Báo
Mỹ tiết lộ chuyện tàu ngầm Trung cộng tấn công giả định hàng không mẫu hạm Hoa
Kỳ
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và
Bắc Kinh, giới chức quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng một tàu ngầm Trung cộng gần đây
đã tiến hành một cuộc tấn công giả định nhằm vào hàng không mẫu hạm USS Reagan
của Hải quân Hoa Kỳ.
Hàng không mẫu hạm USS Reagan (Ảnh:
Flickr/Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ)
Các thông tin chi tiết về cuộc chạm trán giữ tàu ngầm
Trung Quốc và hàng không mẫu hạm của Mỹ tại Biển Nhật Bản hôm 24.10 chỉ được
tiết lộ hồi đầu tháng 11. Theo đó, sau khi rời cảng tại Yokosuka, hàng không
mẫu hạm USS Reagan được cho là đã chạm trán với một tàu ngầm Trung cộng.
Theo trang web Washington Free Beacon, đây là “cuộc
chạm trán ở cự ly gần nhất” giữa một tàu ngầm Trung cộng và một hàng không mẫu
hạm Hoa Kỳ trong gần 10 năm qua.
Nhưng các quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với tờ Free
Beacon rằng tàu ngầm Trung cộng đã ngắm bắn hàng không mẫu hạm của Mỹ trong
khuôn khổ một cuộc tập trận tấn công giả định.
“Nếu đúng, đây
có thể là một trường hợp khác cho thấy Trung cộng đang muốn chứng tỏ với chúng
tôi rằng họ có thể đe dọa các lực lượng của chúng tôi trong khu vực”, Nghị
sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Lực lượng và Sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban
Quân lực Hạ viện Mỹ, nói với Free Beacon.
“Tiếp sau các vụ thử nghiệm chống vệ
tinh và các hành động phô diễn khác, vụ việc mới là lời nhắc nhở về quá trình
làm mất ổn định mà Trung cộng đang thực hiện và những thách thức mà chúng ta
phải đối mặt trong việc duy trì sự cân bằng quân sự ổn định tại khu vực châu
Á-Thái Bình Dương”, nghị sĩ
Forbes nhấn mạnh.
Nếu đúng, một hành động như vậy của Trung cộng có thể
vi phạm Quy tắc ứng xử cho các cuộc đối đầu bất ngờ trên biển (CUES) mà 21 quốc
gia Thái Bình Dương, trong đó có Trung cộng và Mỹ, đã ký kết hồi tháng 4.2014.
Một phần trong thỏa thuận đa phương đó quy định rằng
các tư lệnh hải quân nên tránh các hành động có thể gây rủi ro. Trong số những
hành động cần tránh có “việc giả định các
cuộc tấn công bằng cách ngắm súng, tên lửa, radar điều khiển hỏa lực, ống phóng
ngư lôi và các tên lửa khác về phía các tàu hoặc máy bay gặp phải”.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama khá kín tiếng về
vụ việc do lo ngại có thể làm gia tăng căng thẳng giữa quân đội Mỹ và Trung cộng.
Khi được khỏi về vụ việc, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Darryn
James thay vào đó lại khẳng định với báo giới về các khả năng của Hải quân Mỹ.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông vào tháng 1.2016
Thời báo Hoàn Cầu
Trung Hoa ngày 15.12 cũng viết bài cho hay, tháng 10.2015 khu trục hạm Mỹ tuần
tra Biển Đông, tháng 11.2015, máy bay ném bom B-52 Mỹ tiếp tục bay trên Biển
Đông, như vậy, hành động của Quân đội Mỹ ở Biển Đông ngày càng “tùy ý”.
Nhưng, có quan
chức Bộ Quốc phòng Mỹ mới cho biết, trong năm 2015 Mỹ sẽ không tiếp tục điều
tàu chiến tới tuần tra vùng biển 12 hải lý của đá ngầm ở Biển Đông. Điều này
không có nghĩa là Mỹ dừng tuần tra, mà là Mỹ sẽ tiến hành hoạt động này vào
tháng 1.2016.
Thực ra, các quan
chức Hải quân Mỹ đã hy vọng tiếp tục tiến hành hành động tự do hàng hải vào đầu
tháng 12/2015, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không phê duyệt sau khi căng
thẳng giữa Trung-Mỹ gia tăng thời gian qua cũng như Mỹ đang tập trung cho tấn
công IS ở Syria, Iraq.
Yêu sách “đường
lưỡi bò” vô lý và bất hợp pháp của Trung cộng tiếp tục bị các nước trong đó có
Mỹ và đồng minh thách thức trực tiếp bằng hành động, bác bỏ hoàn toàn tính pháp
lý của yêu sách này.
Khu trục hạm USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ
Nhật
Bản cảnh báo Trung cộng có thể lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
Trung cộng có
thể đang xây các đảo nhân tạo ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông, tạo bước
đệm để tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ), một viên chức quốc phòng cấp
cao của Nhật Bản cảnh báo.
Trung cộng từng tuyên bố Vùng nhận
diện phòng không ở khu vực đảo tranh chấp với Nhật Bản hồi tháng 11.2013. (Ảnh:
AFP)
Trong bài bình luận đăng tải trên nhật báo Defense
News của Mỹ hôm qua 15.12, ông Masanori
Nishi – cố vấn chính sách cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng: “Trung cộng đang xây dựng các đảo trên Biển
Đông để đặt các radar và tên lửa phòng không”.
Theo viên chức này, đây có thể là bước đầu của Trung cộng
để tiến tới tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông. Ông Nishi cũng cho rằng Trung cộng
sẽ rút kinh nghiệm từ lần tuyên bố ADIZ ở vùng biển Hoa Đông năm 2013. Khu vực
này chồng lấn với không phận của Nhật Bản ở đảo Senkaku (Trung cộng gọi là Điếu
Ngư). Tuy nhiên, Trung cộng đã không phát hiện được một máy bay ném bom của Mỹ
bay qua khu vực này gần đây, ông Nishi nói.
Điều mà Trung cộng sẽ làm tiếp theo “nằm ngoài sự
tưởng tượng của chúng ta… Trong cuộc chơi căng thẳng này, chúng ta phải cảnh
giác”, ông Nishi nhấn mạnh và đề cập đến tầm quan trọng về sự hợp tác giữa
Tokyo, Washington và các đồng minh khác trong vấn đề Biển Đông.
Bình luận trên được đưa ra khi cùng ngày Tư lệnh Hạm
đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift
cảnh báo nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang ở Biển Đông khi các nước có xu
hướng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp trên biển thay vì dùng
luật pháp quốc tế. “Tôi lo ngại rằng sau
nhiều thập kỷ hòa bình và thịnh vượng, chúng ta có thể luật của kẻ mạnh trở lại
khu vực”, ông Swift nói.
Trung cộng tổ chức hội thảo về tình hình quốc tế và ngoại
giao Trung Hoa lục địa năm 2015
Tân Hoa xã vừa dẫn lời Ngoại trưởng Trung cộng
Vương Nghị khi phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo về tình hình quốc
tế và ngoại giao Trung Hoa lục địa năm 2015 do Viện Nghiên cứu các vấn
đề Hoa lục và Quỹ Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Hoa phối hợp
tổ chức hôm 12.12, theo đó 2015 là năm quan trọng, thúc đẩy toàn diện
ngoại giao nước lớn và mở ra tương lai trong tiến trình phục hưng của
dân tộc Trung Hoa. Và trong năm 2016, Trung Hoa cộng sản sẽ nghiêm túc thực
hiện ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Hoa.
Trước đó, tờ New
York Times đăng bài “Trung cộng nhập nhằng nguy hiểm ở Biển Đông”
của Giáo sư Liselotte Odgaard đến từ
Đại học Quốc phòng hoàng gia Đan Mạch. Theo đó, Bắc
Kinh cố tình nhập nhằng về cái gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông và sẽ bảo
vệ yêu sách mơ hồ này bằng vũ lực. Và động thái mở rộng sự hiện diện
quân sự trên Biển Đông của Trung cộng là thách thức trực tiếp đối với các đồng
minh của Mỹ, do đó Washington không thể khoanh tay ngồi nhìn.
Ngày 9.12, tờ Taipei
Times dẫn lời Giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế Arthur Waldron đến từ Đại học Pennsylvania cảnh
báo, từ năm 2009, Trung cộng đã trở nên độc đoán và quân phiệt – đang đe dọa
Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Brunei, Nam
Dương, Việt Nam và Ấn Độ. Và Trung cộng hoàn
toàn có ý định thực hiện mục tiêu – trong 10 năm tới sẽ chiếm trọn Biển Đông
bởi Mỹ không thực sự làm bất cứ điều gì để làm chậm tiến độ này.
Tờ The
Diplomat vừa đăng bài của ông Joseph
Bosco đến từ Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia Mỹ cho rằng, kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ
xung đột với các nước láng giềng và với Mỹ, đặc
biệt khi các biện pháp cải tổ này trao thêm quyền cho các chỉ huy cấp thấp hơn.
Ngoài ra, việc trao thêm quyền cho các tư lệnh địa phương cũng làm gia tăng
nguy cơ tái diễn những sự cố trước đây như vụ va chạm trên không giữa máy bay Mỹ
và Trung cộng, hay giữa các chiến hạm trên Biển Đông thời gian qua. Và quốc tế
không chấp nhận để Bắc Kinh thực hiện chiến lược theo kiểu trao quyền để chối bỏ
trách nhiệm!
Tin
tổng hợp