Hiện
tượng Thái Bá Tân
Mặc Lâm (RFA)
Nhà thơ Thái Bá Tân.
“Vứt mẹ cái khẩu
hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”
Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường
Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và
đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng
dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và
được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ”
của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.
Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa
của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề
xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ
thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân.
Tháng 7 năm 2012 trong bài viết: “Thái Bá Tân và những bai thơ 5
chữ” chúng tôi đã được ông cho biết về thái độ của mình, với tư cách
một nhà thơ như sau:
“Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách
nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế
độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy trách nhiệm công dân thì
mình phải nói.”
Trong bài thơ “Mắng con” Thái Bá Tân đã làm cho không khí biểu tình chống
Trung Quốc lúc ấy thêm lửa. Cách thể hiện thái độ của ông trước sự vô cảm của
con ông, mà chính ra là của nhà nước, của đa số người dân trong xã hội, đã
khiến cư dân mạng nức lòng vì ông đã dùng thơ nói lên những ẩn ức cháy lòng của
người khác.
“Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Mày
bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Chính
vì khôn, “biết sống”
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ,
bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai
biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.”
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.”
Người biểu tình biết ông từ đó
và niềm tin yêu đặt vào ông ngày một cao hơn qua các bài thơ khác.
Thái độ của nhà thơ Thái Bá
Tân là thái độ của một sĩ phu Bắc Hà. Là nhà giáo ông biết rõ nhân cách của một
công dân trong xã hội, một công dân khi ứng xử với nước ngoài và nhất là lòng
tự hào của một công dân đối với quốc gia mình. Thế nhưng ông đã tự bộc lộ nỗi
thất vọng khi được làm công dân của một nước Cộng sản, như nước mà ông đang
sống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Chứ
nói chung là nhục
Nhục
phải làm thằng dân
Một
nước giỏi nói phét
Lãnh
đạo thì ngu đần
Riêng
hai chữ Cộng sản
Đã
đú nói phần nào
Làm
thằng dân Cộng sản
Có
gì mà tự hào?”
Thái Bá Tân không mạnh mẽ đến
độ làm cho nhà nước nghĩ rằng ông chống phá, thế nhưng khi nói tới cùng cái
điều mà ông trông thấy hàng ngày có lẽ Thái Bá Tân không phải là người cuối
cùng nói lên sự thật:
“Vứt
mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”
Thế nhưng chỉ vài ngày trước
đây trên trang Facebook của mình nhà thơ đã làm cho mạng dậy sóng.
Trong status có tựa Đôi lời,
nhà thơ Thái Bá Tân đã bộc bạch những điều mà trước đây ông đả phá. Từ biết ơn
đảng đã đổi mới, cho tới ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết không hề tham nhũng,
ông khen Thủ tướng Phúc quyết liệt Bí thư Thăng năng nổ và xác định lòng tin
của nhà thơ là đại cục không phải xấu đi mà đang tốt lên.
Thấy chưa đủ ông còn viết thêm
một bài thơ, diễn tả tâm trạng mình cũng theo thể thơ đã làm ông nổi tiếng, bài
thơ có tên “Ghi nhận”
“Các
bác thử tưởng tượng,
Nếu đảng ta trước đây
Không mở cửa, đổi mới,
Sẽ thế nào hôm nay?
Nếu đảng ta trước đây
Không mở cửa, đổi mới,
Sẽ thế nào hôm nay?
Hôm
nay ta chắc chắn
Như dân Bắc Triều Tiên.
Không được nói, được chửi,
Không cơm ăn, không tiền.
Như dân Bắc Triều Tiên.
Không được nói, được chửi,
Không cơm ăn, không tiền.
Không
có internet,
Không được đi nước ngoài,
Không có chiếc xe đạp,
Không có cả chiếc đài.
Không được đi nước ngoài,
Không có chiếc xe đạp,
Không có cả chiếc đài.
Không
được mặc quần xoọc,
Cắt tóc theo ý mình.
Không khách sạn, nhà nghĩ,
Không có cả ngoại tình…
Cắt tóc theo ý mình.
Không khách sạn, nhà nghĩ,
Không có cả ngoại tình…
Chắc
chắn là như thế.
Các bác cứ tin đi.
Nếu đảng không đổi mới,
Hỏi ta biết làm gì?
Các bác cứ tin đi.
Nếu đảng không đổi mới,
Hỏi ta biết làm gì?
Định
vùng lên lật đổ
Rồi thoát khỏi thằng Tàu?
Đừng đùa với cộng sản.
Không có chuyện ấy đâu.
Rồi thoát khỏi thằng Tàu?
Đừng đùa với cộng sản.
Không có chuyện ấy đâu.
Cho
nên chửi cứ chửi,
Nhưng cũng phải phân minh.
Biết lượng sức mà tiến,
Biết người và biết mình.
Nhưng cũng phải phân minh.
Biết lượng sức mà tiến,
Biết người và biết mình.
Đảng
có gì không đúng
Thì nói, ta, người dân
Việc mình làm thật tốt
Để mọi cái tốt dần.
Thì nói, ta, người dân
Việc mình làm thật tốt
Để mọi cái tốt dần.
Tôi
không ưa cộng sản,
Cả xưa và cả nay.
Nhưng đảng đã đổi mới
Thì ghi nhận việc này”
Cả xưa và cả nay.
Nhưng đảng đã đổi mới
Thì ghi nhận việc này”
Khi xưa làm một bài thơ hay
phải chờ đến hàng năm thì cộng đồng mới biết tới để khen, để phản hồi. Bây giờ
chỉ sau một đêm, một ý kiến một bài thơ của ông được sự phản hồi ào ạt tới
không kịp xem cho hết. Người tích cực và nhanh nhất là Facebooker Dương Hoài Linh, ông dùng lại
chính thể thơ mà Thái Bá Tân nổi tiếng để diễn tả tâm trạng mình:
Gởi thầy Thái Bá Tân
“Nghe
thầy Thái Bá Tân.
Phân trần về chính trị.
Mà cảm thấy phân vân.
Bởi quá nhiều vô lý.
Phân trần về chính trị.
Mà cảm thấy phân vân.
Bởi quá nhiều vô lý.
Mới
hôm nào thầy nói.
Chính trị là thực tế,
Là cuộc sống, là đời.
Nói thật tôi rất nể.
Chính trị là thực tế,
Là cuộc sống, là đời.
Nói thật tôi rất nể.
Không
có nước nào nhỏ.
Chỉ có những công dân
Cam chịu sống bé nhỏ,
Gục mặt vào miếng ăn.
Chỉ có những công dân
Cam chịu sống bé nhỏ,
Gục mặt vào miếng ăn.
Nghĩ
thầy thật can trường.
Chẳng kém phần dũng cảm.
Dành tất cả tình thương.
Cho dân đầy can đảm.
Chẳng kém phần dũng cảm.
Dành tất cả tình thương.
Cho dân đầy can đảm.
Nhưng
hôm nay thầy bảo.
Trọng là người liêm khiết.
Không bán nước cho Tàu.
Nghe mà buồn khôn xiết.
Trọng là người liêm khiết.
Không bán nước cho Tàu.
Nghe mà buồn khôn xiết.
Chắc
thầy hẳn đã quên.
Chỉ cách đây mấy tháng.
Trọng là một tên hèn.
Khi đi vào Vũng Áng.
Chỉ cách đây mấy tháng.
Trọng là một tên hèn.
Khi đi vào Vũng Áng.
Mặc
cá chết ,dân đói.
Biết bao nỗi đoạn trường.
Nước mắt hòa với máu.
Trong những lần xuống đường.
Biết bao nỗi đoạn trường.
Nước mắt hòa với máu.
Trong những lần xuống đường.
Bao
cảnh đời tang thương.
Trọng chẳng thèm hay biết.
Một vùng biển miền Trung.
Đã biến thành biển chết.
Trọng chẳng thèm hay biết.
Một vùng biển miền Trung.
Đã biến thành biển chết.
Thủ tướng quyết cho liệt.
Mọi đường lối chủ trương.
Lừa dân năm trăm triệu.
Dối trá đủ mọi đường.
Mọi đường lối chủ trương.
Lừa dân năm trăm triệu.
Dối trá đủ mọi đường.
Môi trường không còn nữa.
Chúng chẳng thèm quan tâm.
Cả một bầy lợn sữa.
Rủ nhau xuống biển ngâm.
Chúng chẳng thèm quan tâm.
Cả một bầy lợn sữa.
Rủ nhau xuống biển ngâm.
Ôi
đất nước như thế.
Rặt một lũ chuyên lừa.
Ăn của dân bất kể.
Chẳng biết mấy cho vừa.
Rặt một lũ chuyên lừa.
Ăn của dân bất kể.
Chẳng biết mấy cho vừa.
Xã
hội đang sôi sục .
Như nồi cơm sắp trào.
Chúng vẫn không biết nhục.
Gắp lửa bỏ thêm vào.
Như nồi cơm sắp trào.
Chúng vẫn không biết nhục.
Gắp lửa bỏ thêm vào.
Cuộc
đời phức tạp lắm,
Vàng ròng lẫn đồng thau.
Đã cùng dân một nước
Thì phải yêu thương nhau.
Vàng ròng lẫn đồng thau.
Đã cùng dân một nước
Thì phải yêu thương nhau.
Thế
mà nay thầy khác.
Nói chẳng ra làm sao.
Phủ nhận và bài bác.
Không như cái thuở nào.
Nói chẳng ra làm sao.
Phủ nhận và bài bác.
Không như cái thuở nào.
Tôi
mong thầy bị hack.
Viết những lời mất trí.
Để xác tín trên đời.
Rằng vẫn còn chân lý.
Viết những lời mất trí.
Để xác tín trên đời.
Rằng vẫn còn chân lý.
Bá
Tân ơi Bá Tân
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào.
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào.
Nhẫn
nhục mưu việc lớn
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.”
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.”
Thế nhưng nhà báo Võ Văn Tạo
lại nhìn nhà thơ Thái Bá Tân qua một lăng kính khác ông cho rằng khi chưa hiểu
tường tận câu chuyện lại đánh giá nặng nề nhà thơ là việc không nên làm, ông
nói:
“Tôi rất ngạc
nhiên đồng thời tôi cũng thấy có nhiều ý kiến nặng nề thóa mạ bác một cách quá
đáng. Theo tôi nghĩ đánh giá một con người thì có cả một quá trình. Mình đã đọc
nhiều tác phẩm của bác. Bác là một dịch giả, nhà văn viết rất hay và đặc biệt
những bài phê bình thể loại thơ 5 chữ rất dí dỏm mang tính chất phê phán nhẹ
nhàng đối với tiêu cực xã hội hiện nay, đột nhiên lại có một status đi ngược
với điều đó thì cộng đồng người ta shock là điều dễ hiểu nhưng tôi cho rằng bác
là con người tử tế chứ không phải là loại cơ hội sớm đầu tối đánh như một số
bạn nóng nảy kết án.”
Một Facebooker khác là Nguyễn An Dân cũng làm thơ 5 chữ ghi
lại nhận định của mình theo một hướng khác, ông viết:
“Có
ông Thái Bá Tân
Thích
làm thơ chính trị
Quần
chúng nghe thành quen
Nghĩ
ông làm chính trị
Ông
chỉ là nhà thơ
Không
phải nhà chính trị
Xin
đừng đòi hỏi ông
Giống
như nhà chính trị
Nếu
hâm mộ thơ ông
Thì
cứ đọc cho đủ
Chuyện
chính trị quốc gia
Nói
bằng thơ - không đủ
Hãy
tìm những thông tin
Bổ
ích mà học hỏi
Nhà
chính trị quốc gia
Ít
ai làm thơ nổi
Nhà
thơ là nhà thơ
chính
trị là chính trị
Đừng
đòi hỏi nhà thơ
Phải
như nhà chính trị
Đừng
mong nhà chính trị
Cũng
biết làm thơ hay
Tập
trung làm thơ giỏi
Chính
trị sẽ...trên mây
Chúng
ta cần lãnh đạo
Chứ
không cần thơ hay
Tự
chính mình học hỏi
Để
phát triển ngày ngày
Thế
nên đừng ném đá
Vào
ông Thái Bá Tân
Mà
tập trung sức khỏe
Vào
chuyện quốc gia cần”
Trong một cái nhìn khác về
trường hợp “quy hàng” của nhà thơ Thái Bá Tân, nhà báo Võ Văn Tạo kể câu chuyện mới xảy ra trong gia tộc ông để từ
đó đặt ra câu hỏi “phải chăng Thái Bá Tân cũng là
nạn nhân của an ninh khiến ông phải quay lại chĩa ngòi bút mình vào nhân dân,
những người từng nhiệt tình kính trọng ông trước đây?
“Tôi xin kể câu
chuyện mà tôi là người trong cuộc đó là vụ tháng Năm vừa rồi cá chết. Hôm mùng
một tháng Năm cô em họ tôi là Hoàng Thị Minh Hồng, trước đây cô đi Nam cực thám
hiểm hai lần cổ có thời gian làm đại sứ cho UNESCO và Trưởng đại diện cho Quỹ
bảo vệ động vật hoang dã của thế giới.
Cô là người của
công chúng cho nên khi ngày 1 tháng 5 cô xuất hiện ở cuộc biểu tình với tấm
bảng đề là “con tôi cần nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch, chính quyền
sạch” Cái hình ảnh đó rất ấn tượng và không hiểu sao hai tuần sau, ngày 15
tháng 5 cô ấy xuất hiện với cái bảng “đả đảo Việt Tân”.
Nhiều người dự đoán cô bị sức ép hay có cái gì đấy. Tôi rất ngạc nhiên và
gọi cô ấy nhưng rất khó liên lạc cho tới khi liên lạc được thì cô nói thật do
bị sức ép của an ninh nên buộc lòng cổ phải làm việc ấy.
Cô kể hết sự tình ra là an ninh đã đe dọa cô ấy thông qua nhân viên của tổ
chức cô ấy làm việc, đồng thời gửi e-mail nặc danh dọa giết cháu Giang là con của
hai vợ chồng cô. Chúng còn biết cháu học ở trường nào nữa cho nên cô rất sợ
cuối cùng đi đến việc làm dở như thế.
Có khả năng chứ không dám khẳng định: bác Thái Bá Tân cũng rơi vào tình trạng đó do có một cái ý mà bác nói “cảm ơn đảng, chính phủ qua cái việc chủ
trương đổi mới” bác nói “quá nghèo
mà được như thế này là tốt lắm rồi!” Tôi thấy nó giống như giọng lưỡi an
ninh mà mỗi lần tiếp xúc làm việc với tôi cũng nói những câu như thế của dư
luận viên và tôi không thể tin được đó là cái đầu hay cái cách của bác”
Trong
xã hội nhiều tầng nấc trái ngược và điều gì cũng có thể xảy ra như hiện nay,
nên chăng hãy để câu chuyện Thái Bá Tân ngủ yên với cái nó vốn có. Lịch sử còn
dài và trên từng trang viết của nó không ai có thể trốn tránh, nhất là khi đã
tự chọn cho mình là người của công chúng.