„Một lần nữa, lịch sử lại tái diễn những chuyện cười ra nước mắt dưới chế độ
CS.“
“Biệt phái” đại tướng quân đội sang làm phó
chủ tịch quốc hội
Hoàng Trần
|
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ
được coi là một lãnh đạo hiếm hoi trong bộ quốc phòng từng nhiều lần lên
tiếng cảnh báo Trung Cộng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông.
|
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng vừa phải nhận “đề cử” chuyển sang giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội.
Thông tin này vừa được công bố sáng 4/4/2016 theo nội dung tờ trình của Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Quyết định này đồng nghĩa với
việc tướng Tỵ sẽ sớm rời khỏi chức vụ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam, vị trí
mà ông được bổ nhiệm hồi cuối năm 2010 sau cái chết đáng ngờ của người tiền
nhiệm là thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên.
Một nhân sự khác cũng được đề cử
làm phó chủ tịch quốc hội là ông Phùng Quốc Hiền, vừa được miễn nhiệm chức vụ
chủ nhiệm Ủy ban tài chính - Ngân sách.
Ban đầu, kết quả bỏ phiếu tại
quốc hội dự kiến sẽ công bố vào chiều ngày 4/4/2016, nhưng sau đó có thông báo
hoãn lại và dời sang ngày 5/4.
Cả hai ông Phùng Quốc Hiền và Đỗ
Bá Tỵ đều là uỷ viên trung ương đảng. Trong đó, ông Tỵ, người sinh năm 1954,
thuộc diện “trường hợp đặc biệt” được tái cử ở lại cơ quan lãnh đạo cao cấp của
đảng tại đại hội 12 vừa qua.
Trong trường hợp được “biệt phái”
từ quân đội sang quốc hội, hiện chưa rõ người lên thay vị trí tổng tham mưu
trưởng quân đội của ông Tỵ sẽ là ai.
Tương tự, đại tướng Ngô Xuân Lịch
gần như chắc chắn sẽ thay Phùng Quang Thanh lên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Chủ nhân mới cho chiếc ghế chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội do ông này để
lại vẫn chưa rõ là ai.
Nhiều khả năng, đây sẽ là một cuộc đua “tứ mã” của các ông thượng tướng gồm: Lương Cường, Bế Xuân Trường, Võ Trọng Việt và Nguyễn Chí Vịnh.
Nhiều khả năng, đây sẽ là một cuộc đua “tứ mã” của các ông thượng tướng gồm: Lương Cường, Bế Xuân Trường, Võ Trọng Việt và Nguyễn Chí Vịnh.
Một rừng không thể hai cọp?
Hai ông Đỗ Bá Tỵ và Ngô Xuân Lịch
đều cùng sinh năm 1954. Năm 2015, khi đại tướng Phùng Quang Thanh không rõ sống
chết, ông Tỵ và ông Lịch đều là những ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế bộ
trưởng quốc phòng.
Khi ấy, xét về mặt tổ chức trong
quân đội, tướng Lịch vừa là bí thư trung ương đảng, đồng thời cũng là người
đứng đầu tổng cục chính trị nên có chức vụ cao cấp đứng thứ 2 trong Bộ Quốc
phòng.
Tổng tham mưu trưởng quân đội
Việt Nam, ông Đỗ Bá Tỵ mặc dù chỉ giữ quyền lực thứ 3, nhưng có tầm ảnh hướng
lớn trong quân đội. Ông cũng được nói là vị tướng người có nhiều kinh nghiệm
trận mạc, lập nhiều công trạng trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung
Cộng những năm 80.
Trong các lãnh đạo bộ quốc phòng đương nhiệm, tướng Tỵ được đánh già là người có nhiều phát ngôn lên ánh hành vi xâm lượng của Trung Cộng tại Biển Đông. Điều này hoàn toàn trái ngược với thái độ im lặng, tránh né của tướng Lịch - người vốn chuyên trách về công việc của đảng.
Tháng 10/2015, cả hai ông được
thăng hàm đại tướng vào cùng thời điểm, quyền lực dần trở nên ngang hàng.
Kết quả bầu bán tại đại hội 12
cho thấy một chiến thắng dễ dàng dành cho tướng Lịch khi ông này trở thành uỷ
viên bộ chính trị. Còn tướng Tỵ thì lận đận giành một chiếc “vé vớt” tham gia
ban chấp hành trung ương đảng khoá mới theo diện “trường hợp đặc biệt”.
Tuy vậy, một rừng không thể có hai
cọp, nhất là đối với bộ quốc phòng CSVN. Trong quá khứ, các tướng lĩnh cộng sản
liên tục triệt hạ, thanh toán lẫn nhau. "Truyền thống" này đã trở
thành một bóng ma luôn ám ảnh, đe doạ đến sự tồn vong của chế độ.
Do đó, việc điều chuyển một đại
tướng quân đội sang làm việc dưới quyền một nữ chủ tịch quốc hội cũng là kế
sách tạm thời về mặt nhân sự. Trước mắt, các tân lãnh đạo cộng sản hy vọng có
thể trì hoãn một cuộc chiến quyền lực trong bộ quốc phòng – điều mà họ
biết rõ chắc chắn sẽ xảy ra trong một tương lai không xa.
Xưa có chuyện nhà thơ
đi làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng. Nay thì lại xảy ra chuyện đại tướng CA
lên làm chủ tịch nước, còn đại tướng quân đội thì xuống làm phó chủ tịch quốc
hội. Một lần nữa, lịch sử lại tái diễn những chuyện cười ra nước mắt dưới chế
độ CS.