Dưới đây là toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam. Dự thảo
tiếng Pháp và tiếng Anh đã được tu chỉnh 48 giờ trước khi đại biểu Văn Bút Thụy
Sĩ Pháp thoại lên đường đi dự Đại Hội. Bản tiếng Tây Ban Nha do Văn Bút Quốc Tế
phiên dịch. Bản tiếng Việt do văn hữu Hà Tản Viên (Hà Nội) phiên dịch và nhà
báo Nguyễn Ngọc (Thụy Sĩ), trợ bút.
(Nguồn tin: nhà
thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Ủy ban Nhà Văn bị cầm tù, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ
Pháp Thoại, Nhà Văn Việt Nam lưu vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève. Tài
liệu: LHNQVN-TS).
Genève ngày 18 tháng Mười Hai năm 2015
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de lHomme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Quyết Nghị về Việt Nam (CHXHCNVN) do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo cùng với các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche, và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 81 tại Québec, nước Gia Nã Đại (Canada) từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Mười năm 2015:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) là một nhà nước độc tài độc đảng có tình trạng quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm bị trấn áp, hạn chế một cách phổ biến. Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, đã nhiều lần, và lần họp gần nhất vào năm 2014, bày tỏ lo lắng về các trấn áp, hạn chế đó cùng tình trạng nhiều người cầm bút bị bỏ tù. Văn Bút Quốc Tế ghi nhận trong năm 2014 đã có 14 người cầm bút tại Việt Nam được ra tù với đa số là do mãn án nhưng hầu như chưa có tiến bộ để loại bỏ, chấm dứt các ngăn chặn, trấn áp như đã nêu trên. Gần đây nhất, ngày 19 tháng Chín năm 2015, nhà báo viết nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần còn bị tống xuất ra nước ngoài lưu vong – một xu hướng đáng lo ngại: trả tự do nhưng buộc phải sống lưu vong, rời xa gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục ngăn chặn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và trấn áp các tiếng nói bất đồng. Mạng Internet bị kiểm soát, thường xuyên bị chặn và quyền tự do tôn giáo bị cấm cản. Nhà cầm quyền luôn dò xét, theo dõi các hoạt động ôn hòa của các nhà vận động cho nhân quyền, thường xuyên xâm phạm vào quyền riêng tư của công dân và tiếp tục ngăn cản quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại bằng các lệnh cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu.
Các hành động bách hại giới cầm bút được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, kể cả tra tấn, sách nhiễu, bắt giữ và nhốt tù tùy tiện chỉ vì nạn nhân có các hoạt động cổ xúy cho nhân quyền. Các điều khoản mập mờ về an ninh quốc gia trong Luật Hình sự thường được viện dẫn để bắt giam, trấn áp những người bày tỏ bất đồng. Nhiều người không được hưởng quyền xét xử kịp thời và công bằng vì hệ thống tư pháp bất minh, thiếu tính độc lập luôn bị các yếu tố kinh tế và chính trị tác động. Điều kiện giam cầm tồi tệ và số tù nhân quá đông, gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tù có án và người bị tạm giam, tạm giữ.
Văn Bút Quốc Tế đặc biệt lo ngại cho tình trạng của ít nhất 20 người cầm bút đang phải chịu án tù hoặc đang bị giam giữ chỉ vì có những phát biểu và diễn đạt quan điểm ôn hòa. Đó là những con người đang ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh để gìn giữ nền văn hóa văn minh, đạo đức và nhân bản cho nước Việt Nam. Đồng thời bảo vệ các thành phần sắc tộc Việt Nam
Sau đây là hai trong số những con người đáng kính trọng đó:
1. Bà Hồ Thị Bích Khương, (sinh năm 1967), tác giả nhựt ký điện tử, hoạt động về nhân quyền và đã từng viết hồi ký về nhà tù, làm thơ trào phúng và viết báo trên mạng. Tháng Sáu 2006, chồng bà Hồ Thị Bích Khương bị sát hại một cách bí hiểm ở quê nhà trong khi bà đang tiến hành kiện tụng chống bất công tại Hà nội. Bà Hồ Thị Bích Khương nhiều lần bị công an bắt và giam giữ ngắn hạn và hai lần bị kết án tù vào các năm 2005, 2007. Tháng Giêng 2011, bà lại bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam cùng 3 năm tù quản chế vào tháng Mười Hai 2011 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Có nguồn tin cho biết bà Hồ Thị Bích Khương nhiều lần bị các tù thường phạm đánh đập trong tù và thường bị biệt giam vì bà tuyệt thực phản đối điều kiện giam cầm tồi tệ. Bà đang phải chịu đựng dị tật vì gãy xương vùng cổ nhưng không được chữa trị đầy đủ. Tháng Giêng 2015, bà Hồ Thị Bích Khương lại tuyệt thực trong đợt bà bị chuyển trại tù một cách bí mật ra miền Bắc.
2. Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, là nhà thơ, tác giả nhựt ký điện tử, sức sáng tạo phong phú và còn là một doanh nhân. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách bị cấm Con đường Việt Nam. Ông thường viết thơ và các bài về chính trị và xã hội trên nhiều nhựt ký điện tử khác nhau. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt vào tháng Năm 2009 vì những bài viết của ông, sau đó bị kết án 16 năm tù cộng 5 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra chỉ có một ngày vào tháng Giêng 2010 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã bị giam trong nhiều trại lao động cưỡng bức với những điều kiện thiếu thốn tệ hại. Vì thế, sức khỏe của ông đang bị suy giảm.
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà nước CHXHCNVN phải:
Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người cầm bút, nhà viết nhựt ký điện tử, nhà thơ, nhà báo và tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì đã thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do bày tỏ của họ;
Dừng ngay chính sách tống xuất các cây bút bị giam cầm ra nước ngoài lưu vong.
Chấm dứt mọi sách nhiễu đối với các cá nhân có quan điểm đối lập với chính quyền hoặc những người đấu tranh đòi tôn trọng các quyền tự do căn bản;
Dừng ngay việc tịch thu hộ chiếu của những người bất đồng chính kiến và bãi bỏ các lệnh cấm xuất cảnh;
Đảm bảo cho người dân quyền được hưởng pháp luật thực thi đúng thủ tục và quyền được xét xử công bằng bởi các thẩm phán và luật sư độc lập;
Cải thiện điều kiện giam cầm trong nhà tù và các trại lao động cưỡng bức theo các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo để tất cả những người bị giam giữ được chăm sóc y tế thích hợp;
Tạo điều kiện tốt hơn cho gia đình thăm tù nhân, gồm cả việc đảm bảo để tất cả các tù nhân được giam giữ ở những địa điểm gần với nơi gia đình họ cư trú;
Nghiêm cấm mọi hình thức tra tấn, hành hạ ngược đãi, kể cả biện pháp biệt giam kéo dài và phải tiến hành điều tra ngay lập tức một cách khách quan mọi báo cáo về các hành vi bất nhân để đưa thủ phạm ra xét xử công minh và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân;
Bãi bỏ hoặc tu chỉnh tất cả các điều luật của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang nhằm kết tội các quan điểm bất đồng, các phát biểu tự do dựa trên những tội phạm được định nghĩa mập mờ như là xâm phạm hay chống lại “an ninh quốc gia” viện dẫn các Điều 79, 88, 258 Luật Hình sự;
Hủy bỏ tất cả mọi hình thức kiểm duyệt, theo dõi, kiểm soát dân chúng và các hình thức ngăn cản, trấn áp quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, cũng như quyền tự do báo chí;
Đảm bảo để các quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, quyền tự do hội họp ôn hòa và lập hội được bảo vệ đầy đủ, trong đó bao hàm cả quyền được thông tin bằng mọi phương tiện, cả trên mạng và ngoài mạng kỹ thuật số, sao cho phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR).
Phụ lục:
Genève ngày 18 tháng Mười Hai năm 2015
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de lHomme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Quyết Nghị về Việt Nam (CHXHCNVN) do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo cùng với các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche, và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 81 tại Québec, nước Gia Nã Đại (Canada) từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Mười năm 2015:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) là một nhà nước độc tài độc đảng có tình trạng quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm bị trấn áp, hạn chế một cách phổ biến. Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, đã nhiều lần, và lần họp gần nhất vào năm 2014, bày tỏ lo lắng về các trấn áp, hạn chế đó cùng tình trạng nhiều người cầm bút bị bỏ tù. Văn Bút Quốc Tế ghi nhận trong năm 2014 đã có 14 người cầm bút tại Việt Nam được ra tù với đa số là do mãn án nhưng hầu như chưa có tiến bộ để loại bỏ, chấm dứt các ngăn chặn, trấn áp như đã nêu trên. Gần đây nhất, ngày 19 tháng Chín năm 2015, nhà báo viết nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần còn bị tống xuất ra nước ngoài lưu vong – một xu hướng đáng lo ngại: trả tự do nhưng buộc phải sống lưu vong, rời xa gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục ngăn chặn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và trấn áp các tiếng nói bất đồng. Mạng Internet bị kiểm soát, thường xuyên bị chặn và quyền tự do tôn giáo bị cấm cản. Nhà cầm quyền luôn dò xét, theo dõi các hoạt động ôn hòa của các nhà vận động cho nhân quyền, thường xuyên xâm phạm vào quyền riêng tư của công dân và tiếp tục ngăn cản quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại bằng các lệnh cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu.
Các hành động bách hại giới cầm bút được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, kể cả tra tấn, sách nhiễu, bắt giữ và nhốt tù tùy tiện chỉ vì nạn nhân có các hoạt động cổ xúy cho nhân quyền. Các điều khoản mập mờ về an ninh quốc gia trong Luật Hình sự thường được viện dẫn để bắt giam, trấn áp những người bày tỏ bất đồng. Nhiều người không được hưởng quyền xét xử kịp thời và công bằng vì hệ thống tư pháp bất minh, thiếu tính độc lập luôn bị các yếu tố kinh tế và chính trị tác động. Điều kiện giam cầm tồi tệ và số tù nhân quá đông, gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tù có án và người bị tạm giam, tạm giữ.
Văn Bút Quốc Tế đặc biệt lo ngại cho tình trạng của ít nhất 20 người cầm bút đang phải chịu án tù hoặc đang bị giam giữ chỉ vì có những phát biểu và diễn đạt quan điểm ôn hòa. Đó là những con người đang ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh để gìn giữ nền văn hóa văn minh, đạo đức và nhân bản cho nước Việt Nam. Đồng thời bảo vệ các thành phần sắc tộc Việt Nam
Sau đây là hai trong số những con người đáng kính trọng đó:
1. Bà Hồ Thị Bích Khương, (sinh năm 1967), tác giả nhựt ký điện tử, hoạt động về nhân quyền và đã từng viết hồi ký về nhà tù, làm thơ trào phúng và viết báo trên mạng. Tháng Sáu 2006, chồng bà Hồ Thị Bích Khương bị sát hại một cách bí hiểm ở quê nhà trong khi bà đang tiến hành kiện tụng chống bất công tại Hà nội. Bà Hồ Thị Bích Khương nhiều lần bị công an bắt và giam giữ ngắn hạn và hai lần bị kết án tù vào các năm 2005, 2007. Tháng Giêng 2011, bà lại bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam cùng 3 năm tù quản chế vào tháng Mười Hai 2011 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Có nguồn tin cho biết bà Hồ Thị Bích Khương nhiều lần bị các tù thường phạm đánh đập trong tù và thường bị biệt giam vì bà tuyệt thực phản đối điều kiện giam cầm tồi tệ. Bà đang phải chịu đựng dị tật vì gãy xương vùng cổ nhưng không được chữa trị đầy đủ. Tháng Giêng 2015, bà Hồ Thị Bích Khương lại tuyệt thực trong đợt bà bị chuyển trại tù một cách bí mật ra miền Bắc.
2. Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, là nhà thơ, tác giả nhựt ký điện tử, sức sáng tạo phong phú và còn là một doanh nhân. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách bị cấm Con đường Việt Nam. Ông thường viết thơ và các bài về chính trị và xã hội trên nhiều nhựt ký điện tử khác nhau. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt vào tháng Năm 2009 vì những bài viết của ông, sau đó bị kết án 16 năm tù cộng 5 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra chỉ có một ngày vào tháng Giêng 2010 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã bị giam trong nhiều trại lao động cưỡng bức với những điều kiện thiếu thốn tệ hại. Vì thế, sức khỏe của ông đang bị suy giảm.
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà nước CHXHCNVN phải:
Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người cầm bút, nhà viết nhựt ký điện tử, nhà thơ, nhà báo và tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì đã thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do bày tỏ của họ;
Dừng ngay chính sách tống xuất các cây bút bị giam cầm ra nước ngoài lưu vong.
Chấm dứt mọi sách nhiễu đối với các cá nhân có quan điểm đối lập với chính quyền hoặc những người đấu tranh đòi tôn trọng các quyền tự do căn bản;
Dừng ngay việc tịch thu hộ chiếu của những người bất đồng chính kiến và bãi bỏ các lệnh cấm xuất cảnh;
Đảm bảo cho người dân quyền được hưởng pháp luật thực thi đúng thủ tục và quyền được xét xử công bằng bởi các thẩm phán và luật sư độc lập;
Cải thiện điều kiện giam cầm trong nhà tù và các trại lao động cưỡng bức theo các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo để tất cả những người bị giam giữ được chăm sóc y tế thích hợp;
Tạo điều kiện tốt hơn cho gia đình thăm tù nhân, gồm cả việc đảm bảo để tất cả các tù nhân được giam giữ ở những địa điểm gần với nơi gia đình họ cư trú;
Nghiêm cấm mọi hình thức tra tấn, hành hạ ngược đãi, kể cả biện pháp biệt giam kéo dài và phải tiến hành điều tra ngay lập tức một cách khách quan mọi báo cáo về các hành vi bất nhân để đưa thủ phạm ra xét xử công minh và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân;
Bãi bỏ hoặc tu chỉnh tất cả các điều luật của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang nhằm kết tội các quan điểm bất đồng, các phát biểu tự do dựa trên những tội phạm được định nghĩa mập mờ như là xâm phạm hay chống lại “an ninh quốc gia” viện dẫn các Điều 79, 88, 258 Luật Hình sự;
Hủy bỏ tất cả mọi hình thức kiểm duyệt, theo dõi, kiểm soát dân chúng và các hình thức ngăn cản, trấn áp quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, cũng như quyền tự do báo chí;
Đảm bảo để các quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, quyền tự do hội họp ôn hòa và lập hội được bảo vệ đầy đủ, trong đó bao hàm cả quyền được thông tin bằng mọi phương tiện, cả trên mạng và ngoài mạng kỹ thuật số, sao cho phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR).
Phụ lục:
Danh sách chưa đầy đủ do Văn Bút Quốc Tế thu thập về
các tù nhân tính đến ngày 30 tháng Sáu năm 2015.
Những người đang thi hành án tù giam: bà Bùi Thị Minh Hằng, án 3 năm; ông Đặng Xuân Diệu, án 13 năm; ông Đinh Nguyên Kha, án 4 năm; ông Hồ Đức Hòa, án 13 năm; bà Hồ Thị Bích Khương, án 5 năm; ông Lê Văn Sơn, án 4 năm; ông Ngô Hào, án 15 năm; bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, án 9 năm; ông Nguyễn Đình Cương, án 4 năm; ông Nguyễn Kim Nhàn, án 5 năm 6 tháng; ông Nguyễn Thành Long (tức Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính), án 11 năm; bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, án 2 năm; linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, án 8 năm; ông Phan Ngọc Tuấn, án 5 năm; ông Thái Văn Dung, án 4 năm; ông Trần Huỳnh Duy Thức, án 16 năm; ông Trần Vũ Anh Bình, án 6 năm; ông Trần Minh Nhật, án 4 năm; ông Võ Minh Trí (Nhạc sĩ Việt Khang), án 4 năm.
Những người bị áp đặt án tù quản chế từ năm 2003: Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 87 tuổi, Tu sĩ Phật giáo, nhà thơ.
Những người đã bị bắt và đang bị giam cầm chưa xét xử: ông Nguyễn Hữu Vinh (bút hiệu Anh Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cùng bị bắt vào ngày 5 tháng Năm 2014; ông Nguyễn Đình Ngọc (bút hiệu Nguyễn Ngọc Già) bị bắt ngày 27 tháng Mười Hai 2014.
Những người đã bị bắt với cáo buộc và đã được trả tự do tạm dựa trên cam kết: ông Lê Hồng Thọ (chủ nhựt ký điện tử Người Lót Gạch) bị bắt ngày 20 tháng Mười Một 2014, được thả ngày 11 tháng Hai 2015; ông Nguyễn Quang Lập (chủ nhựt ký điện tử Quê Choa), bị bắt ngày 6 tháng Mười Hai 2014 và được thả ngày 10 tháng Hai 2015.
Ghi Chú:
- ông Lê Văn Sơn, án 4 năm: đã ra tù ngày 3 tháng Tám 2015;ông Thái Văn Dung, án 4 năm: đã ra tù ngày 19 tháng Tám 2015; ông Trần Minh Nhật, án 4 năm: đã ra tù ngày 27 tháng Tám 2015.
Đại biểu các Trung tâm Văn Bút hiện diện đồng thanh phê chuẩn Quyết Nghị về Việt Nam (CHXHCNVN) lúc họp Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 81 tại Québec, nước Gia Nã Đại (Canada) tháng Mười năm 2015:
Centre Afrikaans, Centre Afrique du Sud, Centre Egyptien, Centre Erytréen, Centre Ethiopien, Centre Guinéen, Centre Kényan, Centre Marocain, Centre Ghanéen, Centre Malawite, Centre Malien, Centre Mauritanien, Centre Nigérien, Centre Sierra Léonais, Centre Zambie;
Centre Jordanien, Centre Palestinien;
Centre Asie Centrale, Centre Bengalais, Centre Birman, Centre Cambodgien, Centre Chinois Taipei, Centre Coréen, Centre Delhi, Centre des Ecrivains Tibétains à létranger, Centre des Ecrivains Coréens du Nord en exil, Centre Indien, Centre Japonais, Centre Kazakh, Centre de Melbourne, Centre Népalais, Centre de Sydney;
Centre Allemand, Centre Anglais, Centre Autrichien, Centre Basque, Centre Belge dexpression flamande, Centre Biélorusse, Centre Bosnie-Herzégovine, Centre Catalan, Centre Croate, Centre Danois, Centre Ecossais, Centre des Ecrivains Iraniens en exil, Centre Espérantiste, Centre Estonien, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Hongrois, Centre Indépendant Chinois, Centre Islandais, Centre de la Langue dOc, Centre Lithuanien, Centre Macédonien, Centre Néerlandais, Centre Norvège, Centre Polonais, Centre Portugais, Centre Roumain, Centre Russe, Centre Serbe, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Romand, Centre Tchèque, Centre de Trieste, Centre Turc, Centre Wales Cymru;
Centre Argentin, Centre Bolivien, Centre Chilien, Centre Hạti, Centre Hondurien, Centre Mexicain, Centre Nicaraguayen, Centre de San Miguel de Allende;
Centre Américain, Centre Canadien, Centre des Ecrivains Cubains en exil, Centre des Etats-Unis, Centre Québécois, Centre des Vietnamiens à létranger.
Afrique: 15 Centres - Asie-Pacifique: 15 Centres - Europe: 39 Centres - Moyen-Orient: 2 Centres -
Amérique latine et Carạbes: 8 Centres - Amérique du Nord: 6 Centres.
Những người đang thi hành án tù giam: bà Bùi Thị Minh Hằng, án 3 năm; ông Đặng Xuân Diệu, án 13 năm; ông Đinh Nguyên Kha, án 4 năm; ông Hồ Đức Hòa, án 13 năm; bà Hồ Thị Bích Khương, án 5 năm; ông Lê Văn Sơn, án 4 năm; ông Ngô Hào, án 15 năm; bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, án 9 năm; ông Nguyễn Đình Cương, án 4 năm; ông Nguyễn Kim Nhàn, án 5 năm 6 tháng; ông Nguyễn Thành Long (tức Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính), án 11 năm; bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, án 2 năm; linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, án 8 năm; ông Phan Ngọc Tuấn, án 5 năm; ông Thái Văn Dung, án 4 năm; ông Trần Huỳnh Duy Thức, án 16 năm; ông Trần Vũ Anh Bình, án 6 năm; ông Trần Minh Nhật, án 4 năm; ông Võ Minh Trí (Nhạc sĩ Việt Khang), án 4 năm.
Những người bị áp đặt án tù quản chế từ năm 2003: Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 87 tuổi, Tu sĩ Phật giáo, nhà thơ.
Những người đã bị bắt và đang bị giam cầm chưa xét xử: ông Nguyễn Hữu Vinh (bút hiệu Anh Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cùng bị bắt vào ngày 5 tháng Năm 2014; ông Nguyễn Đình Ngọc (bút hiệu Nguyễn Ngọc Già) bị bắt ngày 27 tháng Mười Hai 2014.
Những người đã bị bắt với cáo buộc và đã được trả tự do tạm dựa trên cam kết: ông Lê Hồng Thọ (chủ nhựt ký điện tử Người Lót Gạch) bị bắt ngày 20 tháng Mười Một 2014, được thả ngày 11 tháng Hai 2015; ông Nguyễn Quang Lập (chủ nhựt ký điện tử Quê Choa), bị bắt ngày 6 tháng Mười Hai 2014 và được thả ngày 10 tháng Hai 2015.
Ghi Chú:
- ông Lê Văn Sơn, án 4 năm: đã ra tù ngày 3 tháng Tám 2015;ông Thái Văn Dung, án 4 năm: đã ra tù ngày 19 tháng Tám 2015; ông Trần Minh Nhật, án 4 năm: đã ra tù ngày 27 tháng Tám 2015.
Đại biểu các Trung tâm Văn Bút hiện diện đồng thanh phê chuẩn Quyết Nghị về Việt Nam (CHXHCNVN) lúc họp Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 81 tại Québec, nước Gia Nã Đại (Canada) tháng Mười năm 2015:
Centre Afrikaans, Centre Afrique du Sud, Centre Egyptien, Centre Erytréen, Centre Ethiopien, Centre Guinéen, Centre Kényan, Centre Marocain, Centre Ghanéen, Centre Malawite, Centre Malien, Centre Mauritanien, Centre Nigérien, Centre Sierra Léonais, Centre Zambie;
Centre Jordanien, Centre Palestinien;
Centre Asie Centrale, Centre Bengalais, Centre Birman, Centre Cambodgien, Centre Chinois Taipei, Centre Coréen, Centre Delhi, Centre des Ecrivains Tibétains à létranger, Centre des Ecrivains Coréens du Nord en exil, Centre Indien, Centre Japonais, Centre Kazakh, Centre de Melbourne, Centre Népalais, Centre de Sydney;
Centre Allemand, Centre Anglais, Centre Autrichien, Centre Basque, Centre Belge dexpression flamande, Centre Biélorusse, Centre Bosnie-Herzégovine, Centre Catalan, Centre Croate, Centre Danois, Centre Ecossais, Centre des Ecrivains Iraniens en exil, Centre Espérantiste, Centre Estonien, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Hongrois, Centre Indépendant Chinois, Centre Islandais, Centre de la Langue dOc, Centre Lithuanien, Centre Macédonien, Centre Néerlandais, Centre Norvège, Centre Polonais, Centre Portugais, Centre Roumain, Centre Russe, Centre Serbe, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Romand, Centre Tchèque, Centre de Trieste, Centre Turc, Centre Wales Cymru;
Centre Argentin, Centre Bolivien, Centre Chilien, Centre Hạti, Centre Hondurien, Centre Mexicain, Centre Nicaraguayen, Centre de San Miguel de Allende;
Centre Américain, Centre Canadien, Centre des Ecrivains Cubains en exil, Centre des Etats-Unis, Centre Québécois, Centre des Vietnamiens à létranger.
Afrique: 15 Centres - Asie-Pacifique: 15 Centres - Europe: 39 Centres - Moyen-Orient: 2 Centres -
Amérique latine et Carạbes: 8 Centres - Amérique du Nord: 6 Centres.