Luật sư chân chính, cái gai trong mắt chế độ
Kông Kông
LS
Võ An Đôn. Nguồn: DV
Tên của Luật sư Võ An Đôn chắc không mấy xa lạ với
người Việt bất đồng chính kiến trong cũng như ngoài nước. Vì ông là một trong số
rất ít luật sư nhận bào chữa cho những nạn nhân của một chế độ dùng bạo lực để
cai trị. Vụ án sôi nổi nhất năm 2014 mà nạn nhân là nghi can Ngô Thanh Kiều bị
5 công an tỉnh Phú Yên khóa vào ghế đánh đến chết, nhưng phía công tố chỉ đề
nghị án treo, đã bị Luật sư Võ An Đôn phơi bày ra công luận, rồi báo chí cũng
vào cuộc, đặc biệt là mạng xã hội, nên sau đó Chủ Tịch nước phải yêu cầu xử lại.
Ông đã tự ứng cử Đại biểu Quốc Hội 2 lần, vào năm
2011 và 2016. “Hiệp thương” tại địa phương và nơi làm việc, là Đoàn Luật sư, đều
được tín nhiệm nhưng lên đến cấp cao hơn đã bị Mặt trận Tổ quốc “đấu tố”. Loại
bỏ. Vì ông là cái gai trong mắt công an. Rồi họ áp lực lên Đoàn Luật sư Phú Yên
để tìm cách rút giấy phép hành nghề của ông nhưng thất bại.
Nhưng lần nầy thì áp lực đó đã không còn giấu diếm
như trong Thông báo của Đoàn Luật sư Phú Yên: “Thời gian qua trên trang cá nhân của luật sư Võ An Đôn đã có
nhiều bài viết, clip nói xấu nghề luật sư; đăng tải các clip phỏng vấn giữa luật
sư Đôn với các đối tượng ở nước ngoài với nội dung kích động, không đúng sự thật” và “Việc này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà
nước và giới luật sư Việt Nam“.
Chính câu chữ: “Việc
nầy gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và giới luật sư Việt Nam”
là minh chứng Đoàn Luật sư Phú Yên chỉ phục vụ cho chế độ đương quyền chứ không
phải phục vụ Công lý. Là tiếng nói của “Đoàn Luật sư” mà phản bội ngay từ căn bản
quyền Tự do tư tưởng, quyền Tự do phát biểu của cá nhân!
Nhưng điều quan trọng hơn ở đây là quan điểm nầy được
coi như là phản ảnh khá chung của giới luật sư cả nước chứ không riêng gì Phú
Yên! Vì tổng số luật sư cả nước có từ 12.000 – 14.000 nhưng số người nhận bào
chữa các vụ án liên quan đến công an phạm pháp hay chính trị chỉ đếm được trên
đầu ngón tay!
Còn tệ hại hơn nữa, là chưa có một phiên tòa chính
trị nào mà Tòa chịu lắng nghe lời tranh luận của các luật sư bào chữa, đã thế
còn ngắt ngang một cách vô cớ. Sự thật là Tòa chỉ xử lấy lệ vì bản án được viết
sẵn rồi. Gọi là “án bỏ túi”! Vì thế vai trò của luật sư bào chữa trong các
phiên Tòa chính trị thực tế chỉ là một vỡ kịch của chế độ. Do đó sau các phiên
xử luật sư thường kể lại sự thật bên trong phiên Tòa ra công luận. Đó là điều
mà Đoàn Luật sư Phú Yên đã viết trong Thông báo, cho là “gây ảnh hưởng xấu đến
uy tín của Đảng, Nhà nước và giới luật sư Việt Nam”!
Đã thế, “Quốc Hội” VN vẫn chưa yên. Mới đây họ còn
muốn đòi hỏi các luật sư phải tố cáo thân chủ nếu ghi nhận được những điều bí mật
có liên quan đến an ninh quốc gia!
Như vậy, theo ý của “Quốc Hội” thì luật sư còn giữ
thêm vai trò công an chìm cho chế độ nữa!
Với sự thật trần trụi như thế thì những luật sư nào
dám đứng ra bào chữa những vụ án chính trị, những vụ án liên quan đến công an
giết người quả thật là họ rất can đảm. Trong số người ít ỏi đó có Luật sư Võ An
Đôn!
Vì thế tình trạng hiện tại của ông rất nguy hiểm như
nội dung Thông báo của Đoàn Luật sư Phú Yên vừa phổ biến.
Cũng trong những ngày nầy thế giới đang theo dõi
hành vi phi pháp của nhà cầm quyền VN qua 2 sư kiện nổi bật đang xảy ra tại Đức
và Pháp. Đó là:
– Chế độ CSVN bất chấp luật
pháp quốc tế đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Thủ đô Berlin, người
đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức, sau khi Bà Thủ tướng Đức từ chối lời yêu cầu cho
dẫn độ của Thủ tướng Việt Nam với lý do phải tuân theo trình tự luật pháp của
nước Đức. Chỉ mấy tuần sau đó VN thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh rồi
trình chiếu trên TV nói là “tự nguyện về nước xin tự thú”!
– Tại Pháp, Tòa án Quốc tế đang xét xử đơn kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, một
doanh nhân Hoà Lan gốc Việt, kiện nhà nước VN đòi đền bù 1,25 tỉ Mỹ kim vì VN
đã không thực hiện đúng như bản cam kết đã được dàn xếp ngoài Tòa hơn 10 năm
trước, phiên Tòa đó cũng do Tòa Quốc tế xử! [2]
Hai sự kiện trên chắc chắn đang được thế
giới theo dõi kỹ về mức độ chế độ CSVN có tôn trọng luật pháp hay không. Nên
đây là cơ hội tốt để người VN tranh đấu đưa ra thêm những bằng chứng bị chà đạp
nhân phẩm, bị tra tấn, bị hành hạ, bị giết chết trong đồn công an, bị bóc lột
tàn tệ và bị đầu độc môi trường sống như thảm họa Formosa… ra công luận thế giới.
Điển hình là Thông báo của Đoàn Luật sư Phú Yên đối với Luật sư Võ An Đôn! Hay thông tin vừa cập nhật là Luật sư Nguyễn Văn Đài, người trực tiếp
tranh đấu cho Nhân quyền đã bị truy tố về điều 88 và mới đây còn bị khởi tố thêm điều 79 nữa, dù đó là 2 điều luật kỳ quái của pháp luật
VN!
Luật sư Võ An Đôn là
một luật sư chỉ hành nghề vì lương tâm và đúng với chuyên môn, là dựa
theo luật pháp để bào chữa cho thân chủ. Ông hoàn toàn không tham gia hoạt
động nào chống đối chế độ nhưng tại sao bị đe dọa đủ điều?
Một chế độ mà ngang nhiên chà đạp lên luật
pháp chính họ viết ra, bất chấp những chữ ký họ đã cam kết bằng văn bản với thế
giới thì tương lai chế độ đó sẽ đi về đâu?
27-8-2017
Tiếng
Dân
Bài đọc thêm:
ĐỪNG THẤY NẪU NGHÈO MÀ KHINH
Có nhiều luật sư đồng nghiệp thấy tôi nghèo sống ở
nhà quê, làm nông và chăn bò thì tỏ ra khinh thường. Luật sư Lê Văn Thiệp nói
toàn bộ gia tài của tôi không bằng cái nhà vệ sinh anh ấy; luật sư Tô Năng Như
và Trần Đình Triển thì nói tôi bất tài nên mới nghèo và trình độ thuộc loại
trung bình cần học lại.
Họ nghĩ tôi chỉ là luật sư dỏm, học luật tại chức
trường làng, trình độ năm câu ba chữ nên mới làm luật sư ở nhà quê. Họ đã lầm lớn,
dù tôi ở nhà quê nhưng không học trường làng như họ nghĩ.
Sau khi tốt nghiệp Tú Tài, tôi thi đỗ hai trường đại
học là: ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí
Minh. Tôi học một lúc hai trường (Hồi đó cả Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh hơn
10 trường, nhưng chỉ có vài sinh viên học một lúc hai trường như tôi).
Sau khi tốt nghiệp 2 trường đại học, tôi vào làm việc
tại Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, với công việc tham mưu cho Bí thư, Phó Bí thư và
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về lĩnh vực nội chính. Làm việc ở đây điều kiện
tiến thân rất nhanh, các bạn vào làm việc cùng lúc với tôi hiện nay đã là Bí
thư huyện hoặc Giám đốc sở.
Vì thấy cảnh thối nát ở chốn quan trường, tôi làm việc
được 6 năm thì xin nghỉ ở Văn phòng Tỉnh ủy, ra ngoài làm luật sư. Ban đầu Văn
phòng luật sư của tôi mang tên Văn Phòng Luật Sư Dân Chủ, đặt tại huyện miền
núi Sông Hinh, để phục vụ người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Có lẽ vì mang tên Dân Chủ nên Văn phòng luật sư của
tôi bị gây khó đủ điều. Sau khi hết hợp đồng thuê nhà, chủ nhà không cho tôi
thuê tiếp, tôi đi thuê nhà khác thì không ai cho thuê, dù nhà họ treo bảng cho
thuê trước nhà. Sau đó đổi tên thành Văn Phòng Luật Sư Võ An Đôn, đặt tại nhà
tôi ở một vùng quê hẻo lánh, bốn phía bao phủ bởi tre xanh và dân làng.
Khi ra làm luật sư, thấy cảnh nhiều người dân nghèo
bị quan chức chính quyền ức hiếp, tôi đã ra tay giúp họ miễn phí thì bị chính
quyền tìm mọi cách trù dập nên tôi mới nghèo như hôm nay.
Đồng nghiệp nói tôi nghèo và bất tài là đúng: vì tôi
bất tài nên mới nghèo, tôi là luật sư được đào tạo bài bản nhưng nhiều khi thiếu
gạo và không có tiền đổ xăng. Trong khi đồng nghiệp của tôi xuất thân là thợ
xây nhà, học luật tại chức trường làng, chỉ làm luật sư vài năm đã mua được xe
ôtô Range Rover trị giá 5 tỷ đồng và cầm trong tay hàng trăm tỷ.
Luật sư muốn giàu hãy chạy án, còn tôi thì không !
22 Tháng 8