Ngày Báo chí Cách mạng hay ngày thợ viết
lên ngôi
Tháng
Chín
Ngày
21 tháng 6
hàng năm được đảng Cộng sản chọn làm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Với
mục tiêu nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan
hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với báo
chí, người được xem là ngọn cờ đầu của báo chí Việt Nam lại chính là ông Hồ Chí
Minh - thợ viết dối trá nhất thời đại.
Những năm gần đây,
khi mạng xã hội phát triển, số lượng các nhà báo tham gia Facebook khá nhiều.
Và để quan sát, đánh giá hoặc nhận diện chân dung từng thợ viết hoạt động trong
ngành báo chí khá đơn giản.
Đa phần các “nhà báo” Việt Nam ngại bày tỏ
chính kiến, bày tỏ quan điểm chính trị xã hội trên trang cá nhân của mình. Có
lẽ phần lớn bị ràng buộc bởi ngạch công chức, phần khác tự kiểm duyệt bản thân
để giữ chặt nồi cơm, và một phần nữa các nhà báo dùng Facebook để phát triển
quan hệ xã hội vì mục tiêu cá nhân.
Hàng năm, khi kỷ niệm ngày Báo chí Cách
mạng, đa phần các nhà báo hay khoe ảnh ăn nhậu, các buổi tiệc chiêu đãi, hoa
mừng và phong bì. Phong cách thường thấy là một số báo ăn gian, đánh lận
khái niệm để biến ngày của thợ viết, văn nô thành ngày kỷ niệm chung của toàn
xã hội. Chính điều này làm khá nhiều nhà báo ảo tưởng vào vị trí xã hội của
mình và quên mất vai trò, sứ mệnh của một người làm nhiệm vụ truyền tải thông
tin.
Nhà
báo phục vụ ai?
Ở Việt Nam, nhà báo phục vụ xã hội dưới sự
dẫn dắt và lãnh đạo của đảng Cộng sản. Vì vậy, thông tin đến
với người đọc phải qua nhiều tầng chắt lọc, và có định hướng rất cụ thể trước
những vấn đề bức xúc, các tiêu điểm nổi cộm của đời sống hàng ngày.
Nếu như trước đây
chưa có sự ra đời của những trang báo Lề Dân, mọi thông tin và các quan điểm
phản biện xã hội gần như nằm trọn trong sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo đảng Cộng
sản. Nhiều nhà báo viết mảng chính trị xã hội chấp nhận
thân phận thợ viết, văn nô một cách đầy vẻ vang bằng việc tấn công các
bloggers, những người viết tự do không theo lề.
Vài ba năm trở lại
đây, dưới
áp lực kinh tế, nhiều tờ báo bằng những hợp đồng quảng cáo, hợp đồng hỗ trợ
thông tin đã biến mình thành cơ quan ngôn luận của các doanh nghiệp lắm tiền
thiếu đạo đức. Điển hình là tờ
Pháp Luật Việt Nam phiên
bản điện tử trở
thành sân sau của các đại gia như tập đoàn FLC, Sun Groups, VinGroups...
Nhắm mắt trước việc thu hồi đất rẻ mạt, đẩy người dân vào đường cùng để quảng
cáo cho các dự án khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, các khu sân golf cùng những nơi
ăn chơi hạng sang.
Những tờ báo của các
ban bộ ngành như báo Tài Nguyên Môi Trường,
thay vì phản ánh trực tiếp thảm họa môi trường, đưa thông tin trung thực tại
thời điểm cá chết... lại trở
thành tiếng nói của đảng bộ Bộ TNMT, thành nơi xây dựng
thương hiệu cho các lãnh đạo đảng cộng sản, thành nơi quảng cáo cho các doanh
nghiệp có nhiều tiếng tăm về việc phá vỡ cân bằng sinh thái, phá vỡ cảnh quan
thiên nhiên vì lợi ích kinh tế.
Càng nhiều báo mọc lên, thì càng có nhiều
thợ viết xem chữ nghĩa là công cụ để làm giàu. Hiện tượng các báo
thi nhau viết bài phản ánh sai phạm của doanh nghiệp, rồi mặc cả hoặc làm giá
để “gỡ bài” trở thành một lối kinh doanh đang trên đà phát triển ở những tỉnh
miền Bắc.
Cứ đến ngày “giỗ
nghề”, các nhà báo ra sức tỏ vẻ tử tế, kêu gọi làm sạch môi trường bằng cách
chỉ ra “con sâu” trong bầy sâu nhung nhúc, để thấy mình vẫn sống, vẫn yêu nghề
và vẫn tử tế. Nhưng họ - các thợ viết dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản - quên
rằng, chỉ ra kẻ khác không tử tế, cũng chẳng thể làm họ tử tế hơn, bởi thực
chất đối tượng mà họ phục vụ chỉ có một. Các nhà báo được phát lệnh mở miệng thì mới
dám “lên tiếng”, còn đã có chỉ thị từ trên thì nhắm mắt làm ngơ trước các vấn nạn
xã hội.
Ngày Báo chí Cách
mạng Việt Nam, chỉ nên gói gọn lại là một ngày kỷ niệm của những người làm báo
đảng. Nghề báo - chỉ nên được tôn vinh, khi các nhà báo ý thức được sứ mệnh của
mình và tranh đấu cho quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của toàn xã hội.
Tháng
Chín