Trần Sang
I/ ĐẠI ĐỊA MẠCH QUỐC GIA.
1/
Số mệnh con người với Phong Thuỷ.
Từ xưa, các nhà hiền triết đã nhìn nhận rằng : Con
người là một thành phần của vũ trụ và bình đẳng như bất kì một thành viên nào
khác, vì vậy con người cũng có những quy luật vận động và chịu sự tác động của
những thành tố khác trong vũ trụ. Các nhà hiền triết Phương Đông cho rằng trong
quá trình tồn tại và phát triển thì 3 yếu tố là Trời (Thiên), Đất (Địa) và
Người (Nhân) không tách rời khỏi nhau.
Quan hệ ấy gọi là “Tam Tài”.
Họ cho rằng, số mệnh của con người là một hàm số :
Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh.
Trong đó :
Thiên Mệnh là các tố chất thiên bẩm vừa mang tính
huyền bí vừa mang tính khoa học, tỷ như “Con Vua thì lại làm Vua…”, rồi lại
cũng có người xuất thân dân dã nhưng có tướng “Chân mệnh Thiên tử…”.
Địa mệnh là môi trường xã hội và Phong Thuỷ nơi sinh
sống.
“Nhân mệnh” là yếu tố gia đình và phần nỗ lực rèn
luyện của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Cụ thể hơn, Số mệnh con người phụ thuộc vào 5 yếu tố :
1/ Thiên Mệnh;
2/ Thời Vận;
3/ Phong thuỷ;
4/ Đạo Đức;
5/ Tài năng.
Phần “Thiên mệnh” dường như là cố định.
Phần “Địa mệnh” và “Nhân mệnh” có thể cải biến, tức
Phong thuỷ có thể được vận dụng để làm cuộc sống tốt hơn, làm giảm cái xấu đi,
còn bản thân mỗi cá nhân, nếu tích cực tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩm
chất, kỹ năng của mình thì cuộc sống sẽ tốt đẹp lên.
Như vậy, Phong thuỷ trong số mệnh con người là một yếu
tố quan trọng. Tuy rằng nó không mang tính Quyết định đến vận mạng con người
nhưng nó hỗ trợ làm tốt lên, nhanh hơn cái “Vận đỏ” hoặc giảm đi, trừ bớt cái
“Vận đen” hoặc ngược lại.
Phong thuỷ đối với Vận mệnh Quốc gia cũng có ảnh hướng
vô cùng to lớn.
2/
Đại địa mạch Quốc gia.
Đất nước ta có một Bí mật Quốc gia vô cùng quý giá. Nó
quý hơn Nỏ thần nhiều nhưng không ai có thể đánh cắp được.
Từ đỉnh Everest cao 8.848 m trên dẫy Hymalaya có một
đường gân núi cổ sinh uốn lượn, theo biên giới Ấn Độ và Tây Tạng, qua cao
nguyên Vân Nam của Trung Quốc, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn nước ta
cao 3.143 m, mạch núi cổ đi đến vùng Lâm Thao, Phú Thọ thì “lặn xuống” và qua
con sông Đà uốn lượn, gân núi cổ sinh lại “mọc lên” đỉnh Ba Vì cao 1.281 m. Gân
núi này uốn lượn theo hình một con Rồng khổng lồ, đuôi xòe ra ở đồng bằng Bắc
Bộ.
Đó là Địa mạch độc đáo nối từ “Cổng Trời” đầy Thiên
khí đến “Địa Huyệt” đấy ắp của cải, từ đỉnh tới đáy chênh nhau 20 km.
Nếu ta gọi Everest là Tổ Sơn, nóc nhà của thế giới,
nơi tiếp nhận linh khí của Trời, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn là
Thái Sơn, nơi thụ Linh khí truyền vào đất nước ta, thì Ba Vì là Trấn Sơn, hòn
núi đứng gác non sông Đất Việt. Quanh Trấn Sơn Ba Vì còn có các dẫy núi khác
quây lại (gọi là núi chầu Thiếu Sơn) như Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Hoàng
Liên Sơn, Tam Đảo và Trường Sơn.
Chạy theo các dẫy Núi chầu này là các dòng Sông Tụ :
Sông Hồng, sông Chẩy, sông Lô, sông Đà, sông Thao…. Hội nhau ở Việt Trì rồi tỏa
xuống, đưa nước và sinh khí vào nuôi sống cả đồng bằng Bắc Bộ.
Chưa hết, từ Ba Vì ra đến cảng Vân Đồn thì đuôi Rồng
lặn xuống nước, nên nơi đó có tên là vịnh Hạ Long, rồi đường gân đi xa mãi, xa
mãi đến vịnh Mindanao ở Philipin sâu gần 11.000 m.
Không phải vô cớ mà cách đây 1200 năm, nhà phong thủy
Cao Biền, quan Tiết độ sứ của vua Đường Y Tôn đã phát hiện ra các huyệt đạo
quan trọng và đã cố công trấn yểm để diệt hiền tài của nước ta, nhưng vẫn bị bó
tay với Ba Vì. Trước mặt Ba Vì ở khoảng cách 26 km là Hồ Tây mênh mông, nơi tụ
linh khí tỏa ra từ đỉnh Ba Vì, là Minh đường lớn. Ở đó có những mạch nước thông
với sông Hồng, nên những lúc nước sông Hồng dâng cao vẫn có bọt sủi ở Hồ Tây.
Nếu ta coi Trái đất là một cơ thể sống hoàn chỉnh, thì
“Địa mạch” từ đỉnh Everest nóc nhà thế giới đến đáy vịnh Mindanao là bộ xương
sống giữ cho hình dạng trái đất không bị biến dạng, không bị bóp méo và bởi
vậy, con người mới có cuộc sống yên ổn, không phải nơm nớp lo sợ động đất, sóng
thần, lở núi...cùng nhiều tai họa khác.
Ta cũng biết rằng, nhiều ngàn năm qua người Hán từ Tây
Bắc Trung Hoa tràn xuống xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc Bách Việt ở phía Nam
sông Trường Giang, nhưng đến đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc núi chầu sông tụ và
có trấn Sơn Ba Vì thì họ bó tay. Một ngàn năm Bắc thuộc mà họ không đồng hóa
nổi người Việt chúng ta một phần cũng vì đặc điểm cấu trúc phong thủy này.
Như một bài viết trước chúng tôi đã đề cập, dải đất kỳ
lạ này, vì một điều huyền mật nào đó, cùng Bán đảo Đông Dương lại tạo nên thế
uốn lượn như một THÁI CỰC ĐỒ. Mà Việt Nam như là dải Phân cực của Thái Cực Đồ,
có ý nghĩa điều hoà các biến động.
Thật là một Địa thế kỳ diệu.
Có thể là vì thế nên số phận của Dân tộc ta cũng thật
oanh liệt, diễm hùng và bi tráng xiết bao, thuộc loại sử lạ lùng vào bậc nhất
thế giới ?
3/
Ý nghĩa của ĐẠI ĐỊA MẠCH và tham vọng của Trung cộng.
Theo KTS Trần Thanh Vân thì Trung Hoa là một đất nước
rộng lớn mà các lớp đất, đá, núi, sông… chồng xếp thành từng lớp như cái bánh
sandwich.
Đó là một thứ liên kết rời rạc sẽ bị trôi tuột đi bất
cứ lúc nào.
Một nước Trung Hoa có các khu vực Bắc Hoàng Hà, khu
kẹp giữa Hoàng Hà và Trường Giang, khu Nam Trường Giang, tạo thành một quẻ Chấn
gồm một hào liền và hai hào gãy, có nghĩa là sấm sét, không ổn định, dễ vỡ
tung; Cũng như khu Đông và khu Tây là hai vệt thẳng đứng, không có mối quan hệ
về kinh tế, phong tục tập quán, sắc tộc và có thể tách ra thành 4 hoặc 5 quốc
gia độc lập.
Bởi vậy, như đã thấy, lịch sử của Trung Hoa là lịch sử
nội chiến, nồi da xáo thịt, “cành đậu đun hạt đậu” triền miên, hầu như rất ít
thời gian họ được bình yên trong hoà bình và thống nhất.
Các thế hệ cầm quyền Trung Hoa từ thời cổ đến nay đều
đã nghiên cứu kỹ phong thủy địa mạch và họ ý thức được rằng có một cách vãn hồi
được điểm yếu cấu trúc trượt của chiếc bánh sandwich là phải làm chủ được ĐẠI
ĐỊA MẠCH như đã trình bày ở phần trên.
Nếu họ làm chủ được đường kinh mạch này thì không
những họ có gọng kìm siết chặt chiếc bánh sandwich đó, không cho nó trôi trượt
đi, mà họ còn có thể mau chóng làm chủ cả thế giới.
Nhưng, ác nghiệt thay, dẫu cho người Hán có đô hộ Việt
Nam cả ngàn năm đi nữa, cũng không sao chiếm và giữ nổi dải đất ngoan cường và
kỳ lạ này.
Cao Biền – Tiết độ sứ Giao Châu – đã báo cáo về cho
vua nhà Đường, rằng vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và
sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và
1617 huyệt bàng, huyệt phát quan nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tông
yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu
giá trị của vùng đất này, nên đã xây thành Đại La (năm 866), mưu đồ thực hiện
giấc mộng bá vương nhưng đã bị vua Đường trị tội..
Các chính thể cầm quyền Trung Hoa luôn luôn mang tư
tưởng Đại Hán – Nước lớn. Đặc biệt, kể từ sau khi thất bại trong cuộc “chiến
tranh thuốc phiện” (1840 – 1843 và 1856 – 1860) trước các cường quốc Tây
Phương, họ găm hận vào lòng và vì thế, họ kỳ thị các nước văn minh Phương Tây,
đứng đầu là “Đế Quốc” Mỹ.
Tới thời điểm này, với những thông tin chúng ta có
được, có thể khẳng định rằng, giới cầm quyền Bắc Kinh sẽ làm tất cả, bất chấp mọi
thủ đoạn để hoàn thành giấc mộng “Bá chủ Thế giới”.
Mà, để làm được chuyện đó thì điều tiên quyết là họ
phải chiếm lĩnh được ĐẠI ĐỊA MẠCH.
(Đây cũng chính
là một hiểm hoạ mà Dân tộc ta đang phải đương đầu. Tôi sẽ xin nêu ý kiến về
việc này trong một bài viết tới đây).
II/ ĐẠI DỰ ÁN SÔNG HỒNG.
Đã có nhiều ý kiến về những lợi thế, những bất cập về
kinh tế, giao thông, an ninh của Dự án này. Tôi chỉ xin có ý kiến tóm tắt ở 2
yếu tố chính rất có khả năng xảy ra khi Dự án được triển khai.
1/
Hiểm hoạ phá vỡ Đại Địa Mạch Quốc gia.
+ Như đã phân tích ở trên, Sông Hồng chính là một
trong những mạch nước, một thành tố vô cùng quan trọng trong ĐẠI ĐỊA MẠCH QUỐC
GIA. Khi Dự án được triển khai, bằng việc ngăn dòng chảy Sông Hồng bởi 6 con
đập lớn nhỏ thì khác nào đâm 6 nhát dao vào ngay tử huyệt vùng tim, bụng Rồng ?
Hiểm hoạ như thế nào có thể thấy trước được, bởi mạch nước của hệ thống Sông
Hồng chuyển tải hầu hết sinh khí đất trời cung cấp cho cả vùng đồng bằng Bắc
Bộ, đặc biệt là Thủ Đô Hà Nội. Công trình xây dựng làm suy kiệt sinh khí của
môi trường sống là đại kỵ trong thuật Phong thuỷ.
Về điểm này, đề nghị các nhà phong thuỷ cùng các
chuyên gia nên nêu Kiến nghị rõ ràng hơn để Chính phủ không phê duyệt Dự án này.
+ Do Công ty Xuân Thiện không đủ vốn để một mình thực
hiện Dự án nên chắc chắn phải kêu gọi đầu tư, và như thế, có thể thấy ngay là
Dự án sẽ rơi vào tay người Tàu.
Điều đó khác gì “nối giáo cho giặc” ?
Đó sẽ thực sự là Đại hoạ cho cả Dân tộc.
+ Hình thức đầu tư của Dự án là BOO (Xây dựng – sở hữu
– kinh doanh) vô thời hạn. Sẽ có mấy bất cập không thể lường trước được là :
- Sông Hồng đâu chỉ là tài sản Quốc gia mà là một bộ
phận Lãnh thổ Quốc gia tối quan trọng mà lại giao cho tư nhân quản lý, sử dụng
vô thời hạn, thì đây là sự kiện hy hữu, độc nhất vô nhị, chắc chỉ có ở Việt Nam
ta. Đây sẽ là tiền lệ độc hại cho nền pháp lý của chúng ta.
- Khi chủ đầu tư có quyền thu phí giao thông trên Sông
Hồng thì vô hình chung đã tước đoạt vĩnh viễn quyền tự do đi lại của nhân dân
trên Sông Hồng, chưa kể một số lượng lớn dân số sống bằng nghề đánh bắt, nuôi
cá trên Sông. Số người sử dụng Sông Hồng với mục đích mưu sinh kể hàng triệu
lượt người/năm. Dự án đã cướp đi môi trường sống và sinh kế của cả triệu người,
thử hỏi điều ấy có hợp pháp và hợp lý chăng ? Sự tước đoạt vô lý đó không sinh
loạn mới là lạ. Vả lại việc giao Kho Báu của Trời Đất, Giang Sơn (Bao gồm quyền
khai thác khoáng sản trên Sông Hồng) cho tư nhân liệu đã thấu tình đạt lý chưa
?
2/
Những hiểm họa khác.
+ Việc ngăn dòng chảy sẽ chặn lại phần lớn phù sa và
phù sinh sẽ làm đồng bằng Bắc Bộ trở nên thiếu nước, bạc màu. Đồng thời các
loài thuỷ hải sản ở Vịnh Bắc Bộ bị mất nguồn dinh dưỡng do Sông Hồng cung cấp
cũng sẽ trở nên suy kiệt, thoái hóa.
+ Do thiếu nước nên vùng hạ lưu Sông Hồng sẽ gặp hoạ
xâm mặn là chắc chắn.
Và, kết cục là đồng bằng Bắc Bộ bị huỷ diệt sẽ chỉ còn
là vấn đề thời gian…
Mục đích của bài viết chỉ xin nên một khía cạnh về
Phong thuỷ của Đất nước nói chung và Thủ Đô Hà Nội, đồng bằng Bắc bộ nói riêng
sẽ bị tác động nguy hiểm từ Dự án. Chắc chắn bài viết này sẽ không bao quát hết
mọi vấn đề liên quan đến Dự án.
Đề nghị các nhà khoa học, các bậc hiền tài, túc học
xem xét, khảo cứu để có thể rút được kết luận tối hậu.
Các bạn,
Hiểm hoạ mà chúng ta đang phải đối đầu không hề nhỏ :
Biển đã bị đầu độc và đang từng giờ, từng ngày kêu gọi hành động cứu chữa, sự
tình càng để lâu sẽ càng trở nên trầm trọng mà thôi.
Và, nay, nếu Đại Địa Mạch của đất nước bị phá huỷ nốt
thì sinh lộ của Dân tộc, của chúng ta liệu còn được bao nhiêu nữa ?
Mỗi
người trong chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo, cùng góp một tiếng nói, một hành
động để vãn hồi tình thế hiểm nghèo của đất nước, ngõ hầu tìm ra kế sách đưa
đất nước đi lên.
Tôi
tin tưởng chắc chắn một điều rằng, không phải ngẫu nhiên mà Dân tộc Việt Nam ta
lại được Tạo Hoá giao cho trọng trách giữ gìn Đại Địa Mạch quan trọng như vậy.
Một
Dân tộc đã đứng vững suốt 4000 năm chinh chiến, đói nghèo, đau thương, mất mát,
đã trải qua bao thiên tai, địch hoạ nhưng cho đến nay hào khí vẫn ngùn ngụt
trong lòng mỗi lớp người, mỗi con dân thì Dân tộc đó sẽ Bất diệt.
Lòng
yêu nước chính là Nỏ Thần của dân tộc ta !
Dân
tộc đó không thể bị khuất phục !
Dân
tộc đó phải có quyền tồn tại và phát triển !
Xin
gửi tới tất cả các bạn một Niềm tin và sự Quyết tâm vì sự sinh tồn của Dân tộc.
(Bài viết có sử dụng tư liệu
của KTS Trần Thanh Vân và một số người khác)
BBT: Đại dự
án sông Hồng mà tác gỉa đề cập trong bài viết là gồm 2 dự án đang chờ duyệt: “Dự án xây dựng 5–7 đập nước phục vụ nông
nghiệp” và “Dự án giao thông thủy
xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO” (xây dựng – sở
hữu – vận hành).
-
Dự án xây dựng 5 – 7 đập nước phục vụ nông
nghiệp
Trước thực trạng 10
năm trở lại đây, nhiều đoạn sông Hồng cạn trơ đáy ảnh hưởng đến sinh hoạt người
dân và sản xuất nông nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải xả nước
cho thủy nông, nhưng lượng nước chảy vào cho thủy nông chỉ có 20%, còn lại chạy
ra biển, sau khi hết đợt xả nước thì nước lại cạn như cũ, Bộ NN&PTNT
đã đề xuất xây dựng 5-7 đập dâng trên sông Hồng nhằm tăng mực nước ngầm và cung
cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.
Dự kiến năm 2016,
nhóm nghiên cứu phải tìm ra các vị trí đặt công trình và đề xuất được giải
pháp, năm 2018 sẽ kết thúc đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, đề xuất
này đã gặp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia và người dân.
Dự án giao thông thủy xuyên Á trên
sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO
Theo đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện (thuộc Tập đoàn
kinh tế Xuân Thành) dự án này sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, 6 nhà máy
thủy điện, 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội đến Lào Cai.
Dự tính
chi phí đầu tư của dự án là 24.510 tỷ đồng,
trong đó nhà đầu tư bỏ ra 30%, còn lại là dùng vốn vay thương mại. Nhà đầu
tư sẽ lấy lại vốn qua vận hành khai thác các nhà máy thủy điện và thu thuế hoạt
động giao thương bằng đường thủy qua cảng
của nhà đầu tư. Dự án này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa vào đó trên để trình
Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.