Kính thưa Quý Đồng Hương,
Cho tôi xin phép được chia sẽ những tư tưởng của riêng mình về Việt nam thương yêu trong những ngày đầu của năm học mới tại tiểu bang Bayern và cũng là ngày nhập học lớp một của con trai út của tôi.
--------------------
Hôm nay là ngày 11 tháng chín năm 2018 và cũng là ngày đầu của năm học mới của các học sinh tại tiểu bang Bayern, miền nam nước Đức.
Mặc dù các anh chị của cháu còn ngủ nướng vì không quen thức dậy sớm sau sáu tuần nghỉ hè, nhưng cháu út của tôi, năm nay cháu được sáu tuổi, đã tỉnh giấc ngay khi được bố đánh thức. Mắt tròn hoe tỉnh táo mừng rở kêu lớn: „Ich gehe heute in die Schule“, có nghĩa là hôm nay tôi được đi học. Vì biết hôm nay cháu được nhập học vào lớp một, bố không đi làm ở nhà với cháu và cháu sẽ được bố mẹ dẫn đi học với cái cặp học mới và đẹp, cũng như với những món quà „Schultüte“ chỉ được mở ra cùng với các bạn khi vào lớp.
Trong những tuần vừa qua cháu đã được bố mẹ mua sắm đầy đủ và lúc nào cũng được đứng trong trung tâm của mọi sự chú ý, chăm sóc và quan tâm của cả gia đình.
Mừng rở ríu rít xuốt từ lúc mở mắt thức dậy cho đến được bố mẹ đón về nhà sau môt ngày nhiều hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp mà có lẽ cháu sẽ không bao giờ quên.
Trước khi được cô giáo chủ nhiệm đến tiếp đón và dẫn vào lớp thì tất cả mọi học sinh và phụ huynh đã có cơ hội tham dự buổi thánh lể khai mạc năm học mới, năm nay bên Tin lành và Công giáo đã cộng tác làm chung nên nhà thờ rất đông và nhộn nhịp.
Thánh lể năm nay đã được chuẩn bị với phương châm „Kinder sind wunderbar“, nếu phiên dịch một cách thường dùng thì người ta nói „trẻ em là tuyệt vời“. Nhưng nhìn sâu chúng ta thừa hiểu tuổi trẻ là mầm non, là sức sống và là tương lai của một dân tộc. Tiếng Đức từ „wunderbar“ được dịch ra tiếng Việt là tuyệt vời, nhưng trong từ này nó có chứa cái từ „wunder“, dịch ra là huyền diệu.
Theo ý nghĩa đó thì tuổi thơ, là một cuộc sống mới, phải được coi là huyền diệu, là mầu nhiệm hay phép lạ đã sảy ra trong cuộc sống của chúng ta.
Trong thánh lể hôm nay, trong lời giảng dạy của ngài, LM Jörg Künne đã nhấn mạnh cái sự huyền diệu này; Mỗi một đứa trẻ được sinh ra đều khác nhau, với những bản tính hay khả năng khác nhau. Nhưng có khác nhau đến đâu đi nữa chúng đều là huyền diệu, và là tuyệt vời. Một đứa trẻ không phải chỉ là tuyệt vời khi chúng được điểm tốt trong toán hoc, hay khi viết được chử đẹp, hay khi được lời phê bình tốt của thầy cô giáo và của nhà trường, mà các em đã là huyền diệu và tuyệt vời từ khi được mở mắt chào đời, hay từ khi được là con người.
Và không một trường học nào, một hệ thống giáo dục nào, một xã hội nào, hay một thể chế chính trị nào có thể thành công khi không tôn trọng con người, tình người, sự khác biệt giữa con người với con người, và tuổi trẻ là một kho tàng quý báu của một dân tộc.
Nghe lời giản của LM Jörg Künne đến đây tôi cảm thấy mình bần thần. Măc dù những gì ngài nhắc nhở thật sự không phải là mới hay xa lạ, nhưng lần này tôi đã ý thức những ý nghĩa sâu đậm của những lời khuyên dạy sáng suốt này qua cái ví dụ Việt nam.
Vẫn còn ngồi nghe nhưng tôi hết biết là LM đã nói thêm những gì bởi vì lúc đấy tôi chỉ còn quanh quẩn trong những tư tưởng riêng của mình. Tất cả những gì tôi đã nghe đến đây đã đủ làm cho mình cảm thấy buồn, thật buồn, buồn cho nỗi bất hạnh của một dân tộc, dân tộc tôi, dân tộc Việt nam, đã phải chịu đựng không biết bao nhiêu nỗi khổ và đau thương vì chiến tranh, vì còn nghèo và còn lạc hậu.
Nhưng tiếng súng đã ngưng hơn bốn mươi năm rồi mà dân tộc này vẫn còn tiếp tục chịu đựng sự nghèo khổ và lạc hậu còn hơn trong thời chinh chiến, phải sống với một chế độ độc tài và toàn trị, phải sống dưới ách thống trị của Tà quyền CSVN, phải sống trong một xã hội mà phẩm giá con người bị xâm phạm một cách trắng trợn, tình người không có, trách nhiệm và lòng bác ái đối với những kẻ nghèo hay yếu nhất trong xã hội đã được thay thế bởi thờ ơ và lạnh cảm trước những bất công đang lan tràn khắp nơi.
Trong nhóm yếu nghèo nhất này có vô số những trẻ em còn trong tuổi ngây thơ đang phải sống đói rách, không tình thương cha mẹ, không được sự trông nom và không chổ nương tựa. Chúng phải cô đơn lăn lộn kiếm sống trên vỉa hè và lề đường thành phố. Đời sống khốn khó đến nỗi phải bán thân mình cho mại dâm. Tệ nạn mại dâm trẻ em tại Việt nam đã lan tràn khắp nơi.
Mà Đảng Công sản Việt nam trong bốn mươi năm qua đã không những bất công không sửa đổi được hoàn cảnh cuộc sống cho người dân mà còn là tàn nhẫn cố tâm nuôi sống cái thể chế bất công này để làm giàu trên khốn cùng và xương máu của dân.
Sử dụng lao động trẻ em cho những công việc khuân vác cực nhọc là một thực tế khác. Ở Việt nam hiện có gần hai triệu lao động trẻ em. Con số này chiếm khoản 10 phần trăm con số trẻ em của cả nước.
Thật không thể ngờ được là những hình ảnh này và còn vô số những hình ảnh tương tự như vậy đã phản ảnh được một thực tế hiện nay hơn bốn mươi năm dưới sự cai trị của Đảng Công sản Viêt nam. Một thực tế hoàn toàn ngược lại với những gì LM Jörg Künne đã giản trên và hình ảnh ấy cũng chỉ cho chúng ta thấy một tương lai đen tối cho dân tộc Việt nam.
Đáng lẽ là tôi phải vui trong ngày này khi nhìn thấy con mình có đầy đủ tất cả, từ vật chất cho đến tình thương của bố mẹ và mọi người chung quanh. Đó là cơ bản cho một sự phát triển lành mạnh để trở thành một công dân hữu ít cho xã hội sau này.
Nhưng khi nghĩ đến số phận của bao nhiêu trẻ em ở Việt nam kém may mắn phải cùng chịu chung số phận hẩm hiêu của dân tộc đang phải sống trong một thể chế độc tài, không tự do và dân chủ và phải gánh nặng những hậu quả mà Đảng Cộng sản Việt nam đã gay ra, nỗi buồn và ưu tư của tôi không chịu vơi đi khi ngày nhặp học lớp một của cháu út đã gần trôi qua.
Nürnberg, ngày 11 tháng chín năm 2018
Nguyễn Thế Bảo
(của Hội NVTNcs tại Nürnberg và vùng phụ cận và Liên Hội NVTN tại CHLB Đức)