„…giáo
dục ở VN vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn và lạc hậu, không đáp ứng được những
khát vọng của toàn dân.“
Học
làm gì cho đầu to mắt toét !
Hồi bé, lũ trẻ ham chơi
thường nghe người lớn đùa vui bằng câu đó. Nhưng ngẫm ra đúng thật, ít nhất là
trong thời đại đồ đểu hiện nay. Nó nghe thật chua chát, nhưng nó là điều gần
như là hiển nhiên ở một xã hội không ưa gì tri thức thật sự.
Này nhé ! Mao từng nói
“Trí thức không bằng cục phân” , mà Mao đã nói thì Hồ phải nghe vì Hồ đã từng
khẳng định: “Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông không
thể sai được”. Vì vậy nên ở Việt Nam tri thức cũng chỉ là cục phân không hơn
không kém. Chính thế, nên người dân cũng phải nói học làm gì cho đầu to mắt
toét.
Ngoài ra, trong
xã hội cộng sản, muốn trị nước bằng bạo quyền thì phải ngu dân. Cho
nên tri thức không được trọng dụng theo phương pháp “hồng phải hơn chuyên”.
Chính điều đó làm cho chính sách ngu dân để dễ trị của cộng sản ngày càng được
thực hiện một cách có bài bản, hệ thống.
Nhìn nhận thực tế, chúng
ta có thể thấy dễ dàng nếu mà chúng ta học hành thật sự thì chưa chắc đã có
việc làm, mà có việc làm thì cũng làm chân tay sai hoặc không đúng vị trí, sở
trường. Chỗ mà có quyền cao, lương tốt chỉ giành cho con cháu của đảng hoặc
những tên dốt nát có tiền “chạy chọt” mà thôi. Bởi thế nên càng ngày, người ta
học hành thật sự càng ít mà giành thời gian kiếm tiền để “chạy chọt” là nhiều.
Theo thống kê của báo
chí cộng sản, tính đến hết tháng 6/2016 tại Việt Nam có gần 188.000 cử nhân,
thạc sĩ thất nghiệp. Đây là một con số khủng khiếp đối với một đất nước đang
rất thiếu tài năng nhân lực để phát triển. Trái ngược với con số thất nghiệp
này là số tiến sỹ của Việt Nam cộng sản lại đứng Top thế giới. Nhưng mà với số
người có bằng cấp ấy, nền công nghiệp Việt Nam lại “Không thể làm nổi con ốc
vít cho ra hồn” như chính bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư CSVN – Bùi Quang Vinh
gián tiếp thừa nhận. Nghịch lý này ở đây mà ra ? Đó chính là chính sách tham
nhũng, con ông cháu cha, hồng hơn chuyên, ngu dân dễ trị của CSVN mà ra. Nó
khiến cho cả xã hội chạy theo cơn sốt bằng cấp ảo mà không có chất lượng thật
sự.
Cũng theo báo Lao Động
của cộng sản số ra ngày 24-10-2012 trong bài "Triết lý giáo dục của người
Việt" cho rằng: " Một số Giáo
sư khẳng định rằng nước ta chưa hề có một triết lý giáo dục..."
Không có một triết lý,
nhưng giáo dục Cộng sản có những mục tiêu, hầu hết là mục tiêu chính trị và
thay đổi thường xuyên. Triết lý giáo dục theo đường lối của Bác và
Đảng: Yêu tổ quốc là phải yêu Hồ Chí Minh và yêu đảng. Do đó hệ thống giáo dục
của cộng sản trên đất nước đã thay đổi nhiều lần từ năm 1946 ở miền Bắc và trên
cả nước từ sau năm 1975 sau khi chiếm được miền Nam. Tuy nhiên kết quả là giáo
dục ở VN vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn và lạc hậu, không đáp ứng được những
khát vọng của toàn dân.
Các chiến lược phát triển
giáo dục kể trên đều đề ra mục đích chính trị là phát huy và củng cố thể chế cs
trên đất nước Việt Nam. Kết quả là sự thay đổi ở cấp Phổ thông như
người ta thay đổi áo. Cấp Đại Học thì bát nháo, hỗn loạn. Các trường Đại Học
tư, Đại Học công mọc lên như nấm. Đại Học VN, giờ đây, là một thứ chợ trời,
người mua, người bán tấp nập.
Các Đại Học mọc lên như
nấm, hồng nhiều hơn chuyên theo đúng đơn đặt hàng của đảng. Năm 2000, VN có 178
trường Đại Học và Cao Đẳng, năm 2012, VN có 419 trường. Tỷ lệ tăng 250% chỉ
trong có 12 năm. 20% là các Đại Học tư thục.
Tuy nhiên cái kết quả là
sự yếu kém của Đại học VN ngay cả so với các nước ở Đông Nam Á đã cho thấy đây
là thất bại toàn diện của cộng sản do không có triết lý giáo dục nhân bản: Giáo
Dục và Đào Tạo ở VN hiện nay hay nói cách khác trồng người ở VN, theo thống kê
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2015, có một đội ngũ giảng viên là hơn 89 nghìn
người trong đó có gần 10 nghìn Tiến sĩ, còn lại là Thạc sĩ và Cử nhân.
Với đội ngũ Tiến sĩ đông
đảo như vậy, nhưng đáng buồn là Đại Học VN lại không có tên trong Bảng xếp hạng
200 ĐH hàng đầu trên thế giới…, từ năm 2006 đến năm 2010, VN chỉ có 5 bằng sáng
chế được đăng ký tại Mỹ. Năm 2011, không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Nếu
so sánh với các quốc gia vùng Đông Nam Á ít dân hơn VN, có trình độ kỹ thuật
kém hơn hay ngang hàng với Miền Nam VNCH trước 1975, ngày nay VN của Xã Hội Chủ
Nghĩa đang bị bỏ xa. Tổng số các bài nghiên cứu khoa học của cả nước
VN chỉ tương đương hay không bằng số bài của 1 trường đại học ở Thái Lan hay
Malayxia.
Nền giáo dục của CSVN
như đã thấy rõ ràng là một nền giáo dục vứt đi. Vì thế chẳng thể trách bây giờ
muốn làm giàu thì người ta bằng mọi cách cho con làm công an, đảng viên để tham
nhũng; làm người mẫu, hoa hậu để bán thân; làm tấu hài để kiếm tiền. Một ví dụ:
Sinh viên học 12 năm phổ thông và 5 năm đại học ra lương chỉ có 2 triệu một
tháng, nhưng chỉ lên thi mấy game show rẻ tiền hoặc diễn vài màn tấu hài là đã
có hàng trăm triệu. Ấy thế cho nên người dân mới nói “Học làm gì cho đầu to mắt
toét” là vậy.
Có thể nói, một
xã hội không trọng tri thức mà chỉ nặng về trò chơi, game show rẻ tiền thì xã
hội đó chẳng bao giờ có thể ngẩng mặt lên với thiên hạ được. Xã hội đó chính là xã hội thời đồ đểu xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đặng Chí Hùng