Tiền baht và tiền ‘bác’
Tưởng
Năng Tiến
(Hình minh họa: Hoàng Đình
Nam/AFP/Getty Images)
Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền [Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà … (không rõ nhời)!
Lão Nông
Đem tiền [Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà … (không rõ nhời)!
Lão Nông
Tôi dừng chân ở
Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới
làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:
Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)
…
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)
…
Thì cũng nói cho
nó bảnh, và nghe cho có vần điệu (chơi) vậy thôi chớ tiền đâu ra mà… “dừng chân
nơi quán lạ” – hả Trời? Từ một trại tị nạn chuyển tiếp, tôi “chuồn” ra Bangkok
chơi dù trong túi chỉ có vỏn vẹn mỗi một đồng đô la thôi.
Vào thời điểm
này, một đô la tương đương với 24 baht. Xe buýt lượt đi lượt về đã mất hết 4
baht rồi, tô mì xe giá 5 baht, chai Coca Cola 3 baht nữa. Tiền còn lại chỉ đủ
mua (lẻ) vài điếu thuốc lá Samit nữa thôi.
Hơn 35 năm sau,
tôi trở lại chốn xưa, với cả… đống đô la trong túi. Tiền đã nhiều mà một đô la
hôm nay còn đổi được tới 35 baht lận. Tuy vậy, mãi lực của tiền Thái không còn
được như trước nữa.
Giá xe buýt đã
lên hơn gấp bốn, tới 9 baht. Và đó là loại xe không máy lạnh, dành cho người
nghèo. Nghe nói nay có loại xe điện mới, rất tân kỳ (lạnh ngắt và sạch bóng) đi
lại trong thành phố rất tiện nhưng tôi chưa có dịp thử nên không biết giá cả ra
sao.
Tô mì hôm nay đã
giá gấp bảy rồi, 35 baht. Chai Coca Cola cũng vậy, 10 baht chớ không còn 3 baht
như hồi năm cũ nữa. Lương bổng, lợi tức của người dân Thái Lan – tất nhiên –
cũng tăng, và chắc là tăng kịp với đà lạm phát nên không nghe thiên hạ ca cẩm
gì nhiều về nạn vật giá leo thang, như ở Việt Nam. Mọi người, xem ra, có vẻ hài
lòng với cuộc sống tương đối an lành và phú túc mà họ đang được hưởng.
Khác
với những quốc gia láng giềng, dường như, không có cái khoảng cách hay sự tương
phản nào (rõ nét) giữa mức sống nông thôn và thành thị ở Thái Lan. Những người chạy taxi, và ngay cả xe tuck tuck, hay xe
ôm nữa – nơi xứ sở này – trông cũng tự tin và thoải mái hơn đồng nghiệp của họ ở
Cambodia, hay ở Lào, nhiều lắm.
E là mình chủ
quan nên tôi viết thư hỏi một anh bạn, người đã sống ở Thái Lan từ năm 1992, hiện
là một trong những thông tín viên thường trực của RFA ở Bangkok. Qua ngày sau,
tôi nhận được hồi âm:
Anh Tư mến,
Em đọc thư
anh viết từ hôm qua, song bận quá giờ mới viết trả lời anh được.
Đợt vừa rồi
tìm hiểu để viết về cuộc sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái lan, đặc biệt
là những người Thượng Tây Nguyên thì vượt quá sức tưởng tượng của em.
Họ khổ quá,
thương họ quá dù rằng mình cũng hiểu phần nào song không hình dung trên thực tế
thì nó là như thế.
Chuyện
lương của cháu K. 300$/tháng (9,000 baht) là mức lương tối thiểu của một lao động
phổ thông người Thái Lan theo quy định của nhà nước. Mức lương đó mà dành cho
ba người thì khá vất vả, vì riêng tiền thuê nhà ở Bangkok một phòng 12-14 m2 có
nhà vệ sinh tồi nhất cũng phải mất từ 2,000 – 2,500 baht. Số tiền còn lại còn
trăm thứ phải tiêu: điện, nước, Internet và ăn uống tiêu dùng.
-Lương của
một hạ sĩ quan cảnh sát Thái lan khoảng 18,000 baht.
-Lương của
một sĩ quan cảnh sát Thái lan mới ra trường khoảng 20,000 baht.
-Lương cho
giáo viên thì rất cao, bằng khoảng 130% của lương viên chức khác.
-Lương của
một viên chức trung bình khoảng 23,000 baht.
Nhìn chung
lương viên chức ở Thái Lan thì thấp, song họ có các chế độ đãi ngộ khác kèm
theo khá tốt như các vấn đề an sinh xã hội dành cho người nhà của viên chức như
bố, mẹ, vợ con, v.v…
Mặt khác ở
Thái Lan có chế độ giáo dục miễn phí 12 năm, chữa trị y tế hoàn toàn miễn phí,
có trợ cấp cho người già, người tàn tật. Vì vậy với mức lương trung bình 23,000
baht/tháng cũng đủ sống không phải kiếm thêm. Hầu như không thấy hiện tượng
viên chức người Thái Lan phải làm thêm. Hầu như đối tượng này có nhà riêng và
xe hơi.
Những người
có khả năng thì họ đi làm cho các công ty tư nhân, lương cao hơn khoảng 140% so
với lương viên chức.
Vật giá ở
Thái Lan khá rẻ. Thức ăn bán sẵn cho ba người một bữa có ba món thịt, cá và
canh khoảng 100 baht là tạm ổn, cơm thì nấu ở nhà.
Lái xe taxi
cũng là một nghề tự do kiếm tiền khá, song nếu phải thuê xe thì một ngày cũng
phải trả tiền thuê khoảng từ 700 – 800 baht/ngày nên cũng chẳng thừa được bao
nhiêu. Còn lại khoảng 700 – 800 baht/ngày sau khi trừ tiền mua gas. Có xe riêng
thì được nhiều. Chạy xe ôm là việc dễ làm, chỉ cần có xe gắn máy và trả lệ phí
hàng ngày chừng 50 – 60 baht cho chủ bến (cảnh sát) thì mỗi ngày chịu khó cũng
kiếm được khoảng 1,000 baht.
Lạm phát ở
Thái Lan thì ít so với Việt Nam, em ở bên này 23 năm thì thấy vật giá mới tăng
khoảng 150%, thế cũng là phù hợp với tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất
nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân chính là việc nâng mức lương tối thiểu của
lao động phổ thông từ 6,000 baht/tháng lên 9,000 baht/tháng.
Em viết vội
cho anh như vậy, có gì cần biết anh cứ bảo em nhé.
Chúc anh khỏe.
Ở Việt Nam thì
đơn vị tiền tệ không phải là tiền baht mà là tiền “bác.” Đồng tiền này được lưu
hành trên toàn quốc từ ngày 23 Tháng Chín, 1975. Sự kiện này được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra
ngày 27 Tháng Chín cùng năm) ghi lại thế này đây:
“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai
trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ…
Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu
thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối
nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần,
đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi…
Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng
tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem
lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”
Ba mươi tám năm
sau, nhà báo Huy Đức mới có lời bàn
thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu…
nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”
(Bên
Thắng Cuộc, tập I. OsinBook,
Westminster, CA: 2013).
Thảo nào mà
trong dân gian không thiếu những câu thơ (nghe) hơi thừa cay đắng:
Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam “ruột thịt” âm thầm hiểu:
Cách mạng là đây: bọn giết người!
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam “ruột thịt” âm thầm hiểu:
Cách mạng là đây: bọn giết người!
Mà đắng cay là
phải vì hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong 10 quốc gia có đồng tiền trị
giá thấp nhất thế giới, theo như ghi nhận của
dondwest.hubpages.com/hub/Worthless-Fiat-Currency:
1-Somalia
2-Vietnam
3-São Tomé and Príncipe
4-Iran
5-Indonesia
6-Lào
7-Guinea
8-Zambia
9-Paraguay
10-Sierra Leone
2-Vietnam
3-São Tomé and Príncipe
4-Iran
5-Indonesia
6-Lào
7-Guinea
8-Zambia
9-Paraguay
10-Sierra Leone
Theo thời giá
thì 100 baht, nếu tiện tặn, có thể đủ tiền chợ nguyên ngày cho một gia đình ba
người. Còn 1,000 ngàn đồng tiền “bác” thì ngay cả đến giới ăn xin e cũng không
muốn nhận.
Lý do
khiến đồng “bác” bị nhân dân, cũng như nhân loại, rẻ rúng được nhà báo Nguyễn
Vũ Bình lý giải như sau:
“Nhà nước Việt Nam, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật
về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng
điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị
trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát
hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế.
Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả
hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20 – 50%/năm (trong khi các nền kinh tế
thị trường chỉ từ 5 – 7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản
xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng…”
Những cái “người
dân đáng ra phải được hưởng” – xem chừng – mỗi lúc một xa khỏi tầm tay, và
càng ngày thì cuộc sống càng thêm “điêu đứng.”
Tôi may mắn không “phải” sống ở Việt Nam nên không
dám lạm bàn chi về mức độ “giới hạn nhẫn nại” của đồng bào mình. Lêu bêu ở xứ
người, đôi lúc, tôi chỉ trộm nghĩ rằng giá mà đừng có Bác (và mấy đồng bạc của
Người) thì thiệt là đỡ khổ cho dân Việt biết chừng nào!
Tưởng
Năng Tiến
S.T.T.D