(Một cộng đồng người Việt tại Dakar,
Senegal, Phi Châu)
Thưa các anh chị,
Hôm qua, anh BS Trần
Tấn Phát, Y Sĩ Trung Tá Nhẩy Dù, vừa gừi cho một số nhỏ bạn thân, 4 anh em
chúng tôi , cái link tới một tài liệu vô cùng giá trị nói về cái cộng đồng Việt
Nam bé nhỏ tại Dakar, thủ đô của Quốc Gia Senegal, một cựu thuộc địa của Pháp
như Việt Nam chúng ta.
Dakar không phải là một nơi
du lịch mà chúng ta tới thường xuyên, tôi có tới nơi đó 1 ngày, trên con đường
đi Safari tại South Africa, nhưng 1 ngày thì cũng chẳng làm sao biết được gì,
nhất là làm sao mà mình biết có 1 cộng đồng gốc Việt sống tại
Senegal từ thập niên 40-50.
Tôi rất cảm động, lắm
khi muốn ứa nước mắt ra, khi ngồi coi cái tài liệu video về Cộng Đồng này, mà
BS Phát - chúng tôi hay gọi một cách thân tinh là “le Caid” - gửi
cho 4 anh em chúng tôi.
Tài liệu này nói và viết bằng
video và tiếng Pháp cùng tiếng Việt với phụ đề Pháp.
Trước khi coi video này, tôi
không bao giờ ngờ là tại Phi Châu lại có 1 cộng đồng liên hệ đến Việt nam như
vậy.
Cộng đồng nhỏ bé này
sống, sinh hoạt chặt chẽ với nhau như vậy là nhờ các bà mẹ Việt
Nam lấy chồng senegalais nhưng bao giờ cũng thiết tha với quê hương, bao giờ
cũng trân quý quê hương.
Họ luôn luôn kể lại
hàng ngày cho các con, các cháu , nghe những chuyện về quê hương mình, những
bài hát thanh tao và bình dân của quê hương mình, những giai thoại, những phong
tục quê hương mình.
Nhìn cuốc sống của các
người con Phi Châu lai việt như vậy thì tôi hiểu tại sao cả ngàn năm đô hộ,
người Trung Hoa không hề làm hỏng cái bản chất Việt Nam của ông cha chúng ta.
Các bà mẹ này - từ ngàn
xưa cũng như ngày nay - luôn luôn lôi kéo các con, các cháu , về phía quê hương
minh.
Chúng ta sẽ làm quen 1
người senegalais sinh năm 1933 hát bài Tiếng Gọi Thanh Niên/Quốc ca Việt Nam
một cách rõ ràng, hùng hồn , chúng ta sẽ gặp 1 ông senegalais lấy vợ Việt Nam,
cựu học sinh Albert Sarraut Hà Nội (tôi nghĩ tôi có thể đã gặp bà thời xa xưa
tại Albert Sarraut) .
Bà nói tiếng Pháp rất
quý phái.
Hết tất cả các người
đàn bà trong video đều nói tiếng Pháp rất đúng , và phần nào rõ ràng và hay hơn
các ông chồng nhiều.
Người cựu học sinh
Albert Sarraut này có nhiều con với người chồng Senegalais đen ngòm, hai ông bà
có nhiều con, người con cả là bác sĩ y khoa theo như lời ông bà kể cho chúng ta
nghe. .
Chúng ta gặp người
đàn bà mà mẹ gốc quận Đại Lộc, Quảng Nam lấy chồng Senegalais mà còn người láng
diềng nhớ là cô ấy lấy Ông Tây Đen “nhà đèn”.
Chúng ta gặp 1 cụ bà.
Có lẽ gốc miền Tây Nam Việt lấy chồng Senegalais mà các con thành đạt hết. Cụ
trước đó có người hôn phu Cao miên rồi, nhưng ông Senegalais tới , mê cô gái
Việt Nam nên có ép gia đình nhà vợ hồi hôn và gả cô cho ông.
Chúng ta găp 1 bà có
lẽ người Bắc, bà ngoại quấn khăn trên đầu, mặc áo dài, ngực đeo cái thánh
giá lớn làm tôi nghĩ có lẽ cụ là gốc tại Ninh Bình, Phát Diệm hay Nam Định.
Các cô con gái Phi
Châu, nhiều cô trẻ - có lẽ là học sinh khi video này quay - trong rất
thanh tao, đẹp đẽ.
Các người đàn bà
này đều nói tiếng Pháp rất đúng mẹo, chứng tỏ là ảnh hưởng các bà mẹ Việt
Nam bắt các con phải có một học vấn vững chắc.
Chúng ta đi theo một
bà mang tro của Mẹ và bà Ngoại đã quá cố về quê chôn, gặp gỡ người cậu,
em ruột mẹ, năm đó cũng 94 tuổi rồi.
Chúng ta cảm động khi
thấy các người con lai Senegalais tổ chức ăn Tết cho các mẹ, ăn các món xào
giống như tại xứ nhà, có lẽ được các bà mẹ dậy nấu bếp khi xưa.
Họ tổ chức ăn sinh
nhật mẹ, mời các bạn hữu tới tham dự, trông thật là thân tình và đầm ấm.
Tôi phải thú thật có
nhiều lúc nghe các ông senegalais nói tiếng Pháp, thấy cũng khó hiểu nhiều,
nhưng tôi kiên nhẫn coi hết tất cả cái video và tôi cảm thấy vô cùng bồi hồi,
cảm động.
Xưa nay tôi hay có
thành kiến với các người senegalais hay các người Phi Châu thuộc các vùng phụ
cận, nhưng khi nhìn video các người con lai này, nghe họ chia sẻ tinh cảm với
mình, nghe họ bàn luận về quê mẹ xa xôi, tôi cảm thấy cái thành kiến của tôi
xưa này rất sai.
Một dân tộc đẻ ra được
những người con thông minh như vậy không thể nào “bết bát” như tôi đã
từng nghĩ một cách vô cùng ngu si như trước.
Hôm trước anh BS
Dương Hồng Mô có cho chúng ta biết trong bài viết vô cùng giá trị của anh là
tại Do Thái, có các người con cháu chúng ta, con các người Boat People Vietnam
của 40 năm trước.
Họ bây giờ là những
thành viên vững chắc của xã hội Do Thái. Họ được gửi sang Việt Nam , làm
việc trong những mấy trăm công ty Do Thái hoạt động tại Việt Nam. Họ dậy người
Việt bản xứ cách trồng lúa theo kiểu Do Thái, hữu hiệu hơn, ít tốn nước hơn. Họ
dậy các chuyên viên Việt cách xử dụng các máy bay Drones dùng để kiểm soát biên
giới, hay cách bảo toàn, xử dụng loại súng mới của Do Thái, tốt hơn AK47 nhiều.
Cộng Đồng Việt -Senegalais
tại Dakar, có thể không thông thái, cao học như Cộng Đồng Việt Nam tại Do Thái,
nhưng đối với tôi, tinh cảm hơn, dễ thương hơn, nhân bản hơn.
Xin cám ơn anh BS Trần
Tấn Phát đã cho chúng ta 1 dịp may mắn tìm hiểu một khuông trời mới, đầy tình
thương và đầy lòng yêu quê hương của mẹ.
Caid, je t’embrasse
bien fort
Nguyen Thuong Vu
Xem Video:
Password = Indochine
(chữ I viết hoa)
*** nhớ click password mới coi được.