20.01.2016

Việt Nam sôi sục trước kỳ thay đổi lãnh đạo cộng sản

Việt Nam sôi sục trước kỳ thay đổi lãnh đạo cộng sản
Hà Nội đang xôn xao các tin đồn chính trị trước kỳ thay đổi lãnh đạo chủ chốt trong tuần này đã đặt các đảng viên ưu tú vào tình trạng xáo trộn.

Chính trị ở một quốc gia độc tài như Việt nam hiếm khi thu hút được sự chú ý của công chúng. Nhà cầm quyền Cộng sản đã điều khiển quốc gia thống nhất này như một nhà nước độc đảng kể từ khi cuộc chiến tranh hàng kéo dài chục năm kết thúc vào năm 1975.


Nhưng trong thời đại internet, cuộc đấu đá cay đắng trong nội bộ giữa các phe phái đã biến Đại hội Đảng Cộng sản vốn luôn ù lì trở thành một sân khấu chính trị.

Việc rò rỉ và chống rò rỉ thông tin của bản ghi nhớ nội bộ, thư tố cáo và và các thư đáp trả chi tiết lan truyền trên mạng internet. Phương tiện truyền thông nhà nước đã kêu gọi mọi người không đọc các tin tức ” độc hại ” như vậy, nhưng nhiều người đã tự chọn cái họ muốn.

Tôi không tin tưởng chế độ. Tất cả  chỉ là quan liêu, tham nhũng, tranh giành quyền lực,”, ông Nguyễn Minh, 45 tuổi, một đảng viên và nhân viên cao cấp của nhà nước nói với AFP.

Bà Minh, người AFP chưa xác định đầy đủ được, cho biết bà đã trở nên giàu có nhờ vào chức vụ của bà nhưng bây giờ bà cảm thấy bị mắc kẹt. Bà nói rằng bà  đã mệt mỏi với việc phải chịu đựng cuộc thảo luận bất tận về Đại hội Đảng ở cơ quan.

Bà thừa nhận việc cho con gái đi du học ở nước ngoài và sẽ chấp nhận việc con gái bà lựa chọn không quay về Việt nam.
Chủ nghĩa tư bản tốt hơn so với chủ nghĩa xã hội… Ở đây chúng tôi đang sống trong một cái lồng, hít thở được không khí trong lành thật là khó,” bà nói.

Trong kỳ đại hội kéo dài một tuần bắt đầu từ thứ Năm này, ba vị trí hàng đầu – tổng bí thư, chủ tịch nước, và thủ tướng – sẽ được bầu chọn khi tất cả những người nắm giữ chức vụ đều tới tuổi về hưu.

Thông thường, thỏa thuận sẽ được nhất trí trước đó vài tháng. Các nhà phân tích nói rằng sự chậm trễ trong năm nay làm nổi bật cuộc đấu tranh giữa người bảo vệ truyền thống cũ kỹ của đảng và một nòi chính trị gia hiện đại hơn, mà điển hình là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

‘Ai mà biết được’

Ông Dũng , một nhà cải cách thân phương Tây, người đưa Việt Nam gia nhập WTO và TPP, và đã lên tiếng về việc tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam với Trung cộng, đã được các nhà phân tích cho rằng sẽ ngoi lên vị trí tổng bí thư.

Nhưng tổng bí thư đương nhiệm, Nguyễn Phú Trọng, được coi là hơn một đảng viên bảo thủ và gần gũi với Bắc kinh hơn, đã được điều động để tại vị và cài đặt phe cánh của ông ta vào các chức vụ nói trên.

Một kẻ sống sót chính trị, ông Dũng đã vượt qua những cáo buộc tham nhũng, và các nỗ lực lật đổ, cùng với sự thất bại của hệ thống doanh nghiệp nhà nước của ông ta từ sau khi trở thành thủ tướng vào năm 2006.

Với mạng lưới phe cánh mạnh mẽ, ông chưa thể leo lên làm tổng bí thư, ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành Phố Hồng Kông nhận định.
Chắc chắn đối thủ của ông ta yếu kém nhưng ai mà biết được? Ông ta vẫn có thể quay trở lại … không giống như Trung cộng, các đại hội đảng ở Việt Nam không hoàn toàn theo một kịch bản nào,” ông nói.

Không phe nào sẽ làm thay đổi một cách đáng kể các vấn đề quan trọng chẳng hạn như việc tranh chấp với Bắc Kinh trên Biển Đông vì Việt Nam là một đất nước rộng lớn được “một ủy ban” cai trị, ông London cho biết.

Nhưng một nhà ngoại giao tại Hà Nội đã cảnh báo một chiến thắng của phe cánh ông Trọng có thể hủy hoại việc cải cách kinh tế cần thiết do họ sẽ đẩy các chính trị gia có thẩm quyền và ít giáo điều vào băng ghế dự bị.

Với dân số trẻ gần 90 triệu lao động và một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 7% một năm, điều này có thể là sự khác biệt giữa nắm bắt cơ hội của một tiềm năng to lới hay là “loay hoay”  trong năm năm nữa.

“Đây là một trò cười”

Trong khi đảng đang bận bịu tranh cãi về việc thay đổi ở trên, nhà bất đồng chính kiến Lê Công Định nói rằng chừng nào giới trẻ còn được quan tâm thì họ có thể thu xếp chỗ ngồi trên boong tàu Titanic.
Chỉ có những người trí thức quan tâm đến các vấn đề này. Đa số thì không”, ông Định, một luật sư hiện đang bị quản thúc tại nhà cho biết.

Hầu hết những người trẻ tuổi ” muốn thay đổi chính trị triệt để hơn để họ có thể có cuộc sống tốt hơn”, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một đảng viên gắn bó với đảng suốt đời cho biết.

Điều này rất khó khăn vì đảng sẽ đoàn kết trong một nỗ lực nhằm “để giữ ” ngôi nhà” Cộng sản mặc cho việc đấu đá giữa các phe phái,” ông nói thêm.

Đối với những người đã quá chán nản với nạn tham nhũng tràn lan, sự quản lý kinh tế yếu kém, và việc đàn áp tàn bạo các nhà chỉ trích chế độ, thì đại hội đảng là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

Đây là một trò cười. Bất kỳ ai sẽ trở thành tổng bí thư đảng, thủ tướng, chủ tịch – , thì đất nước này cũng chẳng có gì thay đổi, họ đều như nhau cả,” cựu chiến binh Trần Tự Lực, người đã theo dõi sự việc chặt chẽ tuyên bố.

Người đàn ông  72 tuổi  này có bốn mươi năm tuổi đảng nhưng ông cho biết ông đã mất niềm tin vào chế độ cộng sản mà ông cho là đã ” hủy hoại ” đất nước của ông.

” Tôi rất thất vọng,” ông nói, và thêm rằng ông bỏ họp chi bộ bởi ông đã chán ngấy với nhưng “lý luận sáo rỗng và vớ vẩn.”

Phương Thảo dịch (VNTB/AFP)