05.07.2017

Việt Nam tìm cách tống hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp ra nước ngoài

Việt Nam tìm cách tống hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp ra nước ngoài
Ảnh chen nhau thi tiếng Hàn tại Hà Nội để xin xuất khẩu lao động

Truyền thông Việt Nam cho hay Bộ Lao động thương binh và xã hội VC "đang xây dựng đề án hàng ngàn tỷ để đưa cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài ". Nói rõ hơn là  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ cần 1.300 tỷ đồng để 'xuất khẩu' cử nhân thất nghiệp.

Thống kê đến đầu năm 2017, cả nước có hàng triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng mạnh so với quý trước đó. Nhóm trình độ đại học trở lên, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp cao nhất, hơn 250.000 người, tiếp đến là cao đẳng 150.000 người và trung cấp chuyên nghiệp 100.000 người.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2016 Việt Nam đưa 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường Đài Loan có hơn 68.000 người (hơn 50%); Nhật Bản gần 40.000 lao động (khoảng 30%). Năm 2017, Bộ Lao động VC đặt mục tiêu đưa 105.000 lao động đi với các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Theo ông Phạm Viết Hương, Phó cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài tăng đều trong 3 năm nay, song các thị trường như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... ngày càng khắt khe, yêu cầu cao về tay nghề lao động.

Trên thực tế, tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đã được nhắc đến rất nhiều với những con số xác thực không thế chối cãi. Cùng với đó, rất nhiều nguyên nhân đã được vạch ra như: do bản thân sinh viên chưa năng động, do đào tạo ồ ạt, kinh tế khó khăn… Phẩm chất đào tạo nhân lực của các cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bởi vậy, điều này cũng tác động đến chuyện sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. Và lý do quan trọng nhất là sự quản lý yếu kém, môi trường cạnh tranh bị thao túng bởi các công ty con ông cháu cha, nạn tham nhũng hối lộ ngày càng cao của nhà nước cộng sản gây ra nạn thất nghiệp tràn lan.


Ngoài việc Bộ Lao động móc túi ngân sách 1.300 tỉ , tương đương với 57 triệu đô để bỏ túi, người lao động chắc chắn vẫn phải móc hầu bao đóng nộp để làm hồ sơ. Nghĩa là hàng trăm ngàn cử nhân đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp tại Việt Nam cần phải bỏ tiền chạy chọt để được ra nước ngoài làm việc.

Hãy nhìn tất cả những công nhân lao động xuất khẩu của nhà nước cộng sản trong nhiều năm qua. Mỗi người lao động phải đóng tiền hoặc ký giấy nợ với công ty môi giới từ 5 đến 10 ngàn đô cho những thủ tục "đầu tiên" với Bộ Lao động và các công ty hữu trách.

Rõ ràng là một trò buôn người không vốn, cướp tiền từ ngân sách quốc gia được đóng góp bởi tiền thuế của dân và của người lao động.