21.02.2018

Chuyện vui buồn 3 ngày Tết - Nguyên Thạch

Chuyện vui buồn 3 ngày Tết


Tết, không phải ai cũng mong đợi, Tết lắm người vui cũng có khối kẻ buồn. Ba ngày nghỉ làm này, Hai Say thư thả rong chơi đó đây để tìm hiểu cái sự đời, ông mục kích nhiều chuyện, chuyện vui cũng nhiều, mà chuyện buồn cũng không ít.

Ông đã "phát hiện" ra những cảnh ngộ cũng hơi ngộ, câu truyện đại khái như sau, nhưng nếu có nhạt quá thì mời quí còm sĩ thêm vài bao muối.

Sốc óc

Gặp anh bạn, tui hỏi

- Ủa, Tết này không về VN sao?
- Không và có lẽ không bao giờ về nữa.
- Sao vậy?
- Trước nhất là còn CS thì không về, thứ đến ở VN bây giờ tình đời đổi trắng thay đen, đen bạc lắm.
- Chuyện gì vậy?
- Năm ngoái họp lớp, ngồi uống bia có đám quan lớn VC, chúng biết tui là "người Việt ở Mỹ" nên nói sốc óc tui.
- Nói sao?
- Chúng nói rằng: Tụi Việt kiều giờ sao so sánh bằng Việt cộng, Việt cộng giờ giàu bạc mấy chục triệu đô Mỹ, nhà cửa mấy căn biệt thự, đất đai bát ngát...tiền Việt kiều có bao nhiêu mà ngon, chúng cày bỏ mẹ. Giờ Việt kiều chỉ đáng xách dép cho Việt cộng.

- Rồi ai trả tiền cho buổi họp lớp?
- Thì tui chứ còn ai.

Nghe xong Hai Say ngâm nga:

Hò...ơ...ơ...

Chuyện đời có tử có sinh
"Việt kiều" về nước hy sinh...là thường.

*

Tiền Việt kiều

Rồi ông được mời đến một nhà người quen, gia đình anh có 3 người ở Mỹ, 1 người ở Úc. Suốt cuộc tiệc, ông thấy rất rất nhiều lon bia uống nửa, còn nửa la liệt nhưng khách vẫn khui lon mới.

Ngứa mắt ông Hai Say hỏi lớn:

- Bia lon nào cũng còn nửa lon sao không uống cho hết, khui lon mới chi cho phí?

Và ông được nhiều người cùng trả lời:

- Tiền Việt kiều mà, có sao đâu.

*

Quá liều

Hai Say kể tiếp: Ngày ông Táo chầu trời, thằng rễ Trời đánh không biết cho bà mẹ vợ ăn uống thứ gì khiến bà ói mửa liên tục phải chở đi bệnh viện.

Anh chàng kêu vợ đánh dây thép qua Mỹ khóc lóc, nói rằng mẹ nằm viện sắp chết, anh chị và các cháu mau về để kịp chôn và nhận tang.

Thế là cặp vợ chồng ở Mỹ tức tốc bay về nhưng may là mẹ chưa chết mà chỉ gầy đi. Tui đâm nghi, rủ ông rễ đi nhậu rồi "tâm sự" khéo và được ông rễ trả lời:

- Tết này vã quá, không biết đào tiền đâu mà nhậu 3 ngày Xuân, tôi pha thuốc xổ lãi trộn vào đồ ăn nhưng tui pha hơi nặng tay nên bà sém "đi Pháp". Ý là tui chỉ muốn bà bịnh rồi kêu mấy đứa con của bả ở Mỹ về thì tui mới có tiền lì xì Tết chứ.

*

Bưởi đẹp

Thời buổi kinh tế khó khăn, người ta nghĩ ra mọi cách để kiếm tiền. Hai Say nhìn phía bên góc đường có hàng bưởi khá hoành tráng mà cô bán bưởi cũng có cặp bưởi tròn trịa đồ sộ.
 
Tuy già nhưng Hai Say cũng cầm mắt không đậu nên nhìn bưởi mà khen đáo để:

- Bưởi ngọt không cô?
- Dạ bảo đảm ngọt đến lịm người bác ạ.
- Dạ không tin cứ thử.
- Úi, ban ngày ban mặt ai dám thử.
- Vậy tui mua về 1 cặp để cúng.
- Dạ ăn hay cúng thì tùy bác thích.
- Mấy ngày tết này, em bán có được không?
- Dạ rất đắt hàng, hốt khối bạc nhờ em có bưởi to và đẹp.

Inline image
*

Lỗi tại Việt Kiều

Ông Hai Say đi ngang một nhà có đám tang, tò mò ông ghé lại hỏi chuyện nhưng lấy lý do là thắp nhang chia buồn cùng tang quyến. Ông mon men hỏi thăm người mẹ của nạn nhân, câu chuyện như sau:

- Cháu mới 16 tuổi, trông đẹp trai bảnh quá mà đi núi uổng quá.
- Dạ, phải chi hỏng có Tết thì tụi nó không đua xe trong đêm Giao Thừa.
- Ồ, rồi sao?
- Dạ, nó té xe vỡ sọ khỉ.
- Trùi ui, ghê vậy.
- Dạ tại cậu nó ở Mỹ về chơi Tết, thấy cháu không có xe nên mua cho nó chiếc SH nội.
- Ừ SH là đẳng cấp rùi.
- Dạ, đẳng cấp gì, tại cậu nó cho tiền mua xe nên con tôi mới chết.

Inline image


Sau cùng ông gặp một nông dân với bài thơ tâm sự của người cầm cuốc:


Đêm Ba Mươi thấy đời như mõm chó!


Đêm Ba Mươi đời đen như mõm chó
Chẳng bánh chưng cũng chẳng có dưa hồng
Nhà gió lùa vách trống bỏ không
Bởi thất mùa năm nay ruộng ngập mặn

Đ...má Tết làm chi cho đời thêm cay đắng...
Tết gì đây, sao vắng nàng Xuân?
Tết ở đây sao lắm kẻ diễn tuồng?
Bày bánh vẽ đem dân đi buôn đi bán

Tết Việt Nam sao tràn đầy bọn Hán?
Tết làm chi cho buồn chán ê chề?
Bày vẽ chi cho lắm cuộc thảm thê?
Cho cảnh sống thêm bộn bề bận rộn

Mỗi lần Tết là mỗi lần khốn đốn
Nợ cứ đòi, biết trốn nơi đâu
Tết ơi Tết, ta ngao ngán buồn rầu...
Và như thể muốn nói câu giả biệt.

Việt Nam, dân khổ chi mà khổ hết biết!.




Nguyên Thạch