„…với số nợ gần 500 ngàn tỷ đồng, EVN đang là một tác nhân gây “nợ
máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi vì “thú tính” tăng giá điện bất
chấp dân sinh. Chỉ riêng năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%,…“
Núi nợ gần 500 ngàn tỷ đồng, EVN sẽ là thiêu thân tăng giá điện!
Minh
Quân
Quyết định tăng giá điện của Thủ tướng
Phúc bị xem là tiếp tay lộ liễu cho EVN tàn hại dân sinh.
Vào năm 2014,
một con số hiếm hoi về nợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tiết lộ,
theo đó EVN trở thành “quán quân” con nợ của ngân hàng
với khoảng 140 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, thành tích quán quân đó vẫn
quá xa vời với thực tế chúa chổm của EVN.
Đến cuối năm
2015, vào lúc nhiều thông tin cho biết Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng -
nhân vật có nhiều biểu hiện “bảo kê” cho EVN trong hàng loạt vụ việc gây nghi
ngờ về những khuất tất lớn của tập đoàn này, phải “nghỉ” sau Đại hội 12, thêm một con số nợ nước ngoài nữa của EVN được công bố: khoảng 9 tỷ USD.
Gần đây, một báo cáo của cơ quan chức năng đã
xác nhận khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN. Vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được
chính phủ bảo lãnh.
Nhưng vẫn còn xa với thực tế.
Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán vừa được
EVN công bố cho thấy, cuối năm 2016 tổng nợ phải trả của Tập đoàn này đã tăng lên xấp xỉ 487
nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 21 tỷ
USD), tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý là kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt
Nam, đơn vị kiển toán cho EVN đã nhấn mạnh rằng: Tại ngày 31/12/2016, Tập đoàn
có một số nợ tiềm tàng. Điều đó đồng nghĩa rằng, số nợ
thực của EVN có thể còn lớn hơn so với con số gần 487 ngàn tỷ đồng đã báo cáo.
Theo con số do EVN báo cáo, tỷ lệ nợ của EVN đã lên
đến 70,3% trên tổng tài sản, gấp 2,37 lần nợ/vốn chủ sở hữu.
Vì sao EVN - doanh nghiệp độc quyền đã từng nhập khẩu
điện từ Trung cộng trong nhiều năm với giá cao gấp 3 lần giá thành sản xuất
trong nước - lại rơi vào cảnh chúa chổm như thế?
Có
rất nhiều nghi ngờ về lối xài tiền vô tội vạ của tập đoàn này.
Vào năm 2014, một cuộc thanh tra của Tổng thanh tra
chính phủ đã phát hiện không ít khuất tất trong hạch toán giá thành của EVN,
trong đó tập đoàn này đưa cả việc xây dựng khách sạn và hồ bơi vào giá để
“thanh toán” với nhân dân. Những tưởng vụ việc sẽ được làm rõ trắng đen, nhưng
qua một thời gian, giới quan chức của hai bộ Tài chính và Công thương lại vẫn
ung dung mở ra lối thoát cho EVN. Cuối cùng, vụ việc này đã hoàn toàn chìm xuồng.
Những năm 2007-2009, EVN cũng là tác nhân gây ra khoản
lỗ khủng khiếp lên đến 30.000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản,
chứng khoán, bảo hiểm. Các nhà máy thủy điện của EVN còn xả lũ lên đầu dân
chúng vào năm 2013 mà gây ra đến hơn năm chục cái chết của dân nghèo… Nhưng tất
cả những tội ác đó đã không bị một cấp nào xử lý.
Còn giờ đây, với số nợ gần
500 ngàn tỷ đồng, EVN đang là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân
chúng Việt Nam bởi vì “thú tính” tăng giá điện bất chấp dân sinh. Chỉ riêng năm
2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của tập đoàn
tăng đến 18,5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm được một phần lỗ
của mình.
Với lợi nhuận trước thuế năm 2016 của EVN vào khoảng
5 ngàn tỷ đồng, để trả hết nợ hiện thời, EVN sẽ phải
liên tục tăng giá như thiêu thân hàng trăm năm nữa.
Mới đây, Thủ tướng Phúc đã ký quyết định
cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện 2 lần mỗi năm với mức từ 3 đến dưới
5%, Bộ Công thương được quyết tăng giá điện từ 5 - 10%.
Trong trường hợp “nhân đạo” nhất, EVN sẽ được quyền
tự quyết định tăng giá diện dưới 5% và được hai lần một năm, nghĩa là giá điện
ngay trong năm 2017 sẽ tăng khoảng gần 10%.
Còn kém “nhân đạo” hơn, không phải EVN mà chính là Bộ
Công thương sẽ “trảm” dân. Nối tiếp truyền thống bao che thời Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng, bộ này sẽ có hai lần tăng giá điện trong năm với biên độ gần 10%/lần, để
“kết quả dân chúng” bằng tỷ lệ tăng cả năm lên đến gần 20%!
Ngay lập tức, quyết định trên của Thủ tướng Phúc bị
xem là tiếp tay lộ liễu cho EVN tàn hại dân sinh.
VNTB