Một lũ ký sinh trùng
CTV
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính
sách (VEPR) thì hàng năm đảng CSVN đã rút tỉa tài sản của nhân dân, tổng cộng
khoản 14.000 tỷ đồng, để chi cho các "tổ chức quần chúng", hay chính
xác hơn là những cái vòi bạch tuột của đảng. 6 con ký sinh trùng loài sản này gồm
có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên và Công đoàn.
Đám ký sinh trùng này đã hút khoản 1,7% GDP, một con
số cao hơn ngân sách dành cho Bộ Nông nghiệp, gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Y tế,
Bộ Giáo dục và gấp 5 lần số tiền dự chi cho lãnh vực Khoa học Công nghệ.
Trong 6 con sinh trùng này thì Mặt trận tổ sản
chuyên trách chuyện đấu tố, gạch tên những ai ra ứng cử theo lòng dân mà không
hợp ý đảng. Hội phụ nữ chuyện mảng giả danh côn đồ, bịt mặt đánh ghen những
thành phần quần chúng yêu nước nhưng không yêu đảng. Đoàn thanh niên chuyên
trách phần cuồng Hồ, học tập theo gương đạo đức Trần Dân Tiên và làm hàng rào
chắn ngăn cản người dân xuống đường chống Tàu khựa. Riêng Công đoàn thì chuyên
trị công nhân nào đòi tăng lương, cải thiện môi trường làm việc và làm tôi tớ
cho các chủ nhân công ty nước ngoài theo chỉ thị của Ba Đình.
Tuy nhiên, 6 con sinh trùng này chỉ là 6 con... con.
Con... cha của chúng là đảng loài sản, gốc tích từ bên Tàu, con ký sinh trùng bự
nhất đã và đang hút rỉa tận xương tận tủy mồ hôi xương máu của cả dân tộc trong
suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ngân sách chính thức đổ vào họng con ký sinh loài sản
này là bao nhiêu thì đi hỏi những con cá chết - vì sao mà chết.
Ngoài ngân sách khủng dành cho những tổ chức ăn bám
của đảng cộng sản, VEPR còn đưa ra tình trạng thiếu minh bạch trong chi tiêu,
hoàn toàn không có sự giám sát độc lập nào đối với việc sử dụng nguồn tiền của
dân bởi những con ký sinh trùng này.
Tình trạng sử dụng tiền "công" của nhân
dân cho chuyện "tư" của đảng cộng sản này xảy ra trong tình trạng nợ
công của quốc gia đang đụng trần. Số nợ công nhảy vọt gấp đôi trong vòng 5 năm
qua, từ con số 1,393 triệu tỉ đồng vọt lên 2,608 triệu tỉ đồng.
Ai sẽ trả số nợ này. Dĩ nhiên không phải là các quan
chức đảng, các đảng viên đang ngồi mát ăn bát vàng trong các tổ chức ngoại vi của
đảng. Không những không trả mà chúng còn tiếp tục ăn, ăn mãi theo bản chất của
loài sản.
CTV Danlambao
BBT:
Về việc này, đài RFA có phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập tại Sài Gòn. TS Phạm Chí Dũng nhận định:
„Tôi thấy về cơ bản số tiền chi như vậy là vô ích, tại
vì từ rất nhiều năm qua các hội đoàn nhà nước đã gần như không làm được gì cho
lợi ích của nhân dân, đơn cử là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ trước tới
giờ chưa bao giờ họ chủ động tổ chức một cuộc đình công, lãn công nào để bảo vệ
quyền lợi của công nhân. Trong khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nghiễm
nhiên được hưởng ít nhất là 2% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp, một con số
rất lớn, vừa rồi ngay cả một vài tờ báo nhà nước cũng phải phản ứng về chuyện
này.
Cho nên việc các tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ… mà nhận được
số tiền khủng khiếp như vậy trong tình hình hiện nay ngân sách vô cùng khó khăn
và dân vẫn phải nai lưng ra đóng thuế để bổ túc vào ngân sách như vậy, thì có
thể nói đó là việc rất là nhẫn tâm.“
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160610_viet_state_employment_burden
Theo một bản tin đăng trên
BBC Tiếng Việt thì Việt Nam là quốc
gia mang gánh nặng biên chế khủng khiếp nếu so sánh với một số nước khác trên
thế giới.
Số liệu do chính phủ công bố hồi 2013 nói nếu tính số
người đang làm việc thì lượng công chức nhà nước là khoảng 2,8 triệu người.
Tuy nhiên, con số những người chính thức hưởng lương
hoặc lương hưu, trợ cấp từ ngân sách nhà nước là 7,5 triệu người, tương đương
8,3% dân số cả nước, theo kinh tế gia Phạm Chi Lan trong cuộc trả lời
phỏng vấn với tạp chí điện tử VietTimes.
Chưa hết, nếu nhìn vào tổng số người hưởng lương và
chế độ tương tự lương thì đó sẽ là một con số khổng lồ, 11 triệu trên tổng số
khoảng 92 triệu người, tính tại thời điểm 2016, bà nói thêm.
Bộ máy cồng kềnh nhưng không hiệu quả là điều đã
được nói đến từ nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Xuân
Phúc, khi còn là phó thủ tướng, được VnExpress dẫn lời, nói có khoảng 30% trong số
2,8 triệu công chức đang đi làm, tức khoảng 840 ngàn, là những người "không mang lại bất cứ hiệu quả công việc
nào" và do đó là không cần thiết trong bộ máy.