Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung Cộng
(15.03.2016)
Căng thẳng leo thang trong tranh chấp Biển Đông
Bản
tin của đài al-Jazeera hôm nay nêu bật tình hình căng thẳng trong khu vực, và
đề cập đến việc Hoa Kỳ điều tàu tới gần các đảo do Trung Cộng xây trong Biển
Đông để thực thi quyền tự do hàng hải, trong khi Nhật Bản đạt nhiều thoả thuận
quốc phòng với Phi Luật Tân trước các hành động quân sự hoá Biển Đông của Bắc
Kinh.
Tháng
trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo Trung Cộng là đã có những hành động đe dọa
hoà bình và “đẩy mạnh quân sự hoá” Biển Đông.
Đài
al-Jazeera tường thuật rằng mặc dù Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam và hai đảng cộng sản Trung Cộng và Việt Nam có những liên hệ mật
thiết, mức độ tin cậy lẫn nhau giữa hai nước trong thời gian gần đây đã bị xói
mòn vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tờ
Sydney Morning Herald của Australia nhắc đến vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ra
trước toà án trọng tài quốc tế về những tuyên bố chủ quyền Biển Đông, giữa lúc
tòa án ở La Haye đang sắp sửa đưa ra phán quyết về vụ kiện này.
Bản
tin hôm nay nói rằng những tình cảm bài Trung Cộng chưa bao giờ cao đến mức độ
này, vì những hành động đơn phương của Trung Cộng tại các ngư trường truyền
thống của ngư dân Phi và những vùng biển giàu tài nguyên mà Manila cũng tuyên
bố chủ quyền.
Bài
báo dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, một học giả tại Manila là tác giả của
quyển sách “Chiến trường mới tại Châu Á: Hoa Kỳ, Trung Cộng và cuộc chiến tại
Tây Thái Bình Dương”, nói rằng những hành động quyết đoán của Trung Cộng để
khẳng định chủ quyền Biển Đông đã khơi dậy những tình cảm bài Trung Cộng mạnh
mẽ tại quốc gia có 100 triệu dân này, và sự thể này sẽ có ảnh hưởng tới cuộc
tổng tuyển cử sẽ diễn ra ở Phi Luật Tân trong năm nay.
Toà
án trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết trong vụ kiện bước ngoặt này trong nay
mai. Giáo sư Heydarian nói rằng Bắc kinh có thể chọn làm ngơ phán quyết do toà
án quốc tế đưa ra nhưng Trung Cộng sẽ phải trả một giá rất cao về ‘quyền lực
mềm’.
Bài
báo của Sydney Morning Herald cho rằng phản ứng của Trung Cộng trước phán quyết
mà toà án quốc tế tại La Haye đưa ra trong nay mai, nhất là nếu toà phán Trung
Cộng thua cuộc, là chỉ dấu cho thấy các ý định tương lai của Bắc Kinh đối với
vấn đề là siêu cường đang lên ở Châu Á này muốn dùng vũ lực quân sự áp đảo để
tìm cách làm bá chủ khu vực, hoặc chọn tuân thủ các luật chơi quốc tế?
Theo Al-Jazeera, Sydney Morning
Herald.
Cựu Giám đốc CIA: Bất hòa Hoa Kỳ-Trung Cộng về Biển Đông
là 'thảm họa'
Cựu giám đốc CIA Michael
Hayden.
Tờ The Guardian mới đây trích dẫn Tướng
Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, cựu giám đốc Cơ
quan An ninh Quốc gia NSA, nói rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày
càng nhiều tranh chấp, và nếu không được giải quyết thoả đáng, việc này có thể
mang lại những hậu quả tàn khốc trong những năm tới.
Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải
là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm
với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm
trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Cộng dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều
năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó.
The Guardian trích lời Tướng Hayden nói rằng
“Nếu ta đi thêm 10 năm nữa, đó chính là Trung
Cộng. Tôi không nói Trung Cộng là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung
Cộng, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới”.
Ông William Jones, một thành viên của tuần
san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review ở Leesburg, bang Virginia,
cũng đồng ý về vấn đề này. Ông cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh
chấp gay gắt về chủ quyền biển và đảo giữa Trung Cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân,
Đài Loan và một số nước khác, đang dẫn đến “giai đoạn tiền chiến tranh”.
Ông Jones nói với Press TV trong một cuộc
phỏng vấn: “Đây là một tình trạng hết sức
nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến
tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng
có tính đối đầu hơn.”
Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính
trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Cộng không
xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Cộng phê phán các nước về
các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo
đối với Phi Luật Tân khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần
tiễu ở Biển Đông.
Trong một bài xã luận được tờ Khmer Times của
Campuchia đăng tải ngày 13/3, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên
giới Chính phủ của Việt Nam, nhận định “Nếu
chúng ta để Trung Cộng tiếp tục thực hiện hành động hung hăng ở Biển Đông đe
dọa các nước khác và coi thường luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình thế giới,
nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ ném vào sọt rác các nguyên tắc cơ bản và các giá trị
nhân loại phổ quát, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.
Tiến sỹ Trục nói đã đến lúc các bên liên quan
như Việt Nam, Mỹ, Phi Luật Tân và Nhật Bản lên tiếng tại các diễn đàn Liên Hiệp
Quốc để ngăn ngừa các hậu quả hủy diệt của căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và
bảo vệ luật pháp cũng như công lý.
Riêng về những gì Việt Nam cần làm, cựu
Trưởng ban Biên Giới Việt Nam cho rằng “Việt
Nam cần tăng cường hợp tác và thúc giục các nước thành viên ASEAN thực thi các
biện pháp xây dựng lòng tin. Việt Nam cần nêu các sáng kiến duy trì nguyên
trạng, ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, ổn định, cũng như tự do hàng
không và hàng hải ở Biển Đông”.
Tình hình căng thẳng khác thường trong một
thời gian ngắn vừa qua ở Biển Đông đã gây chú ý tới cả Liên hiệp châu Âu. Trong
một tuyên bố hôm 11/3, EU kêu gọi chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi Trung
Cộng dàn dựng hỏa tiễn ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên
bố chủ quyền song trên thực tế bị Trung Cộng kiểm soát.
EU nói họ không đứng về bên nào trong các
tranh chấp biển nhưng muốn các bên giải quyết tuyên bố chủ quyền một cách hòa
bình.
“Việc khai
triển các lực lượng hay thiết bị quân sự tạm thời hay lâu dài trên các thực thể
trên biển có tranh chấp mà ảnh hưởng đến an ninh khu vực và có thể đe dọa tự do
hàng hải và hàng không là một mối quan ngại lớn”, EU tuyên bố, đồng thời
nhấn mạnh “EU kêu gọi các bên giải quyết
tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, làm rõ cơ sở của tuyên bố chủ
quyền của họ, và theo đuổi các tuyên bố đó phù hợp với luật quốc tế, kể cả Công
ước LHQ về luật biển và các thủ tục trọng tài của LHQ”.
Theo The Guardian,
PressTV, Morning News USA, Khmer Times, Rappler (VOA)
Úc và Mã Lai sẽ
thảo luận về tình hình biển Đông
Bộ
trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne tuyên thệ nhậm chức tại tòa nhà chính phủ ở
Canberra vào 21 tháng 9 năm 2015. AFP
photo
Hai chính phủ Mã Lai và Úc sẽ thảo luận với
nhau về tình hình biển Đông, đặc biệt chú trọng đến những hoạt động quân sự mà Trung
Cộng đang thực hiện ở vùng biển Bắc kinh tranh chấp chủ quyền với nhiều nước
Đông Nam Á.
Tin này được Bộ Trưởng Quốc Phòng Mã Lai, ông
Hishammuddin Hussein nói với báo chí hồi tối hôm qua, cho biết thêm cuộc thảo
luận sẽ diễn ra nhân dịp Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Marise Payne đến thăm Kuala
Lumpur.
Ông Hussein còn nói rằng một trong những điều
sẽ được bàn tới là phải làm thế nào để Bắc Kinh thực hiện đúng lời cam kết mà
Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã đưa ra là không quân sự hóa biển
Đông.
Ông cũng cho biết nếu những tin tức liên quan
đến các hoạt động của Trung Cộng ở vùng Biển Đông là đúng, chính phủ nước ông
sẽ có phản ứng thích nghi đối với Trung Cộng.
Tin RFA
Trung Cộng Sẽ Có Chuyến Bay
Chở Khách Tới Biển Đông
Truyền thông Hoa Lục đưa tin: các chuyến bay chở
khách nối liền với các hải đảo tại Biển Đông sẽ bắt đầu năm tới trong lúc mở
rộng hạ tầng cơ sở tại các đảo tranh chấp.
Đích đến của phi cơ chở khách gồm Sansha (hay Tam Sa) trên đảo Woody (Đảo Phú Lâm) thuộc Hoàng Sa, là căn cứ hành chính trong vùng.
Thông tấn Xinhua dẫn lời thị trưởng Sansha cho hay 2 tàu chở khách và 1 tàu cảnh sát là căn cứ của các liên lạc viễn thông di động.
Thị trưởng Tiểu Khiết tiết lộ: sân bay tại Sansha và tại đảo đá ngầm Fiery Cross đuợc trông đợt phát triển dịch vụ hàng không trong vùng.
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC hôm Thứ Sáu cho biết việc TC mở đường bay dân sự tới Biển Đông chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm trong kế hoạch quân sự hóa biển Đông.”
Bản tin BBC viết rằng, “Theo tờ Diplomat ngày 10 tháng 3, chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cho rằng hoạt động này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong kế hoạch quân sự hóa biển Đông của Trung Cộng.
“Trong thư của Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper đến Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện có nói: Hoạt động của Trung Cộng hiện nay đã vượt khả năng tự vệ thềm lục địa thông thường.
“Hoạt động này đã bao gồm khai triển các chiến đấu cơ hiện đại trang bị đầy đủ vũ khí, nhà chứa phi cơ, phi đạn phòng không và hỏa tiễn hành trình ngoài khơi. Bên cạnh đó có sự gia tăng số lượng Quân đội giải phóng Nhân dân (Peoples Liberation Army Navy) và Lực lượng cảnh sát biển Trung Cộng (China Coast Guard) tại các khu vực tranh chấp.”
Reuters cũng trích dẫn trong bản tin ngày 11/03/2016, khả năng “tấn công quân sự” của Trung Cộng vượt xa những gì được xem là “tiền đồn phòng thủ”.”
Bản tin này viết thêm rằng, “Cụ thể, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định ngay trong năm nay, với nhịp độ xây dựng “các tiền đồn” này, Trung Cộng sẽ đủ sức bố trí, khai triển một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017 thì lúc đó Trung Cộng thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng.”
Đích đến của phi cơ chở khách gồm Sansha (hay Tam Sa) trên đảo Woody (Đảo Phú Lâm) thuộc Hoàng Sa, là căn cứ hành chính trong vùng.
Thông tấn Xinhua dẫn lời thị trưởng Sansha cho hay 2 tàu chở khách và 1 tàu cảnh sát là căn cứ của các liên lạc viễn thông di động.
Thị trưởng Tiểu Khiết tiết lộ: sân bay tại Sansha và tại đảo đá ngầm Fiery Cross đuợc trông đợt phát triển dịch vụ hàng không trong vùng.
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC hôm Thứ Sáu cho biết việc TC mở đường bay dân sự tới Biển Đông chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm trong kế hoạch quân sự hóa biển Đông.”
Bản tin BBC viết rằng, “Theo tờ Diplomat ngày 10 tháng 3, chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cho rằng hoạt động này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong kế hoạch quân sự hóa biển Đông của Trung Cộng.
“Trong thư của Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper đến Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện có nói: Hoạt động của Trung Cộng hiện nay đã vượt khả năng tự vệ thềm lục địa thông thường.
“Hoạt động này đã bao gồm khai triển các chiến đấu cơ hiện đại trang bị đầy đủ vũ khí, nhà chứa phi cơ, phi đạn phòng không và hỏa tiễn hành trình ngoài khơi. Bên cạnh đó có sự gia tăng số lượng Quân đội giải phóng Nhân dân (Peoples Liberation Army Navy) và Lực lượng cảnh sát biển Trung Cộng (China Coast Guard) tại các khu vực tranh chấp.”
Reuters cũng trích dẫn trong bản tin ngày 11/03/2016, khả năng “tấn công quân sự” của Trung Cộng vượt xa những gì được xem là “tiền đồn phòng thủ”.”
Bản tin này viết thêm rằng, “Cụ thể, giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định ngay trong năm nay, với nhịp độ xây dựng “các tiền đồn” này, Trung Cộng sẽ đủ sức bố trí, khai triển một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017 thì lúc đó Trung Cộng thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng.”