Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 14.01.2016)
Phi
Luật Tân củng cố vị trí đầu cầu trong chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ
Trọng Nghĩa
Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino thăm căn cứ không quân Clark ở
bắc Manila, 21/12/2015. REUTERS/Romeo Ranoco
Sự kiện Tòa án Tối cao Phi
Luật Tân phê duyệt Hiệp định Tăng cường
Hợp tác Phòng thủ (EDCA) với Hoa Kỳ vào hôm qua, 12/01/2016, đã được cả chính
quyền hai nước hoan nghênh, nhưng đã khiến cho Bắc Kinh tức tối. Lý do rất đơn
giản : Văn kiện này đã mở đường cho lực lượng Hoa Kỳ tăng cường thêm sự hiện
diện tại vùng Biển Đông, nơi đang bị những hành vi áp đặt chủ quyền quá trớn
của Trung cộng khuấy động.
Trên nguyên tắc, Hiệp
định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ Phi là một thỏa thuận có thời hạn 10 năm,
cho phép Mỹ triển khai thêm binh sĩ và tàu chiến tới Phi Luật Tân trong các nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên biển
và cứu trợ nhân đạo, đồng thời đặt nền móng cho việc Manila nhận thêm giúp đỡ
quân sự của Mỹ. Thỏa thuận được ký kết năm 2014 nhưng không được thực hiện vì
bị kiện là bất hợp hiến.
Phán quyết của định chế
tư pháp tối cao của Phi Luật Tân vào hôm
qua như vậy đã tương đương với đèn xanh được bật lên cho việc thực hiện Hiệp
định, và không đầy 24 tiếng đồng hồ sau phán quyết này, giới chức quân sự Phi đã
tiết lộ với hãng tin Anh Reuters rằng Manila đã sẵn sàng mở rộng tám căn cứ
quân sự để đón quân đội Mỹ.
Theo Đại tá Restituto
Padilla, danh sách các căn cứ này bao gồm năm sân bay quân sự, hai căn cứ hải
quân, và một trại huấn luyện lực lượng đặc biệt.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ
đến việc tăng cường năng lực giám sát và nhanh chóng triển khai lực lượng ra
vùng Biển Đông đã thể hiện rõ qua địa điểm có các cơ sở quân sự nói trên, đặc
biệt hai căn cứ ngay trên đảo Palawan nhìn ra Biển Đông và hai cơ sở của Mỹ
trước đây là căn cứ không quân Clark cùng với căn cứ Hải quân Subic Bay.
Tính chất quan trọng của Subic đã được nêu bật qua sự kiện vào năm ngoái 2015, đã có hơn 100 tàu Hải quân Mỹ đến neo đậu tại đấy, và đầu năm nay, đã được hai tàu ngầm tàng hình nguyên tử hiện đại ghé thăm. Theo một viên chức quốc phòng xin giấu tên, thì hải cảng Subic rất quan trọng đối với Hoa Kỳ vì là nơi an toàn nhất mà chiến hạm Mỹ có thể neo đậu.
Danh sách các cơ sở mở
cho quân đội Mỹ còn đang trong vòng đàm phán, vì Hoa Kỳ cũng muốn được phép sử
dụng ít nhất là ba hải cảng và phi trường dân sự.
Các cơ sở tại Phi Luật
Tân được cho là sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong hệ thống bố phòng của Hoa Kỳ quanh Biển Đông hiện nay đang giới hạn
ở các chiếc tàu cận chiến duyên hải LCS và phi cơ tuần thám hiện đại P8
Poseidon được bố trí tại Singapore, máy bay do thám P3C có khả năng cất cánh từ
Mã Lai Á.
Các căn cứ khác mà Mỹ có
quyền sử dụng như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, và thậm chí ở Đảo Guam, dẫu sao vẫn
xa hiện trường Biển Đông.
Vai trò đầu cầu của Phi
Luật Tân trong chiến lược Biển Đông của
Mỹ đã được chính Bộ trưởng Quốc phòng nước này là ông Voltaire Gazmin xác nhận
trở lại vào hôm qua khi ông hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao Phi Luật
Tân về Hiệp định Tăng cường Quốc phòng
Mỹ-Phi, cho rằng hợp tác an ninh giữa hai nước đã trở nên chặt chẽ hơn bối cảnh
căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Mỹ John
McCain, nổi tiếng bộc trực, đã tuyên bố thẳng thắn : « Vì Manila bị Trung cộng bắt nạt (ở Biển Đông) và trông chờ vào
Washington, Hiệp định này sẽ cho chúng ta công cụ mới để mở rộng các cam kết
giúp Quân đội Phi Luật Tân … và tăng cường sự hiện diện của chúng ta ở Đông Nam
Á ».
Trung cộng dĩ nhiên đã không hài lòng chút nào. Trong một
bài bình luận bằng tiếng Anh, hãng tin Trung cộng Tân Hoa Xã đã cho rằng Hiệp định Tăng cường
Quốc phòng Mỹ-Phi chỉ làm leo thang căng thẳng và đẩy các bên đến « bờ vực chiến tranh ».
Và Bắc Kinh không ngần
ngại cho là Hiệp định Mỹ-Phi không có lý do để tồn tại vì lẽ Trung cộng – xin trích – « Chưa bao giờ bức hiếp nước nào trong
vấn đề Biển Đông ».
Vụ kiện của Phi Luật Tân
sẽ tạo ra thách thức thực sự cho Trung cộng
Xung đột
Biển Đông là rủi ro tiềm tàng lớn nhất của khu vực châu Á trong năm 2016; Trung
cộng có thể lập ra ADIZ ở Biển Đông vào
năm 2017 hoặc 2018...
Giáo sư Bonnie Glaser – cố vấn cấp cao của Trung tâm nghiên
cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ
Hãng tin BBC
Anh ngày 13/1 đưa tin, cố vấn lâu năm Bonnie Glaser của Trung tâm nghiên cứu
chiến lược quốc tế Mỹ (CSIS) ngày 12/1 cho rằng, vụ kiện Biển Đông giữa Phi
Luật Tân và Trung cộng sẽ gây phiền phức thực sự cho Trung cộng .
Phi Luật Tân
đưa vụ kiện Biển Đông ra Tòa trọng tài
thường trực Liên hợp quốc ở The Hague, Hà Lan, tìm cách thách thức yêu sách
“đường chín đoạn” vô lý và bất hợp pháp của Trung cộng .
Trung cộng luôn từ chối tham gia vụ kiện, cũng sẽ không
chấp nhận kết quả trọng tài. Nhưng, Tòa trọng tài quốc tế đã chính thức thụ lý
vụ kiện này. Dư luận quốc tế phổ biến dự đoán, kết quả phán quyết sẽ được công
bố vào khoảng tháng 6/2016.
“Tôi không cho rằng tòa trọng tài sẽ đều ủng
hộ Phi Luật Tân trong từng vấn đề, nhưng
tôi thực sự cho rằng sẽ ủng hộ Phi Luật Tân trong một số vấn đề” – Bonnie Glaser nhận
định.
Theo bà
Bonnie Glaser, đặc biệt, nếu tòa trọng tài phán quyết ngư dân Phi Luật Tân có quyền đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn
Scarborough, “sẽ là thách thức thực sự đối với đường chín đoạn”.
Vụ kiện
trọng tài
Trung cộng cho rằng, họ vạch ra phạm vi “chủ quyền”
trên bản đồ dựa vào đường chín đoạn – có nguồn gốc từ vùng biển lịch sử truyền
thống. Nhưng, các nước Đông Nam Á cho rằng, đường chín đoạn không phù hợp với
“Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”.
Đường chín
đoạn hoàn toàn không có nghĩa là đường cơ sở lãnh hải. Trung cộng hiện vẫn chưa vạch ra đường cơ sở lãnh hải ở
Biển Đông.
Trung
cộng vừa cho máy bay chở khách bay thử
bất hợp pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
|
Bonnie
Glaser cho rằng, một vấn đề khác của phán quyết là thuộc tính đặc trưng của đảo
đá: “Lấy ví dụ, nếu phán quyết đá Vành
Khăn chỉ là bãi cạn lúc nổi lúc chìm và thuộc một phần thềm lục địa của Phi
Luật Tân , điều này sẽ trở thành thách thức đối với Trung cộng .
Bởi vì, Trung
cộng cho rằng có thể chiếm đá Vành Khăn
theo yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp), đồng thời xây dựng các công trình tựa
như căn cứ quân sự”.
Căn cứ vào
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, đảo và đá ngầm đều được hưởng lãnh hải
12 hải lý, nhưng bãi cạn lúc nổi lúc chìm cho dù có được cải tạo thành đảo
thì cũng không có lãnh hải 12 hải lý.
Theo bà
Bonnie Glaser, Trung cộng cần phải suy
nghĩ họ sẽ làm thế nào để ứng phó với những phán quyết khả năng này.
Bà chỉ ra
quan điểm khác nhau của Trung cộng và
các nước yêu sách khác ở Biển Đông, đồng thời cho biết một viên chức Trung
cộng từng nói với bà rằng, điều Trung
cộng tính toán không phải là 12 hải lý
xung quanh các thực thể chiếm đóng thuộc lãnh hải Trung cộng hay không, mà là vạch ra cái gọi là “đường cơ
sở lãnh hải” xung quanh một quần đảo, do đó tuyên bố yêu sách (200 hải lý
vùng đặc quyền kinh tế) bất hợp pháp đối với tất cả vùng biển ở trong đó.
Trung
cộng vừa cho máy bay chở khách bay thử
bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
|
Năm 2016 là
năm bầu cử của Mỹ, bà Bonnie Glaser nói: “Tôi
cho rằng, (kết quả phán quyết) này rất dễ được các ứng cử viên (Tổng thống Mỹ)
tận dụng, chỉ trích Trung cộng đang phá
hoại luật pháp quốc tế. Bởi vì, Trung cộng đã nói, sẽ phản đối tất cả phán quyết của tòa
trọng tài”.
Tại hội nghị
“Triển vọng châu Á 2016” do CSIS tổ chức, các chuyên gia và công chúng phổ biến
cho rằng, xung đột Biển Đông là rủi ro tiềm tàng lớn nhất của khu vực châu Á
trong năm 2016.
Khi tranh
chấp chủ quyền đảo Senkaku giữa Trung cộng và Nhật Bản trở nên gay cấn vài năm trước, mọi
người cũng từng cho rằng Trung cộng và
Nhật Bản có nguy cơ xảy ra xung đột ở biển Hoa Đông. Nhưng, đến nay, điểm nóng
đã chuyển tới Biển Đông.
Là phản ứng
đối với tình hình đảo Senkaku, vào năm 2013, Trung cộng đã thiết lập ra cái gọi là Vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm lên cả đảo Senkaku, đòi có
quyền theo dõi và xua đuổi máy bay nước ngoài đi vào khu vực này. Sau đó, Vùng
nhận dạng phòng không Biển Đông được dư luận quan tâm rộng rãi.
Biển Đông
Bà Glaser
cho rằng Trung cộng sẽ không thiết lập
Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông trong năm nay, nhưng có thể sẽ lập ra nó
vào năm 2017 hoặc năm 2018.
Theo Bonnie
Glaser: “Vùng nhận dạng phòng không Biển
Đông đã tồn tại lâu dài trong kế hoạch của Quân đội Trung cộng ”. Nhưng, Trung
cộng hiện lập ra cái vùng nhận dạng
phòng không này có thể sẽ gây ra “phản ứng chung” của các nước khu vực Biển
Đông.
Bonnie
Glaser nói: “Tôi cho rằng, trong 6 tháng
tới, Trung cộng sẽ tập trung sức hoàn
thành (bất hợp pháp) công trình xây dựng đảo ở đá Vành Khăn và đá Subi. Công
trình trên đá Chữ Thập cơ bản đã hoàn thành”. “Chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều hành
động (bất hợp pháp) hơn trên những đảo đó, trước hết là dân dụng, sau đó là
quân sự”.
Bà Glaser
cho rằng: “Trước khi chúng ta nhìn thấy
vùng nhận dạng phòng không, chúng ta sẽ nhìn thấy Trung cộng tuyên bố đường cơ sở lãnh hải ở Biển Đông. Tôi
cho rằng, người Trung cộng đang bàn bạc
lúc nào là thời cơ thích hợp để làm những điều đó”.
Trung cộng không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa, nhưng họ đã và đang chiếm đoạt nó bằng vũ lực, thực lực.
Đây là mối đe dọa nghiêm trọng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế hiện nay và
trong tương lai – PV.