố, ông Tập "nghệt mặt", bà Merkel ngó theo
chân ông Trump. Có lẽ đây là bức ảnh giá trị nhất, nói lên nhiều điều trong hội
nghị thượng đỉnh G20. Ảnh do một nhà ngoại giao Nga chụp vội.
Tại sao ông Trump bỏ ngang cuộc họp đi đâu mà vội vã
thế? Tin bên lề G20 cho biết ông Trump đi gặp Tổng thống Joko Widodo. Gặp TT Nam
Dương để "deal" cái gì đến nỗi phải bỏ ngang thượng đỉnh? Có trời biết,
nhưng ...
Ba tháng nữa sẽ khai diễn hội nghị thượng đỉnh
Manila bàn về COC (13-14/11/2017). Phải chăng Jakarta là một quân bài chủ lực trong
hội nghị Manila?
Mỹ chưa là một thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS) nhưng tại sao Mỹ quan tâm tới các quy tắc ứng xử cụ thể
COC?
Xinn nhắc lại, cách đây 15 năm tại PhnomPenh
Campuchia, ASEAN và Trung cộng cùng soạn thảo bản Tuyên bố ứng xử ở biển nam
Trung Hoa (DOC). Liên tiếp cứ ba năm một lần, các thành viên trong DOC lại họp
để bàn tới Bản Tuyên bố về cách ứng xử cụ thể ở biển nam Trung
Hoa Code of Conduct (COC) for the South China Sea gọi tắt là
COC.
Ngày 14/6/2016, một
hội nghị đặc biệt gồm của Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung cộng tại Vân
Nam, Trung cộng. Tờ China Daily của nhà nước Trung cộng hôm 17/8/16 đưa tin
ASEAN và Trung cộng đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần
khung của một Bộ quy tắc ứng xử cụ thể (COC).
Mười ngoại trưởng ASEAN + Trung cộng + Tổng
thư ký ASEAN Lê Minh Lương. Reuters
Ngày 28/4/2017,
Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu phái đoàn sang Manila tham dự hội
nghị cấp cao ASEAN + Trung cộng.
Ngày 29/04/2017,
ASEAN + Trung cộng thỏa thuận với nhau soạn thảo về bản Dự thảo hiệp định
khung COC.
Ngày 18/5/2017,
tại Quý Dương, Trung cộng, cuộc đối thoại giữa ASEAN + Trung cộng diễn ra chỉ một
ngày. ASEAN +Trung cộng tuyên bố đạt được sự bản dự thảo khung COC.
Trong 10 nước ASEAN có một số nước không tranh chấp
với Trung cộng nhưng bị ràng buộc phần nào bởi COC. Ví dụ như Nam Dương.
Giới phân tích chính trị nghi vấn về những khu vực địa
lý ở biển nam Trung Hoa, biển Đông Việt Nam, biển Tây Phi Luật Tân, biển
Bắc Nam Dương, Malaysia, Brunei cần hay không cần có Bộ quy tắc ứng xử cụ thể
COC (Code of Conduct (COC) for the South China Sea)?
Những quốc gia ven biển có quyền tài phán những gì ở
phạm vi đảo 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế quốc gia (EEZ 200 hải lý Exclusive
Economic Zone) theo Phán quyết PCA 12/7/2016 và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển UNCLOS 1982 ?
Thế nhưng, sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS
ra đời năm 1982 khi quy định về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
(370.6 km) thì vấn đề quyền chủ quyền khai thác tài nguyên, đặc biệt là
khai thác mỏ dầu khí của các nước có nguồn tài nguyên này là nguyên nhân dẫn đến
xung đột. Xung đột tài nguyên giữa Trung cộng và Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam
Dương là điều khó thể tránh khỏi.
Nếu xung đột tranh giành chủ quyền chiếm hữu biển đảo
nay buộc phải tạm thời nhìn thấy Trung cộng hoàn thành "hiện trạng" 7
đảo nhân tạo (7 căn cứ hỏa lực), thì xung đột khai thác tài nguyên dầu khí bắt
đầu bùng nổ.
Các nhà Địa chất và Tài nguyên thiện nhiên thế giới
ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển nam Trung Hoa, biển Đông, biển Tây ước khoảng
17,7 tỷ tấn so với trữ lượng 13 tỷ tấn của Kuwait. Nước nào
thèm khát nguồn tài nguyên dầu khí ở các vùng biển vừa kể: Trung Nam Hải.
Riêng các mỏ dầu khí ở thềm lục địa thoai thoải Việt
Nam tương đối dễ khai thác, ít tốn kém. Lý do: độ sâu quặng mỏ có nơi chỉ sâu từ
vài chục đến trăm mét. Ở vùng biển Trường Sa sâu từ 3 đến 4 ngàn mét.
Natuna: địa chiến lược
kinh tế chính trị quân sự
Vị trí đảo Natuna (điểm trung chuyển) giữa
Trường Sa và Singapore, nhưng gần Singapore hơn. Google.
Ông Joko Widodo sau khi đắc cử Tổng thống Nam Dương
không bao lâu, ông là nhà lãnh đạo đầu tiên trong khu vực công khai yêu cầu Bắc
Kinh làm rõ căn cứ pháp lý của đường lưỡi bò, và ông là vị tư lệnh ra lệnh bắt
giữ các tàu cá của bất cứ nước nào xâm nhập phạm vi 200 hải lý là vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa Nam Dương. Tính đến nay hàng trăm tàu các các nước trong
đó có cả tàu cá Việt Nam, Trung cộng bị Nam Dương cho thuốc súng phá nổ tan ở
khu vực 8 đảo kế cận.
Tàu cá nước ngoài xâm nhập vào vùng EEZ
đảo Natuna bị Nam Dương cho nổ phá hủy vào tháng 2/2017. SEI RATIFA/AFP/Getty
Images
Một hành động bày tỏ thiện chí hữu hảo láng giềng với
Việt Nam rất đáng ghi nhận là hôm 9/6/2017, Jakarta đã cho hồi hương 700
ngư dân Việt. Đây là vụ trao trả ngư dân lớn nhất được được tiến hành có thể do
cuộc thỏa thuận ngầm nào đó giữa Nam Dương và Việt Nam trong bối cảnh cùng đối
phó với hiểm họa Trung cộng.
Hàng trăm ngư dân Việt Nam chờ được hồi
hương tại Batam, quần đảo Riau-Natuna Nam Dương, hôm 9/6/2017. Jakarta Post..
Giải trình về vị trí Natuna và hành động mới nhất của
Nam Dương thực thi Luật biển UNCLOS 1982, Văn Hóa xin ghi nhận:
Diễn biến hành động
ngoạn mục
Trong cuộc tranh chấp hiện nay giữa
ASEAN và Trung cộng, người ta hy vọng, người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng
thống Nam Dương.
Nhưng thật ra, cuộc hội kiến giữa Tổng
thống mới đắc cử Joko Widodo với Tổng thống Barack Obama tại tòa Bạch Ốc hôm
26/10/2015 mới là tiền đề cho những quyết định quan trọng về chính sách lâu dài
của Nam Dương, một đất nước theo Hồi giáo đông nhất ở Đông Nam Á .
Ngày 08/09/2015,
Nhật báo The Jakarta Post, trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nam Dương
Ryamizard Ryacudu, thông báo với giới báo chí kế hoạch xây một hải cảng trên đảo
Natuna và mở rộng phi đạo của căn cứ không quân Ranai trên đảo này để 4 chiến đấu
cơ phản lực có thể sử dụng được. Bộ trưởng Nam Dương còn cho biết là sẽ có thêm
chiến đấu cơ phản lực trú đóng ở căn cứ này.
Reuters dẫn
lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Dương Armanatha Nasir phát biểu trước báo
giới ngày 12/11/2015: "chúng tôi không phải là một quốc gia liên
quan trong tranh chấp chủ quyền, và chúng tôi không chấp nhận đường lưỡi bò.
Đây là điều chúng tôi đã nói rõ với phía Trung cộng”.
Khi Trung cộng công bố bản đồ đường chín đoạn vào
năm 2006, trong đó có phần liếm cả vào vùng kinh tế đặc quyền của Nam Dương tại
khu vực biển phía Bắc Natuna, Nam Dương đã yêu cầu Trung cộng làm rõ yêu sách
liên quan đến tấm bản đồ được vẽ vào năm 1947 bằng cách cung cấp tọa độ chính xác các đường 9 đoạn.
Ngày 22/6/2016,
Ngoại trưởng Nam Dương, bà Retno Marsudi phát biểu trước báo giới khẳng định Nam
Dương không hề có tuyên bố chồng lấn dưới bất cứ hình thức nào với Trung cộng trong
vùng lãnh hải của Nam Dương, bà khẳng định Nam Dương đã có biên giới biển rõ
ràng và được quốc tế công nhận, theo Reuters.
Theo Bộ Ngoại giao Trung cộng, Jakarta và Bắc Kinh
không có bất kỳ tranh chấp nào về lãnh thổ lãnh hải, nhưng lại có sự chồng lấn
về quyền và lợi ích đánh cá tại vùng biển nam Trung Hoa.
Ngày 23/06/2016,
khi đòi quyền đánh cá gần quần đảo Natuna, dường như Bắc Kinh đang nhắm tới việc
tạo ra một khu vực chồng lấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Jakarta (EEZ
Exclusive Economic Zone).Việc đưa tàu cá đến đánh bắt cá ở vùng biển Natuna thực
ra là âm mưu của Trung cộng để tạo ra sự tranh chấp tài nguyên cá ở hải
giới lưỡi bò 9 đoạn và biển bắc Natuna.
Giữa Nam Dương và Trung cộng chưa ký với nhau một hiệp
định nào "Phân định vùng đánh cá chung".
Ngày 24/6/16,
Thời báo Hoàn Cầu có bài xã luận: "Tổng
thống Nam Dương thị sát quần đảo Natuna là để cảnh cáo Trung cộng?".
The Jakarta Post ngày 23/6 dẫn ời Bộ trưởng Chính trị
- Pháp luật - An ninh Nam Dương tướng Luhut Binsar Pandjaitan khẳng định, ông
Joko Widodo thị sát Natuna thời điểm này là muốn gửi thông điệp rõ ràng đến Bắc
Kinh: Nam Dương đang rất nghiêm túc bảo vệ chắc chắn chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của mình.
Cũng theo tướng Luhut Binsar Pandjaitan: "Trong
lịch sử, chúng tôi chưa bao giờ nghiêm khắc (với Trung cộng) như bây giờ. Điều
này để chứng minh rằng, Tổng thống Joko Wiododo không xem nhẹ vấn đề này".
Chuẩn Đô đốc Taufiq của Nam Dương tuyên bố: "Ăn
cắp cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ. Thực sự nó là một động thái để thực hiện
yêu sách của họ.Khi bạn yêu sách đối với một vùng biển, bạn phải có mặt ở đó.
Theo cách của Trung cộng là triển khai tàu cá". (theo Hồng
Thủy GDVN)
Tổng thống Nam Dương Joko Widodo trong một
lần thị sát chiến hạm ngoài khơi Natuna. Ảnh: gisreportsonline.com.
Ngày 12/7/17,
Tổng thống Joko Widodo-Nam Dương đi thị sát một chiến hạm của nước này đang túc
trực ở đảo Natuna.
Ngày 13/7/2017,
Chính phủ Nam Dương công bố quyết định vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán của họ trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) một danh
xưng mới ở khu vực biển đảo Natuna: Biển
Bắc Natuna.
Xin nhắc lại, ranh giới của lưỡi bò 9 đoạn do Trung
cộng tự vẽ không phạm vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Natuna, và DOC hay nếu
có COC cũng không ảnh hưởng nhiều tới Nam Dương.
Jakarta phục tùng hay bác
bỏ-công kích lưỡi bò 9 đoạn?
Vùng lãnh hải EEZ của Natuna, nơi tiềm
tàng mỏ dầu khí.
Thứ nhất: Là 10 nước trong Hiệp hội Đông Nam Á
(ASEAN), dưới áp lực của Bắc Kinh, Jakarta không thể không ký bản Tuyên bố ứng
xử biển nam Trung Hoa (DOC) diễn ra tại PhnomPenh năm 2002 và cũng không thể
đơn độc tẩy chay DOC. Lần đầu tiên 10 nước Đông Nam Á cùng nhau khế ước một văn
kiện tạm thời (không ràng buộc pháp lý).
Thứ hai: Jakarta và Bắc Kinh cắt đứt quan hệ ngoại
giao từ khi Tổng thống Suharto lên nắm quyền (23 năm) và được nối lại vào năm
1990, nhưng đến năm 1994 đã xảy ra một cuộc khủng hoảng liên quan đến cách đối
xử của Nam Dương với người Trung cộng ở Bắc Sumatra (Nam Dương). Jakarta và Bắc
Kinh không hữu hảo cho lắm.
Thứ ba: Jakarta nắm chắc lưỡi bò 9 đoạn chỉ "liếm"
vào rìa 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Natuna. Ý đồ của Trung cộng
chỉ tạo ra các cuộc tranh chấp về vùng đánh cá (rộng khoảng 50,000km2). Có thể
bên trong hai bên đã có họp bí mật với nhau bàn về vùng "độn" hải giới
để "Phân định vùng đánh cá chung" như Văn Hóa đã nói trên.
Thứ tư: Mối quan hệ Jakarta và Washington dưới thời
TT Obama chưa sáng sủa về biển do thái độ xìu xìu ển ển của Mỹ đối với tham vọng
của Béjing, chưa "rắn" như thời TT Donald Trump hiện nay.
Thứ năm: Jakarta nắm chắc cái nhược huyệt thứ hai của
lưỡi bò 9 ở Natuna sau cái nhược huyệt thứ nhất đoạn Tri Tôn-nam Côn Sơn mà Việt
Mỹ đã dùng "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" đạt thắng lợi ở
biển Đông.
Thứ sáu: Joko Widodo lật ngửa ván bài khi thấy Hà Nội
"rắn đẹp" với Bắc Kinh khi khẳng định quyền khai thác mỏ dầu khí Cá
Voi Xanh Cá Rồng Đỏ nằm ở rìa lưỡi bò 9 đoạn. (Văn Hóa gọi là vùng "độn";
nếu có "độn", vùng này có thể mở ra hiệp định vùng "Phân định
vùng biển khai thác chung" - sẽ bàn sau).
Thứ bẩy: So với các 6 nước 7 bên tranh chấp, quan điểm
của Jakarta từ lâu tỏ ra trung lập, có lúc ỡm ờ muốn làm trung gian hòa giải,
nhưng cũng chính nhờ vào lập trường "ỡm ờ" này, Jakarta mới mạnh miệng
tung ra đòn ngoạn mục: Biển Bắc Natuna - khẳng định vủng EEZ của quần
đảo Natuna vốn có nhiều túi dầu khí tiềm tàng. Với cái tên mới này, không
ai ngăn cản Jakarta mời ExxonMobile hay Shell khai thác mỏ dầu khí Natuna.
Thứ tám: Động tác ngoạn mục quyết định đặt danh
xưng Biển Bắc Natuna của Jakarta thể hiện khu vực biển của Nam
Dương "độc lập - tự chủ" khác biệt với danh xưng chung chung biển nam
Trung Hoa (South China Sea). Giới quan sát cho rằng đằng sau ý nghĩa chính trị,
động tác này là mũi giáo thứ hai "Xâm thực COC", là
động lực thúc đẩy các nước ven biển Đông Nam Á theo đó mà thiết lập hồ sơ EEZ cụ
thể đưa lên tòa Liên hiệp quốc.
Thứ chín: Quyết định của Jakarta: Biển Bắc Natuna sẽ "khóa họng COC" hoặc là xóa sổ COC.
Thứ mười: Nam Dương và Việt Nam là hai tác nhân tiền
đề cho quan điểm thiết lập vùng "Biển Quốc Tế" ở Đông Nam Á. Biển Quốc Tế chính là
"khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn./
Lý
Kiến Trúc