Cái hận của con người, một sự kinh khủng!
Hôm nay, vào thời sản cũng không thiếu gì những hận thù "Nhĩ tử ngã hoạt” 你死我活"," Bất cộng đái thiên" không đội trời chung giữa các đồng chí cùng đảng với nhau. Hãy đơn cử trường hợp của Hồ Chí Minh với những đảng phái đối thủ, hoặc Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta, hẳn nhiều người đã không quên hình ảnh mếu máo nuốt hận cùng những giọt nước mắt của Nguyễn Phú Trọng khi tuyên bố "Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị", (ám chỉ đồng chí 3X) mà TBT (Thằng Ba Trợn) đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy hôm 15/10/2012 trong bài phát biểu bế bạc Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN. Mối hận nhục này, Nguyễn Phú Trọng sẽ chờ dịp phục hận.
*
Qua bao mẩu truyện từ cổ chí kim nói về sự thù hận và tự ái cá nhân, nó đã nêu lên được mức độ khủng khiếp từ sự căm hận đã luôn ghim sâu vào tiềm thức và sẵn sàng trỗi dậy bất cứ khi nào khi con người ta có điều kiện cùng cơ hội.
Hẳn nhiên nhiều vị có lưu tâm về những người nổi tiếng trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim đã không quên những tên tuổi cùng chuỗi hành động trả thù mà họ cho là báo thù phục hận.
Trong sự hạn hẹp của trí nhớ, người viết chỉ có thể đơn cử được vài nhân vật phổ thông đã tạo ra những hình ảnh cùng hành động khác thường mà người đời bình thường không thể quên.
1- Việt quốc Câu Tiễn: Trong thời Đông Chu Liệt Quốc (496 TCN - 465 TCN), Việt vương Câu Tiễn (姒勾踐)sinh năm 520 trước công nguyên và mất năm 465 TCN.
- Câu chuyện nếm phân: Có thể nói rằng đa số ai cũng biết câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử nầy vì đường đương là vua của một nước mà lại phải chịu nhục để nếm phân của một vị vua khác hầu tránh được cái chết. Sử truyện và phim của truyện vẫn tiếp tục lôi cuốn khán giả.Thời ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC có nước Sở ở phía nam ngày càng lớn mạnh rồi xưng bá Trung Nguyên ở Trung Hoa và không ngừng khuyếch trương thế lực cũng như đất đai , Sở là một sự đe dọa lớn, thường tấn công nước Ngô, Sở và Việt ̣đồng tông đồng tộc. Việt thường giúp Sở khi mổi lần đem quân chinh phạt Ngô. Năm Châu Kính vương thứ 23 -trước công nguyên 497 năm, Sở và Việt liên quân đánh Ngô, vua Ngô HẠP LƯ cầm quân ra trận đối địch bị vua Viêṭ bắn trúng 1 tiễn nên bị thương rồi chết , NGÔ PHÙ SAI lên ngôi thay cha và luôn canh cánh mối lo và mối thù với nước Việt. Nhờ có tướng tài là NGỦ TỬ TƯ , NGÔ vương đã trả được mối thù thật tàn khốc , nước VIỆT bị mất vào nước NGÔ. Nhưng NGÔ PHÙ SAI không nghe lời lão thần NGỦ TỬ TƯ, không giết CÂU TIỄN khi vua Việt trá hàng để nuôi chí phục thù, Câu Tiễn nhờ có 2 quan đại phu là PHẠM LÃI và VĂN CHỦNG thực hiện 10 kế hay cùng mỹ nhân kế là dùng TÂY THI làm gián điệp mê hoặc NGÔ VƯƠNG, nhờ vậy nên sau 1 thời gian nằm gai nếm mật, Việt vương CÂU TIỄN đã tiêu diệt nước Ngô, giết NGÔ PHÙ SAI và thống nhất 2 nước NGÔ và VIỆT. Từ đó, nước Việt lớn mạnh hơn, lại đem quân vượt sông Hoài lên phiá bắc xưng bá chủ Trung Nguyên, được CHÂU NGUYÊN VƯƠNG 周元王sắc phong là Hầu Bác, tước vị là Tấn Bác vị, sau đó vua Việt Câu Tiễn dời thủ đô đến Lang Nha 琅琊 hoàn thành bá nghiệp.
Sau khi phục hận, Việt vương đã không quên mối thụ bị làm nhục cho nếm phân, đến độ ông ta đã quật mồ lôi xác của Ngô Phù Sai mà treo cổ lên rồi dùng roi quất cho banh xác thối đã nói lên sự thù hận đến cỡ nào.
2- Niên Canh Nghiêu tể tướng: Niên đã có ảnh hưởng không nhỏ trong việc giữ vững ngôi vị cho tân đế Ung Chính. ông được thăng làm Phủ viễn Đại tướng quân, cùng Đề đốc Nhạc Chung Kỳ suất lĩnh binh lính trấn áp cuộc nổi loạn ở Thanh Hải của Lobdzan Dandzin (sử Thanh chép là 罗布藏丹津 - La Bố Tàng Đan Tân), buộc Lobdzan Dandzin phải đào thoát về Mông Cổ. Nhờ chiến tích này, Niên được gia phong hàm Thái bảo, Nhất đẳng công Đại tướng quân Niên Canh Nghiêu. Câu truyện kể rằng: Vì lo sợ thanh thế của Niên đại tướng nên khi Niên Canh Nghiêu cùng đoàn quân bách thắng hồi thành, Ung Chính đã không cho nhập cung, mà phải đóng quân xa thành. Khi vua Ung Chính ra chào đón, binh lính của Niên không cung kính chào vua mà phải đợi lệnh của Niên, điều này đã khiến cho Ung Chính càng lo xa hơn nữa, từ đó nỗi ám ảnh đã bám lấy Ung Chính để rồi kết thúc là đưa đến việc cách chức Đại tướng quân xuống 12 bậc, mà cuối cùng là xử chết bằng "rượu mời" với câu nói để đời "Trẫm đưa Khanh lên được thì Trẫm cũng dìm Khanh xuống được" để nói lên cái tự ái kinh khủng của con người.
Ảnh minh họa
Trên là những mẩu truyện đời xưa được truyền tụng lại theo sử sách. Hẳn nhiên là còn vô số câu chuyện khác mà các còm sĩ am hiểu về lịch sử có thể bổ sung cho kho tàng kinh nghiệm về thói thù dai của con người được thêm dồi dào.
Hôm nay, vào thời sản cũng không thiếu gì những hận thù "Nhĩ tử ngã hoạt” 你死我活"," Bất cộng đái thiên" không đội trời chung giữa các đồng chí cùng đảng với nhau. Hãy đơn cử trường hợp của Hồ Chí Minh với những đảng phái đối thủ, hoặc Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng. Chúng ta, hẳn nhiều người đã không quên hình ảnh mếu máo nuốt hận cùng những giọt nước mắt của Nguyễn Phú Trọng khi tuyên bố "Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị", (ám chỉ đồng chí 3X) mà TBT (Thằng Ba Trợn) đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy hôm 15/10/2012 trong bài phát biểu bế bạc Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN. Mối hận nhục này, Nguyễn Phú Trọng sẽ chờ dịp phục hận.
Tin mới nhất về Tổng Bí Tịch Nguyễn Phú Trọng kể từ chiều ngày 14-5-2019 xuất hiện để họp Tứ trụ, Ngũ trụ gì đó, cũng như đọc đọc lệnh khai mạc hội nghị 10 vào ngày 16-5-2018 sau hơn 1 tháng ẩn mình mà lý do là "đột quị"? Trọng thật, Trọng giả, nào ai biết được? Nhưng sự xuất hiện này đã khiến không ít tay chóp bu tầm cỡ sẽ khiếp vía, sẽ sống trong nơm nớp lo âu vì những đòn ác hiểm sắp đến của tay Tổng Bí Chủ.
Ngược lại thì nào ai biết được những gì sắp xảy ra trong tương lai gần khi "người tử tế" Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Nghị phản pháo Tổng Bí Tịch họ Nguyễn nó sẽ ra sao, cuộc phục thù sẽ phải đến hồi kịch liệt. Điều đó đã và đang xảy ra mà nhiều người đã biết là tay chân thuộc hạ của trùm tham nhũng 3X đang lần lượt bị ném vào lò tôn.
Lịch sử cộng sản là những cuộc thanh trừng đẫm máu, những tiếng hót đồng điệu bằng mặt mà không bằng lòng chỉ là những trò hề của chuỗi dối gian. Sự trả thù hèn mạt là hành xử của những kẻ đốn hèn. Những kẻ này không xứng danh là hạng người quân tử. Lời chỉnh sửa trong câu tục ngữ"Quân tử nhất ngôn, quân tử dại. Quân tử nói đi nói lại, quân tử khôn" của một số người hẳn không phải là những điều chua xót trong thế giái loài người tráo trở ư?.
Nguyên Thạch