22.05.2016

Chuyến đi của TT Obama đến Việt Nam

Chuyến đi của TT Obama đến Việt Nam

CPJ kêu gọi TT Obama ưu tiên nhấn mạnh tự do báo chí khi thăm Việt Nam


 Gia đình kêu gọi trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) vừa viết thư kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ưu tiên về vấn đề tự do báo chí trong các cuộc gặp với các giới chức lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm sẽ diễn ra vào đầu tuần tới.

Trong thư, CPJ kêu gọi ông Obama hãy ‘nhấn mạnh rằng quan hệ ngoại giao và kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ phải đi kèm với việc tôn trọng tự do báo chí hơn tại Việt Nam’.


Tổ chức này nói chính quyền độc đảng tại Việt Nam đã cấm ngặt việc tư nhân hóa truyền thông, khiến cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia bị kiểm duyệt nhiều nhất trên thế giới. CPJ cũng đề cập đến nhiều trường hợp các blogger và các nhà báo tự do tại Việt Nam sau khi đăng tải những bài viết thể hiện quan điểm đã bị đàn áp bằng nhiều cách thức, cấp độ khác nhau từ hành hung, bắt giữ đến bỏ tù. Chỉ tính từ đầu tháng 12 năm ngoái đến nay, đã có tới 6 nhà báo bị tuyên án về tội ‘chống phá nhà nước’ và bị bỏ tù vì các bài viết của mình.

CPJ cũng nhắc đến trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyên bố sẽ bắt đầu tuyệt thực trong nhà tù ở Nghệ An ‘cho đến chết mới thôi’, bắt đầu từ ngày 24/5.

Trong khi đó tại Việt Nam, nhiều người dân cho biết trang mạng Facebook, nơi phổ biến thông tin ‘lề trái’ nhất hiện nay, đã bị chặn trong những thời điểm được xem là ‘nhạy cảm’, đặc biệt là vào cuối tuần qua, khi nhiều người dân tổ chức biểu tình ở các thành phố lớn để yêu cầu nhà chức trách giải thích nguyên nhân gây ra thảm họa cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung.

Anh Nguyễn Chí Tuyến từ Hà Nội cho VOA biết: “Đúng là Facebook bị chặn rất dữ dội. Mọi người không thể truy cập vào được. Chuyện chặn ấy là có thật”.

Đáp lại những chỉ trích về tự do báo chí hay thành tích nhân quyền, phía Việt Nam từ trước tới nay luôn khẳng định Việt Nam có tự do báo chí, tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền, chỉ có ‘những khác biệt’ trong quan điểm mà thôi.

Tuy nhiên, theo nhận xét về tình Nhà thơ Bùi Chí Vinh, tình hình tự do báo chí trong những năm gần đây ‘không hề cải thiện’.

Không hề cải thiện. Còn chuyện vận động tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng thì người ta vẫn tiếp tục vận động, còn sự cải thiện thì không hề có. Còn Tổng thống Obama có nhận được thông điệp đó và có hỗ trợ được những người đang đòi hỏi quyền này hay không thì cái đó là bản lĩnh chính trị của tổng thống, nhất là ông cũng sắp hết nhiệm kỳ rồi, thành ra đây là cơ hội cuối cùng để ông Obama có một ý chí thép, một quyết định hoàn toàn cứng rắn, hoàn toàn khác hẳn với lộ trình mình đi trong suốt thời gian dài mà ông làm tổng thống. Tức là ông phải có sự dứt khoát đối với cái ác, cái xấu, và ông phải chứng tỏ ông có quyền lực thực sự để ông can thiệp, giúp đỡ không chỉ người dân Mỹ mà cả người dân trên toàn thế giới, trong đó có người dân Việt Nam”.

Trong mấy ngày vừa qua, nhiều người dân cho biết các từ khóa như ‘cá chết’, ‘Formosa’, và đặc biệt là từ ‘bầu cử’ đã bị chặn trên mạng khiến họ không thể tìm kiếm được thông tin.

Báo Tuổi Trẻ ngày hôm qua trích lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn cho biết sẽ ‘kiểm tra ngay’ các nhà mạng chặn từ ‘bầu cử’ và cho biết ‘đến thời điểm này, chúng tôi chưa có thông tin về việc các nhà mạng chặn tin nhắn’.

Tổ chức Bảo vệ Ký giả cho rằng bất cứ hành động nào mà phía Mỹ định làm cho Việt Nam trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama, bao gồm việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đều là quá sớm vì tình hình nhân quyền của Việt Nam còn tồi tệ.

Khánh An (VOA)

Nhân quyền VN ‘đặt Obama vào thế khó’

Các nhà hoạt động cáo buộc công an mạnh tay ngăn biểu tình trong các ngày Chủ nhật vừa qua

Khi bắt đầu chuyến thăm Việt Nam vào thứ Hai 23/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ở trong thế khó xử vì nhân quyền là vấn đề mấu chốt quyết định mức độ quan hệ mà Washington muốn có với Hà Nội.

Hôm 15/5, blogger, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã có cuộc tọa kháng vì môi trường chớp nhoáng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh.

Công an lập tức xuất hiện chỉ sau 5 phút và đưa ông về đồn.
Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ về tình trạng tự do ngôn luận bị chính quyền đè bẹp, theo Reuters.

Ông Chênh may mắn vì chỉ bị câu lưu chứ không bị giam vài ngày như những người biểu tình khác.

"Có sáu nhân viên an ninh canh gác nhà tôi lúc này," ông Chênh, 64 tuổi, nói.
Ông Obama được cho là sẽ không né tránh vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam

"Có khi họ ngăn không cho tôi ra khỏi nhà, nhưng khi khác thì họ cho tôi đi nhưng theo dõi tôi mọi nơi."

Việc ông tọa kháng trong bối cảnh các nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động cáo buộc công an mạnh tay ngăn biểu tình trong các ngày Chủ nhật vừa qua để đòi chính phủ minh bạch về thảm họa cá hàng loạt ở miền Trung.

Tòa bạch Ốc hôm thứ Năm 19/5 cho biết ông Obama vẫn đang đau đầu với quyết định có nên gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương ở Hà Nội.
Hoa Kỳ nói rõ rằng việc gỡ bỏ cấm vận hay không tùy thuộc vào tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam.

Các nhà hoạt động gặp ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại Hà Nội

Hà Nội mong muốn có quan hệ quân sự gần gũi hơn và tiếp cận công nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ trong bối cảnh Bắc Kinh có nhiều động thái gây hấn ở Biển Đông.

Dù điều này phù hợp với chiến lược kiềm chế Trung cộng của Hoa Kỳ, nhưng việc Hà Nội trấn áp và cầm tù những nhà bất đồng chính kiến vẫn còn là trở ngại cho việc Washington biến cựu thù thành đồng minh mới nhất ở châu Á.

‘Cấm kỵ’

Ông Daniel Kritenbrink, Cố vấn châu Á của ông Obama hôm thứ Tư 18/5 nhấn mạnh rằng nhân quyền sẽ là yếu tố then chốt trong "bất kỳ quyết định liên quan đến lệnh cấm vận vũ khí".

Ông Obama sẽ không né tránh vấn đề. Trong lịch trình chuyến thăm Việt Nam, dự kiến ông sẽ có cuộc tiếp xúc các nhà bất đồng chính kiến và phát biểu về nhân quyền “cả trước công chúng và trong cuộc họp riêng", ông Kritenbrink nói.

Vấn đề nhân quyền được cho là điều cấm kỵ với chính phủ Việt Nam, họ từ chối trả lời câu hỏi của Reuters về mức độ cải thiện nhân quyền tại nước này.

Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các nhà hoạt động ở Việt Nam, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Quang A, người vừa gặp ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tuần trước.

Ông Quang A là một trong vài nhà hoạt động vừa bị truyền hình nhà nước hôm 15/5 cáo buộc kích động các cuộc biểu tình gần đây.

Dân biểu Loretta Sanchez nói "Chính quyền Việt Nam liên tục quấy rối, bắt giữ và giam cầm công dân của họ"

Đã có nghi ngại về việc nhượng bộ quá nhiều nếu Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho một chính quyền mà tổ chức Theo dõi Nhân quyền mô tả "thuộc nhóm chính quyền áp bức nhất thế giới " trong một bức thư gửi Tổng thống Obama.

Dân biểu Loretta Sanchez nói rằng Washington nên thận trọng trước "một chính quyền liên tục quấy rối, bắt giữ và giam cầm công dân của họ".

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, cựu tù nhân chiến tranh ở Hà Nội, người ủng hộ việc nới lỏng lệnh cấm vận năm 2014, cho biết việc Hoa Kỳ bán công nghệ an ninh hàng hải cho Việt Nam không nên bị hạn chế, nhưng việc bán các loại vũ khí khác nên xem xét từng trường hợp một và tương ứng với tiến bộ nhân quyền.
"Họ [Hà Nội] có cải thiện nhưng vẫn còn phải khắc phục."

Ông Obama dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cựu Bộ trưởng Công an, nơi mà ông Malinowski năm ngoái nhận định "nắm giữ chìa khóa" về mức độ tiến triển của quan hệ Việt - Mỹ.
Nhưng nhà phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp cho biết, nhân quyền không hẳn là vấn đề hạn chế việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước, trong bối cảnh Hoa Kỳ "còn nhiều lợi ích khác".

"Nhân quyền vẫn là vấn đề chính trị không được đặt nặng như các vấn đề hợp tác chiến lược và nỗ lực chung để kiểm soát tham vọng của Trung cộng ở Biển Đôn trong chương trình nghị sự song phương," ông nói.


TT Obama thăm VN: Báo nước ngoài nói gì?
Image copyright  REUTERS  Image caption  TT Obama chuẩn bị lên đường công du đến Việt Nam và Nhật Bản
Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama theo dự kiến sẽ tới Hà Nội vào đêm 22, rạng sáng 23/05 trong chuyến thăm ba ngày.
Một số hãng thông tấn và báo nước ngoài đưa tin và bình luận về chuyến thăm của ông.
Associated Press
Trong bối cảnh nợ công chồng chất và ngân sách thâm hụt nghiêm trọng cùng với việc Trung cộng có động thái hung hăng trong việc tuyên bố chủ quyền biển thì cũng có hy vọng nhiều về chuyến thăm của ông Obama.
Hy vọng này là từ cả phía chính phủ [Việt Nam] muốn ông dỡ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí để Việt Nam có thể đối phó với Bắc Kinh tốt hơn và từ các nhà hoạt động nhân quyền muốn ông nói với nhà nước một đảng về thực trạng mạnh tay với giới chỉ trích.
Kỳ vọng có thể là quá nhiều cho bất kỳ các tuyên bố lớn nào trong chuyến đi của ông Obama. Nhưng việc ông dành thời gian thăm Việt Nam vào năm cuối của nhiệm kỳ là điều đánh tín hiệu quan trọng trong chính quyền của ông trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường tập trung vào châu Á nói chung và đặc biệt là chủ động đối phó với hành động lấn lướt của Trung cộng ngày càng tăng trong khu vực.
Ông Obama phải cân bằng được việc muốn hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á như Việt Nam trong lúc họ muốn đối phó với Trung cộng trước tranh chấp chủ quyền biển và những lo ngại về việc tạo căng thẳng với Bắc Kinh về việc hỗ trợ này, cũng như việc Việt Nam miễn cưỡng cải thiện hồ sơ nhân quyền đầy tỳ vết.

Image copyright  GETTY IMAGES  Image caption  Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam là một trong những vấn đề dư luận quan tâm
Reuters
Sức ép gia tăng với ông Obama trong việc dùng chuyến đi cột mốc này để gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã áp dụng 32 năm qua với Hà Nội, một trong các rào cản thời chiến cuối cùng.
Việc bỏ lệnh cấm vận này, điều mà Việt Nam mong mỏi từ lâu, sẽ làm Bắc Kinh tức giận và khiến Bắc Kinh khó chịu với Hoa Kỳ trong nỗ lực của Washington thiết lập quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với các nước nhỏ hơn hiện có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Nhưng hiện chưa có tuyên bố cuối cùng từ Hoa Kỳ về chủ đề này.
Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam vẫn có thế là một điểm gây cản trở nhưng chính quyền Obama dường như ngả theo hướng cho Hà Nội cơ hội nào đó để răn đe Trung cộng.
"Điều chúng tôi muốn cho thấy trong chuyến đi này là việc nâng cấp đáng kể trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,” Phó cố vấn An ninh của ông Obama là Ben Rhodes nói với các phóng viên mới đây.
Trong khi Việt Nam muốn quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, một số quan chức Việt Nam nghi ngại rằng Hoa Kỳ tìm cách tạo ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ một đảng cai trị.
Ông Obama cũng lên kế hoạch gặp các nhân vật bất đồng chính kiến trong bối cảnh chính phủ mạnh tay với họ.
Image copyright  AFP  Image caption  Người Việt Nam chờ đợi chuyến đi của ông Obama
AFP
Hà Nội ngày càng tiến gần hơn tới quỹ đạo của một đồng minh dân chủ và mạnh mẽ mà nhiều người Việt Nam, đặc biệt là số đông trong giới trẻ mong muốn.
Nhưng nhà chức trách cũng sợ rằng củng cố liên minh này có thể dẫn đến việc trả giá là có việc tranh đấu cho tự do hơn, điều mà Washington từ trước tới nay vẫn hậu thuẫn.
Trước chuyến thăm đã có đồn đoán về khả năng liệu Hoa Kỳ có bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Washington bấy lâu nay duy trì quan điểm rằng chủ đề vũ khí được gắn trực tiếp với việc cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của Hà Nội.
Nhưng giới bất đồng chính kiến sợ rằng Washington có thể đặt chiến lược lên trên nhân quyền, đặc biệt là lệnh cấm vận này đã được gỡ bỏ một phần vào năm 2014, trong đó Việt Nam được mua một số hạng mục để phục vụ cho an ninh hàng hải. 
Image copyright  AP   Image caption  Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2015.

Wall Street Journal

Báo này ngày 20/05 nói một chủ đề then chốt liên quan tới lệnh cấm vũ khí của Hoa Kỳ với Việt Nam.
Chính quyền Hoa Kỳ đang cân nhắc nới lỏng hoặc gỡ bỏ các giới hạn trong bối cảnh có sự phản đối của các nhóm nhân quyền quan ngại về việc tưởng thưởng cho một nước không có tiến bộ thêm gì về nhân quyền.
Quan hệ Mỹ Việt nồng ấm hơn được thúc đẩy nhờ có mối quan ngại chung về Trung cộng. Việt Nam, Trung cộng và một số nước khác đang bế tắc trong tranh chấp về lãnh thổ tại Biển Đông… và căng thẳng về việc tự do đi lại trên biển khi Trung cộng bắt đầu xây các đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, Việt Nam nhiều khả năng sẽ cẩn trọng trong việc thể hiện làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ. Là láng giềng nhỏ hơn của Trung cộng, Việt Nam cẩn trọng và không muốn đối kháng quá mức với Trung cộng và giới chức cấp cao Việt Nam thường xuyên thăm Trung cộng.

Hôm 19/05, báo này có bài nói việc cá chết bí hiểm tại bờ biển miền trung Việt Nam đang là phép thử về giới hạn theo đó người dân sẵn lòng chấp nhận cái giá phải trả để đạt được tăng trưởng kinh tế và việc uy tín của chính phủ bị hoen ố.
Trong hành động thể hiện sự bất tuân tại xã hội của nhà nước cộng sản với an ninh dày đặc, hàng ngàn người đã xuống đường tại Hà Nội và Tp HCM trong mấy tuần qua để đòi bảo vệ môi trường.
Công an, lực lượng cảnh báo người biểu tình phải ở nhà, đã bắt hàng chục người trong bối cảnh truyền thông nhà nước đưa tin "lực lượng phản động" định lật đổ chính phủ.
Mạng xã hội gồm Facebook và Instagram bị gián đoạn trong lúc diễn ra biểu tình và các nhà hoạt động đổ lỗi việc gián đoạn này là do nhà chức trách.
Căng thẳng diễn ra ngay trước chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama nhằm tăng cường hậu thuẫn cho thỏa thuận TPP trong đó có các thiết chế chặt chẽ hơn về môi trường.

Hơn 140.000 người đã ký một thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc thúc giục ông Obama nêu chủ đề cá chết với giới lãnh đạo Việt Nam, báo này viết.

Tin BBC