Giải Nobel Hòa
bình 2015 trao cho Bộ Tứ Tunesien - Cổ vũ cho trào lưu dân chủ hóa ở các quốc
gia độc tài
Duy An (Diễn
Đàn Việt Nam 21)
Ngày 09/10 vừa qua, Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định
trao giải Nobel Hòa bình 2015 cho Bộ Tứ Đối thoại Quốc gia (National Dialogue
Quartet) về những nỗ lực góp phần xây dựng nền dân chủ sau cuộc cách mạng Hoa
Nhài năm 2011 tại Tunesien.
Công
bố giải Nobel Hòa Bình 2015 tại Oslo (ảnh ARD)
Bộ Tứ bao gồm 4
tổ chức: Liên đoàn Lao động (UGTT, H.Abssi), Liên đoàn Kỹ nghệ, Thương mại và
Thủ công (UTICA, W.Bouchamaoui), Liên minh Nhân quyền (LTDH, A. ben Moussa) và
Luật sư đoàn (F. Mahfouth) có vai trò trung gian hòa giải và tạo động lực để
thúc đẩy phát triển dân chủ hòa bình ở Tunesien.
Đại
diện Bộ Tứ Tunesien đoạt giải Nobel Hòa Bình 2015,
từ bên trái: Wided Bouchamaoui (Liên đoàn Kỹ nghệ, Thương mại và Thủ công),
Houcine Abassi (Liên đoàn Lao động), Abdessattar ben Moussa (Liên minh Nhân quyền) và Mohamed Fadhel Mahfoudh (Luật sư đoàn) (ảnh ARD)
từ bên trái: Wided Bouchamaoui (Liên đoàn Kỹ nghệ, Thương mại và Thủ công),
Houcine Abassi (Liên đoàn Lao động), Abdessattar ben Moussa (Liên minh Nhân quyền) và Mohamed Fadhel Mahfoudh (Luật sư đoàn) (ảnh ARD)
Bản
tuyên bố của Ủy Ban Nobel Na Uy nêu lý do trao giải thưởng “Nhóm Bộ Tứ được
thành lập vào mùa hè năm 2013 khi tiến trình dân chủ hóa có cơ nguy sụp đổ vì
những vụ ám sát chính trị và bất ổn xã hội. Vào thời điểm đất nước này gần kề một
cuộc nội chiến, Bộ Tứ đã đề ra giải pháp chính trị ôn hòa và đã giúp Tunesien
trong vòng vài năm thiết lập được một hệ thống chính quyền lập hiến đảm bảo những
quyền cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt phái tính, lập trường chính
trị hay tín ngưỡng“.
Tunesien là quốc gia duy nhất đã tránh được xáo trộn và nội chiến như Libya, Syria, Yemen và Ai Cập.
Tunesien là quốc gia duy nhất đã tránh được xáo trộn và nội chiến như Libya, Syria, Yemen và Ai Cập.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động Houcine Abassi, một đại biểu quan trọng của xã hội dân sự, tuyên bố “Giải Nobel Hòa Bình xứng đáng thuộc về những thanh niên đã hy sinh cho Tunesien dân chủ. Chính sự dấn thân của giới trẻ đã tạo cơ hội cho nhân dân nổi dậy lật đổ độc tài”. Tổng thống Essebsi cho rằng “Xã hội dân sự và Công đoàn lao động là tác nhân chính của tiến trình dân chủ hóa Tunesien. Giải thưởng biểu dương con đường đồng thuận của các thành phần dân tộc Tunesien sẽ cổ vũ các quốc gia khác trong cuộc đấu tranh cho nhân phẩm, tự do và lao động“.
Sự tương đồng giữa Việt Nam và Tunesien ?
Tại Tunesien, độc tài ngự trị nhiều thập niên đã xói mòn kinh tế, đạo đức và tri thức của dân tộc. Nền kinh tế nằm trong tay những tập đoàn lợi ích, tha hồ lũng đoạt tài sản quốc gia. Nhà nước cai trị bằng dối trá, tuyên truyền và bạo lực đã khiến dân chúng lãnh cảm với mọi sinh hoạt của nhà nước và không còn tin vào đảng cầm quyền. Đây là những lý do mà nhân dân Tunesien đã trỗi dậy lật đổ chế độ độc tài tham nhũng của Ben Ali vào tháng giêng 2011. Cách mạng Tunesien đã mở đầu cho những cuộc nổi dậy kế tiếp của nhân dân chống các chính quyền thối nát ở nhiều nước Bắc Phi. Tunesien được vinh danh là cái nôi của Mùa xuân Ả rập.
Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng rằng giải thưởng năm nay sẽ khuyến khích các cuộc đấu tranh ôn hòa cho dân chủ hóa ở mọi quốc gia còn đang chịu áp bức và bất công.