Lão Mã Sơn
Thưa quý vị,
Ngày 30-4-75, khi bộ đội Việt cộng đã xâm nhập vào Thủ Đô Sài Gòn, ký giả chiến trường Nguyễn Đạt còn chụp được tấm hình một người lính Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng đi trên đường phố Sài Gòn, hai tay cầm 2 khẩu súng, vai khoác một cây phóng hỏa tiễn chống xe tăng M72, mặt không có vẻ gì sợ hãi.
Theo tôi thì tấm hình nầy không phải để xem chơi cho vui mắt. Mà là một tấm hình có hồn, nói lên sự can trường của người chiến sĩ VNCH. Tấm hình nầy đáng được lưu vào quân sử VNCH cùng với những tấm hình của các vị Tướng, Tá tuẩn tiết ngày 30-4-75.
Cảm hứng, tôi sáng tác bài thơ “Người Lính Cuối Cùng”, để có đôi lời vinh danh người Chiến Sĩ Vô Danh can trường trong hình.
Nhân Ngày Quân Lực VNCH, ngày 19, Tháng 6 hằng năm sắp đến,tôi xin thân tặng quý vị cựu chiến sĩ VNCH bài thơ và tấm hình nói trên để cùng nhau hãnh diện là , Người Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa dù “chiến bại” vẫn can trường, như Đô Đốc Hải Quân Hồ Văn Kỳ Thoại đã viết trong quyển sách “Can Trường Trong Chiến Bại” của ông ấy.
Trần Gò Công/ Lão Mã Sơn.
Người Lính Cuối Cùng
(Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa can trường trong chiến
bại)
Hỡi anh lính cuối cùng trên đường phố.
Nước đã mất
rồi, anh sẽ về đâu?
Đơn vị anh tan
rã đã từ lâu.
Một mình anh,
hai tay hai khẩu súng
Anh là chiến sĩ can trường, anh dũng
Chống quân thù
đến giờ phút cuối cùng
Đáng được vinh
danh là một người hùng
Dù “chiến
bại”, địch kiêng oai nể mặt.
Bổn phận người trai, đôi vai gánh nặng
Nợ quốc gia,
và nợ với gia đình
Với tổ quốc,
Anh đã trọn phận mình
Nhưng còn nợ
Mẹ già ơn dưỡng dục.
Chiến hữu lưu vong chúng tôi cầu chúc
Anh yên lành
khi ở lại quê nhà
Hãy tạm quên
đi nỗi buồn “thua cuộc”
Để chăm lo cho
vợ yếu, Mẹ già.
Nếu Anh vẫn
còn yêu nước, thương nhà
Hãy chờ đợi,
sẽ có ngày phục quốc
Nước Việt Nam
chỉ tạm thời bị mất
Lá Cờ Vàng sẽ
trở lại Quốc gia.
Arlington, Virginia
Trần Gò Công/Lão
Mã Sơn