25.02.2016

VN Chết Vì Hàng TC - Vi Anh

VN Chết Vì Hàng TC
Vi Anh

Hồi năm 2001, Đảng Nhà Nước CSVN nhập siêu của TC chỉ có 200 triệu Mỹ kim. Đến năm 2014 CSVN lại nhập siêu lên đến 28,9 tỷ Mỹ kim, tăng 144 lần.
CSVN là một chế độ lệ thuộc hàng hoá TC nhiều nhứt trong khối ASEAN. Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung cộng. Đồ của TC thịt heo thúi, trái cây hư, thuốc tàu ô nhiễm, đồ gian, đồ giả, đồ độc, từ cây kim, sợi chỉ, cái khoá quần, đến nút áo các nước trả lại, TC dồn qua bán cho VN, giá rẻ như bèo. Dân VN nghèo cái gì rẻ thì mua xài.

Chính Mỹ đệ nhứt siêu cường kinh tế thế giới còn phải báo động, dân chúng coi “made in China” là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khoẻ. Dân chúng Mỹ chống Wall Mart bán hàng TC, tập đoàn bán lẻ này phải đóng cửa mấy trăm cửa hàng.

Thế nhưng
chưa thấy cán bộ đảng viên nào trong chánh phủ, quốc hội VNCS và ban chấp hành trung ương Đảng CSVN lên tiếng về tai họa lệ thuộc kinh tế đối với TC.

Nhơn dịp Tết, một lễ truyền thống lớn nhứt của quốc gia dân tộc VN, tin RFA, Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, Tạ Thị Tuyết Mai, thuộc bệnh viện nhân dân Gia Định, Sài Gòn nói về những đồ ăn này như sau: “Mứt thì sợ người ta bỏ phẩm màu vào. Thứ hai là măng khô mà mình hay nấu với giò heo. Nếu măng mình mua phải loại người ta bỏ phốt pho thì độc. Cái thứ ba là hạt dưa thì phẩm màu trong hạt dưa cũng rất có hại, độc…. thường thường những cái đó không gây ngộ độc ngay mà ngộ độc mãn. Sợ nhất là ngộ độc mãn, lâu dần sẽ làm tổn thương gan, thận, dẫn đến ung thư.”


Còn cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an TP/HCM đã phát hiện một cơ sở làm mứt Tết đang ngâm tẩm các loại khoai lang, gừng, bí làm mứt trong các thùng hóa chất công nghiệp là sodium hydrosulfite và vôi công nghiệp. Chất sodium hydrosulfite là hóa chất dùng tẩy trắng trong công nghiệp. Mà hầu hết hoá chất độc hại người Việt xài cho đồ ăn thức uống là mua của TC đem qua VN bán.

Báo chí trong ngoài luồng trong nước còn báo động. Rằng một số quốc gia phát giác, hàng dệt may của Trung Cộng có hàm lượng formaldehyde vượt mức cho phép nhiều lần, khiến người sử dụng có thể bị ung thư. VN chưa có giải pháp nào bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước những hiểm họa tiềm ẩn trong hàng hóa TC. Hàng của TQ lại bán rẻ, người dân VN nghèo thường mua để xài nên dễ bị ung thư do hàm lượng formaldehyde quá cao.

Dân chúng VN không những chết vì bị ung thư do quần áo made in China mà còn vì đồ ăn thức uống, trái cây tươi, khô tẩm thuốc mau lớn, bảo quản lâu, thuốc bắc phơi hay sấy ô nhiễm made in China, do TC xuất cảng hay tuồn hàng lậu qua VN. Dân VN đại đa số nghèo nên phải mua hàng rẻ.
Nhà cầm quyền CSVN lệ thuộc TC nên TC coi thị trường VN như một nơi TC giải quyết hàng gian, hàng giả, hàng độc bị các nước khác trả lại. TC tuồn hàng tràn ngập sang VN còn để giết nông nghiệp và kỹ nghệ phôi thai của VN.

Các nước lớn như Mỹ, Pháp đã cho TC ra ngoài rìa thị trường lâu rồi vì hàng gian, hàng giả, hàng độc made in China của TC.
“Made in China” đã phần nào đồng nghĩa với “nguy hiểm”. Nhưng phân tích cho thấy, người dân trên thế giới cảm thấy khó mà thoát khỏi đồ độc của Trung Cộng. Vì những lý do sau:

Một, Trung Cộng là nước xuất cảng thực phẩm đứng hàng thứ ba trên thế giới. Hàng hoá TC rẻ nên nhiều người mua, nhứt là dân nghèo, mà dân nghèo lúc nào và nước nào cũng đông hơn dân giàu. Nói tới Trung cộng, trên thế giới người ta chỉ chú ý như là một nước, một công xưởng sản xuất và xuất cảng hàng hoá rẻ tiền như quần áo, giày vớ, đồ điện tử, đồ gia dụng rẻ tiền, nhưng ít ai chú ý TC là nước xuất cảng lương thực, thực phẩm, nông sản – đứng hàng thứ ba trên thế giới. Thực phầm chiếm phần lớn nhứt.

Lấy nước Pháp làm thí dụ. Từ năm 2008, nhà báo Tristan de Bourbon, viết trên tờ La Croix của Pháp, tài liệu của Quan Thuế TC cho biết trong quí một, từ tháng 01/2008 đến tháng 03/2008, TC xuất cảng gần 7 triệu tấn lương thực, tăng hơn 11% so với cùng thời kỳ 2007, tăng mạnh nhất là sang Châu Âu, khách hàng thứ nhì của Trung cộng sau Châu Á (gần 900,000 tấn).Trung cộng đứng đầu trong mặt hàng thủy sản, cũng như các loại rau quả hộp, từ cà chua, nấm, cho đến các mặt hàng đông lạnh, và trái cây. Theo tài liệu của Quan Thuế Pháp, năm 2007 Pháp đã nhập 411 triệu euros thực phẩm từ TC. Phần lớn các hộp nấm Paris, champignon de Paris, bán tại Pháp, đều đến từ TC. Một mặt hàng khác, mà TC cũng đứng đầu là nước táo, loại đậm đặc, để chế tạo những loại nước trái cây bán trong hộp giấy.

Hai,
nông phẩm gốc như sữa, đường không phải chỉ bán dưới dạng thực phẩm sữa đường, mà có thể dùng để biến chế ra hàng trăm phó phẩm và thực phẩm khác. Sữa độc có chứa chất melamine của TC chẳng những TC đã dùng làm ra kẹo Thỏ Trắng: “Made in China” xuất cảng sang nhiều nước thì dễ biết. Sữa của TC được các công ty của các nước khác mua dùng như nguyên liệu để chế ra thực phẩm của ngoại quốc, thì người tiêu thụ thông thường làm sao biết được. Theo nhà báo Tristan de Bourbon viết trên tờ La Croix của Pháp, hãng của Pháp Nestlé, Unilever dùng sữa nhập cảng từ TC để biến chế thành sữa, cà phê sữa Nestle, Unilever, thì người tiêu thụ đâu có biết nguyên liệu là sữa có độc chất của TC. Cụ thể cà phê sữa bột Trung Nguyên, Vinacaphe của Việt Nam xuất cảng ra ngoại quốc, người uống đâu có biết sữa có chất melamine của TC hay không. Họa may chỉ có nhà nước sau khi kiểm nghiệm chất lượng, công bố thì người tiêu thụ mới biết thôi. Tuy nhiên, dân chúng ở Tây Phương sẽ không thể tránh được nạn thực phẩm bị nhiễm độc như trong vụ sữa vừa qua.

Ba,
thuốc Bắc của TC, chế thành thuốc hay bán dưới hình thức nguyên liệu, cũng là một thứ nông sản. Nếu tính số nông sản này vào thì hầu như nước nào cũng có nhập cảng từ TC. Người Trung Hoa có mặt gần như khắp hoàn cầu. Hầu hết tại thủ đô và các thành phố lớn của các nước đều có “China Towns”. Dược thảo Trung cộng không những người Á Châu thích mà ngay người Âu Mỹ cũng thích.

Bốn,
luật lệ về “kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm” của TC có, có nhiều và gắt nữa là đằng khác, nhưng không được áp dụng nghiêm minh. Là vì chủ trương kinh tế của TC đặt nặng xuất cảng hơn là phẩm chất và an toàn. Thêm vào đó nạn tham nhũng của những cán bộ có chức có quyền đã biến những luật lệ kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm trở thành mớ giấy lộn. Một viên chức Liên Âu làm việc ở Bắc Kinh xác nhận ở TC, từ nhãn hiệu, cho đến giấy phép, tất cả đều có thể được mua hay làm giả một cách dễ dàng. Báo chí là của Đảng Nhà Nước chỉ viết khi được phép.

Sau cùng, với một số lượng nông sản TC xuất cảng hầu như khắp thế giới, thành phẩm hay dưới hình thức nguyên liệu lớn như vậy; với
nông sản nguyên liệu TC xuất cảng sang các nước và các nước biến chế ra thành thực phẩm made in France, in VN, in Thailand, v.v..., có thể nói rất khó mà tránh khỏi đồ hàng hoá của TC độc hại sức khoẻ cho người dân trên thế giới, nhứt là dân nghèo./. (VA)