Câu
chuyện bức ảnh „Nụ cười bị che khuất“
Chỉ sau một bức ảnh bị che
mất hai phần ba khuôn mặt, cụ già Việt Nam đã được cả thế giới biết đến.
Bức
ảnh có tên là "Nụ cười bị che khuất" ghi lại khoảnh khắc cụ Bùi Thị Xong, người phụ nữ chèo
thuyền chở khách du lịch ở Hội An, xấu hổ lấy tay che mặt để lộ ánh mắt biết
cười. Đôi bàn tay gầy guộc trở thành khung ảnh tự nhiên khiến người xem tập
trung vào đôi mắt. Tuy nhiên, ánh mắt ấy
lại được giới chuyên môn và những người đam mê nhiếp ảnh rất yêu
thích bởi đó là một đôi mắt biết cười, làm bừng sáng cả khuôn mặt và
đôi bàn tay nhăn nheo, khắc khổ, hằn in dấu vết của thời gian.
Người đã chụp bức hình này là nhiếp ảnh gia
người Pháp tên Réhahn. Bức ảnh sau đó được các tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng
nhất thế giới đăng tải và trở thành trang bìa cho cuốn sách ảnh best seller
(bán chạy nhất) của tác giả.
Anh Réhahn cho biết, bức hình được chụp vào năm 2001,
nhân dịp anh đến Hội An tham quan. Trong khi ngồi thuyền du lịch, anh đã gặp gỡ và trò chuyện thân
mật với bà Bùi Thị Xong. Nhưng khi anh giơ máy ảnh lên, cụ đã theo phản
xạ, tự lấy tay che mặt mình vì ngượng ngùng. Không ngờ, chính khoảnh
khắc đặc biệt đó, đã đưa cuộc đời của cụ và nhiếp ảnh gia người
Pháp sang một trang mới.
Sau này, nhiếp ảnh
gia Réhahn đã sử dụng chân dung bà cụ Xong để làm bìa sách. Hình ảnh của bà cụ hiện lên như một biểu tượng của sự lạc quan, yêu đời
trước sự nghèo khó và tuổi già. Nhiếp ảnh gia Réhahn đã hứa với bà rằng, nếu sách của anh thành công, anh sẽ tặng bà cụ một chiếc thuyền mới.
Nhiếp ảnh gia người Pháp đã giữ lời
hứa, tặng bà cụ Xong một chiếc thuyền mới
6 tháng sau, thế giới
đã công nhận vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau bức ảnh. Bà cụ Xong được lên truyền hình 5
lần, trở thành người phụ nữ khá nổi tiếng. Và với chiếc thuyền mới, công việc
của bà đã khá hơn trước rất nhiều.
Khách du lịch tới Hội An đều tìm tới chỗ người
phụ nữ trong bức ảnh được báo chí Mỹ bình chọn 'Bà cụ đẹp nhất thế giới' để gặp
và chụp ảnh cùng.
Trước
khi gặp Rehahn, vợ chồng bà cụ Xong chở hàng thuê ra chợ bán trên chiếc thuyền cũ
nát kiếm mỗi ngày vài chục nghìn đồng. Bà Xong và chồng, ông Đỗ Tới (76 tuổi),
sinh được ba người con, trong đó có hai trai, một gái. Ông bà hiện sống cùng
con cả trong căn nhà xây nhỏ ở phường Cẩm Nam, sau khi hai người con còn lại
lập gia đình. Người con đầu của bà Xong năm nay hơn 40 tuổi nhưng hay ốm đau,
lại bị tật ở lưng nên nhờ cậy cả vào bố mẹ.
Khi
tuổi cao, sức yếu, vợ chồng bà Xong chuyển sang chở khách du lịch tham quan phố
cổ bằng thuyền. Một ngày mùa hè năm 2011, trong lúc đợi khách ở bến sông, bà
Xong gặp Rehahn. Với ánh mắt nhà nghề của một nhiếp ảnh gia, anh nhanh chóng
phát hiện ra bà cụ Xong có thể trở thành nhân vật tuyệt đẹp nếu đặt trong khuôn
hình.
Sau
đó, suốt 30 phút bơi thuyền dọc sông, bà cụ Xong và Rehahn trò chuyện vui vẻ.
Rehahn biết một chút tiếng Việt nên có thể giao tiếp với bà. Ấn tượng đầu tiên
của bà Xong với người khách nước ngoài là sự thân thiện. Rehahn chụp rất nhiều
ảnh về người phụ nữ này và buột miệng trêu "ô bà không có răng".
Một cách tự nhiên, cụ Xong ngượng ngùng lấy tay che miệng. Bức ảnh „Nụ
cười bị che khuất“ đã được chụp!
Nụ cười hiền hậu luôn rạng ngời
trên môi bà cụ Xong.