Facebook Vận động ứng cử ĐBQH 2016
Ngày
4/4/2016 tại Hà Nội, viên chức của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã có cuộc trao
đổi với một số ứng viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) độc lập. Trước đó, ngày 29/3,
tùy viên chính trị của bốn tòa đại sứ Thụy Điển, Na Uy, Pháp và Gia Nã Đại cũng
đã gặp gỡ các ứng viên. Nội dung các cuộc thảo luận xoay quanh cơ chế bầu cử ở
trong một chế độ dân chủ, thế nào là bầu cử tự do và công bằng, bầu cử tổng
thống ở Mỹ và bầu cử quốc hội ở châu Âu, v.v.
Ông
David Muehlke, Bí thư thứ nhất tòa Đại sứ Mỹ, đã làm các ứng viên ngạc nhiên và
thích thú khi trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nhưng những điều ông nói còn
gây ngạc nhiên và thích thú hơn nữa. Chẳng hạn, ông cho biết: “Hệ thống chính trị ở Mỹ đặt trên cơ
sở niềm tin rằng sự lựa chọn của cử tri luôn là tốt nhất. Cử tri sẽ luôn
lựa chọn được người tốt nhất để làm tổng thống, còn nếu ứng viên có hành vi sai
lạc, hành vi xấu, thì cử tri sẽ không chọn người đó. Chính quyền không có quyền
lựa chọn ai là tốt, ai là xấu. Sự lựa chọn này dành cho người dân, không dành
cho bất cứ chính quyền nào”.
Điều
này quả thật quá khác với cơ chế “dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần” đại
biểu Quốc hội ở Việt Nam.
Ông
David Muehlke còn nói thêm: “Ở Mỹ, có một
đạo luật quy định rằng ứng viên có thể được nhận tài trợ từ ngân sách nhà nước,
nhưng số lượng rất hạn chế, nếu nhận thì sẽ chẳng có tiền mà làm quảng cáo. Ý
tôi là, tất cả mọi ứng viên có thể chọn tài trợ từ nhà nước hoặc từ khối tư
nhân. Nhưng nếu họ lấy tài trợ từ nhà nước thì rất ít tiền. Đó là lý do tại sao
không bao giờ ứng viên nhận tài trợ nhà nước. Tất cả đều chọn tài trợ tư nhân. Ở Mỹ, không có Mặt trận Tổ quốc để
giám sát quá trình này”. (Nghe đến
đây, mọi người cười ồ lên).
Cũng
theo Bí thư thứ nhất tòa Đại sứ Mỹ, đảng viên ở Mỹ, cho dù cao
cấp đến mấy, thậm chí là lãnh đạo đảng, cũng không bao giờ được trả lương bằng
ngân sách nhà nước. Họ chỉ có thể nhận lương của đảng,
mà thu nhập của đảng là đến từ hoạt động gây quỹ, xin tài trợ tư nhân.
Điều
này khác với ở Thụy Điển, nơi luật quy định, nếu đảng chính trị nào
được hơn 4% cử tri ủng hộ thì có thể được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Song cả Mỹ, cả Bắc Âu đều hoàn toàn khác Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản một mình một cõi hưởng
ngân sách nhà nước không giới hạn.
Ở
Mỹ, bất kỳ người nào có quốc tịch tự nhiên, trên 35 tuổi, sống ở Mỹ ít nhất 14
năm trong đời, đều có thể ứng cử tổng thống, kể cả với tư cách độc lập (nghĩa
là không qua sự giới thiệu, đề cử của đảng nào). Ở Bắc Âu, theo bà Victoria
Rhodin Sandstrom - tùy viên chính trị tòa Đại sứ Thụy Điển - công dân không thể
tự ứng cử vào Quốc hội mà nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái nào
đó. Tuy nhiên, vấn đề là bất kỳ ai cũng có quyền thành lập đảng mới hoặc tham
gia một đảng đang tồn tại, nên quyền tham gia của công dân vẫn luôn được đảm
bảo.
Kết
thúc hai cuộc thảo luận, điều đọng lại trong các ứng viên đại biểu Quốc hội đều
là ấn tượng tốt đẹp về tiến trình bầu cử công bằng và tự do trong các nền dân
chủ, vốn quá khác so với Việt Nam.
Viên
chức các tòa đại sứ đều bày tỏ sự ủng hộ và khâm phục đối với các ứng viên độc
lập vào Quốc hội khóa 14, coi họ như những người mở đường cho công cuộc nâng
cao nhận thức cộng đồng và đòi quyền chính trị ở Việt Nam.