„Còn nhiều vấn đề xã hội nhức nhối,
bức xúc nhưng chỉ xin đơn cử một mảng nhỏ thực trạng nợ công để chúng ta thấy
viễn cảnh đất nước. Vậy nên, nếu đất nước này còn tập
trung quyền lực vào tay một số kẻ cơ hội do đảng CS cầm quyền thì nguy cơ bị vỡ
nợ không còn xa.“
Nợ công và phương cách chính phủ thu tiền dân để trả nợ công
Đặng
Phước
Nguồn
ảnh: internet
Nợ công là gì? Vì sao chính phủ mắc nợ công? Dân trả
nợ công như thế nào? Đó là những vấn đề mà bài viết này đề cập tới.
Trước hết, chúng ta cần phải biết, nợ công là gì?
Theo Wikipedia: “Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng
giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương
đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, nên
nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào
đó“.
Một báo cáo gần đây của HSBC, một tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, cho thấy,
vấn đề nợ công của Chính phủ Việt Nam ngày càng trầm
trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền
Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài). Dự báo tỷ lệ nợ công trên
GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của
Quốc hội đề ra 65% trong 2017. Ước tính đến nay, chính
phủ VN mắc nợ công khoảng 126,9 tỷ USD chia bình quân mỗi người dân từ
khi lọt lòng đến khi sắp về với ông bà là khoảng 29.000.000đ!
Tại sao nợ công ngày càng
tăng?
Câu trả lời là, do chính phủ điều hành yếu kém, cộng với nạn tham nhũng
mà ra! Này nhé, chẳng hạn, chính phủ vay vốn ODA về làm các dự án nhưng khi
giao về các địa phương, các quan chức xà xẻo bằng cách mua công nghệ rẻ để hưởng
tiền hoa hồng cao hoặc cho nhận thầu thấp, làm dối để hưởng tiền “lại quả” lớn.
Hệ quả là các nhà máy đóng cửa sau khi hoạt động chỉ một thời gian ngắn do
không tạo ra được lợi nhuận, bị lỗ nặng. Các công trình xây dựng đường sá, cầu
cống hư hỏng phải sửa chữa chắp vá làm tốn kém nhiều lần, đó là nguyên nhân của
nợ công.
Minh chứng về việc điều hành yếu kém của chính phủ dẫn
đến tài sản quốc gia bị thất thoát, đó là các “đại dự án” có thể kể đến là Nhà
máy Đạm Ninh Bình lỗ 2.313 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ lỗ 1400 tỷ
đồng, Gang thép Thái Nguyên lỗ 8000 tỷ đồng, Đạm Hà Bắc lỗ 1700 tỷ đồng, Đạm Hải
Phòng lỗ 1000 tỷ đồng….
Nợ công chính phủ như nói trên, hiện đã vượt trần
khoảng 126,9 tỷ USD. Vừa rồi nghe nói ông Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều ở Hà
Lan thắng kiện Chính phủ VN (do chính phủ
không giữ cam kết trả tài sản đã tịch thu vô cớ của ông), tòa án ICC buộc
chính phủ trả cho ông Bình, nếu phải trả khoảng 1 tỷ USD, sẽ đóng góp thêm vào
số nợ công đã vượt trần của nước ta.
Với số nợ công lớn như đã nói trên, chính phủ đề ra giải pháp trả nợ công như thế nào? Chính
quyền có cho lực lượng đi từng nhà để thu trả nợ cho nước ngoài không?
Chắc chắn là chính quyền không bao giờ đi thu từng
nhà, nên người dân cứ tưởng mình vô can. Tuy nhiên, từng người dân không thể đứng
ngoài cuộc với số nợ công đó. Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy, chính phủ sẽ thu
thêm của dân qua các kênh như thu hồi đất nông nghiệp, lập dự án để bán đất
đai, tài nguyên, bán lao động ra nước ngoài mà người ta gọi là “xuất khẩu lao động”,
đặc biệt hơn cả là thu qua thuế và phí.
Theo thống kê báo chí, ngoài việc bán tài nguyên,
bán đất đai, bán lao động… chính phủ CSVN đang thu 432 loại thuế và phí từ người dân! Hiếm
có một dịch vụ nào từ phía chính quyền mà được miễn phí. Này nhé, dân phải trả
tiền từ việc trẻ con đi học, đi khám chữa bệnh, tham gia giao thông, vui chơi
giải trí, giao dịch hành chính cho đến một rừng thuế, thường xuyên nhất vẫn là
thu thuế VAT. Vừa qua, để bù vào số tiền thâm thủng ngân sách do nợ công ngày
càng tăng, chính phủ đề nghị tăng thuế VAT lên 12%, thu phí môi trường 8000 đồng/lít
xăng, bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2018.
Do thu thuế cao nên hàng hóa sản xuất nội
địa có sức cạnh tranh kém so với các mặt hàng ngoại nhập cùng sản
phẩm và chủng loại. Đơn cử, giá bán ra một chiếc Ablade sản xuất tại Vĩnh Phúc
– VN là 42 triệu đồng, trong khi cũng chiếc xe đó, đem bán ở Thailand ước khoảng
32 triệu đồng. Thử hỏi số tiền chênh lệch 10 triệu đồng/ xe máy do đâu? Chắc chắn
là do thuế và phí.
Một đơn cử khác, xăng nhập từ Singapore giá khoảng
9000đ/ lít, đem về Việt Nam bán ra khoảng 18000đ, giá chênh lệch khoảng 9000đ/
lít, sang năm 2018 tăng giá lên 25.000đ/ lít thì làm sao hàng hóa sản xuất
trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài? Bình luận vấn đề này, nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng với đà này thì “hàng hóa VN thua ngay trên sân
nhà”.
Tóm lại, chính phủ thu thuế VAT từ cái kim, sợi chỉ
trở đi để có ngân sách trả nợ, tuy nhiên “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”,
cho nên thu thuế không đủ chi, buộc ngân hàng nhà nước phải in thêm tiền, nạn lạm
phát gia tăng, dân đóng thuế cho ngân sách như “nước đổ hang chuột” chẳng biết
bao nhiêu cho vừa, làm cho mức sống của người dân ngày càng nghèo hơn.
Ngoài ra, việc tập trung trả nợ nước ngoài ảnh hưởng
đến việc trả lương cho người lao động thấp nên họ không mặn mà làm việc trong
các cơ quan nhà nước, một phần do môi trường làm việc bí bách lại thu nhập kém
hấp dẫn… nạn chảy máu chất xám ngày càng gia tăng, cộng với nạn “con ông cháu
cha” lộng hành, tạo phe nhóm lợi ích, làm cho đất nước ngày càng tụt hậu.
Còn nhiều vấn đề xã hội nhức nhối,
bức xúc nhưng chỉ xin đơn cử một mảng nhỏ thực trạng nợ công để chúng ta thấy
viễn cảnh đất nước. Vậy nên, nếu đất nước này còn tập
trung quyền lực vào tay một số kẻ cơ hội do đảng CS cầm quyền thì nguy cơ bị vỡ
nợ không còn xa.
Biết rõ điều đó để chúng ta cùng chung tay xóa bỏ những
bất cập, cùng nhau lên tiếng đòi hỏi chính phủ chi tiêu minh bạch hơn, tiết kiệm
những đồng tiền thuế của dân nghèo kiếm được, bằng mô hôi, nước mắt và đôi khi
còn thấm đẫm máu xương của dân lành.
31-8-2017
Nguồn:
Tiếng Dân