SÀIGÒN NIỀM THƯƠNG
VÀ NỖI NHỚ
CẢM NHẬN – TÌNH SẦU HOÀNG NGỌC Của Khê Kinh Kha
CẢM NHẬN – TÌNH SẦU HOÀNG NGỌC Của Khê Kinh Kha
Hoàng Lan Chi
Khi xa Hà nội, các
nhạc sĩ đã sáng tác về Hà Nội thật hay. Đỉnh cao là “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ
Thành mà tôi thấy dòng nhạc thật sang trọng nhưng cũng rất quyến rũ.
Tuy vậy, khi xa Sài
Gòn không biết có phải vì hoàn cảnh khác xưa nhiều, vừa là xứ người vừa phải
mưu sinh mà hầu hết các “cổ thụ” âm nhạc không sáng tác được cho Sài Gòn những
tình tự như thuở nào họ đã viết cho Hà Nội. Một ngoại lệ, “Sài Gòn Vĩnh Biệt”
của Nam Lộc đã được đón nhận vì đáp ứng tình cảm của người Sài Gòn lúc bấy giờ.
Xa Sài Gòn và Sài Gòn bị mất tên nhưng giai điệu cuả nhạc phẩm ấy không mượt mà
trữ tình và với cá nhân tôi thì không lắng đọng lắm.
Một chiều cuối đông
Hoa Thịnh Đốn, khi tuyết rơi trong các ngày đầu xuân Kỷ Sửu vẫn còn đọng trên
thảm cỏ, vẫn còn phủ vùng đồi thoai thoải, tôi nghe dòng nhạc về Sài Gòn của
Khê Kinh Kha (KKK) và lòng bỗng thấy rung động. Có lẽ tôi thích âm điệu dân ca
quê hương, thích những giai điệu buồn nên nhạc phẩm “Tình sầu Hoàng Ngọc” đã
chinh phục tôi ngay khi mới nghe lần đầu.
Tôi không biết KKK
nhiều. Chỉ từ khi giúp anh Nguyễn Đăng Tuấn thực hiện chương trình Sáng Tác Mới
một thời gian, Nguyễn Đăng Tuấn có giới thiệu KKK cũng như giới thiệu các nhạc
sĩ khác. Tôi cũng có đi theo dấu vết KKK theo cái link ở cuối mail của anh nhưng
không chú tâm lắm. Không thể nói lý do, ít ra là bây giờ, với tôi.
Sau khi nhận chương
trình về “Sài Gòn niềm thương và nỗi nhớ” từ e-mail của tôi, KKK gửi nhạc phẩm
“Tình
Sầu Hoàng Ngọc” cho tôi. Anh chỉ giản dị viết “Mời Lan Chi nghe cho vui” Nhưng vui cái nỗi gì! Điều tưởng chừng đã
ngủ yên thì trỗi dậy và tôi đã không nén được tâm tình đang vô cùng xao xuyến
mà phải viết ngay. Như thuở nào tôi say sưa viết cho tình ca quê hương của một
nhạc sĩ. Thế mới biết trong cuộc sống, hạnh phúc đôi khi đến rất bất ngờ và hết
sức nhỏ nhoi. Đọc một cuốn sách hay, nghe một nhạc phẩm tuyệt cũng là một hạnh
phúc, phải không ?
Nếu KKK không nói thì
rất dễ hiểu đó là một tình sầu cho người yêu mang cái tên Hoàng Ngọc! Nhưng đã
có lời “dặn dò” trước nên tôi nghe với tâm trạng của một người xa quê. “Phải
nói đó là quê hương thứ hai vì khi rời miền Bắc, tôi còn nhỏ lắm và vì thế kỷ
niệm về miền Bắc không thể nào sánh được với Sài Gòn của tôi”.
Mở đầu dòng nhạc thật
chậm, buồn, và đầy nỉ non tình tự :
Ôi mất rồi ! những tháng ngày tôi với
người trong tình dấu yêu
Người tình ơi ! đến bao giờ, đến bao giờ tôi mới được gần em ?
Năm tháng dài, chân bước hoài, đi giữa đời nhưng lòng khó nguôi
Người tình ơi ! vẫn muôn đời, vẫn muôn đời em sống mãi lòng tôi ..
Người tình ơi ! đến bao giờ, đến bao giờ tôi mới được gần em ?
Năm tháng dài, chân bước hoài, đi giữa đời nhưng lòng khó nguôi
Người tình ơi ! vẫn muôn đời, vẫn muôn đời em sống mãi lòng tôi ..
Thoạt đầu, “Ôi mất rồi
!” nghe thoáng một chút cao nhưng không là thảng thốt mà chỉ là một tiếng kêu
thật buồn. Trong ngôn ngữ Việt Nam những chữ “bao giờ và làm sao” rất dễ thấm
vào lòng người nghe. Tôi vẫn chêm câu thơ sau “Mai sau dù có bao giờ” vào bài
viết của mình.
Hoàng Quân nhả chữ
“Ơi” rất nhẹ và “gần em” cũng được buông thật dịu dàng. Thật cảm ơn KKK đã mời
Hoàng Quân hát vì nếu nhạc phẩm này mà rơi vào tay một cô ca sĩ khác và nghe cô
ấy “rên rỉ” ảo não cũng như “rung” quá nhiều thì chắc là tôi không đủ can đảm
nghe hết bản nhạc! Tôi chợt có ý tưởng giá như Nhật Trường còn sống thì với cái
chất giọng đượm chút dân ca của anh, cái luyến láy rất là “điệu đà” của anh
chắc hẳn sẽ thành công hơn nữa so với Hoàng Quân. Phải, chỉ Nhật Trường mà
không là ai khác, cho dù là Sĩ Phú, Duy Trác hay Anh Ngọc !
Dòng nhạc tiếp theo
làm tôi ngạc nhiên. Từ tha thiết nỉ non chỉ ở vài câu đầu thì tiếp theo nốt
nhạc bỗng rơi xuống rất tình tự. Hết sức tình tự không than van rên rỉ. Tôi
bỗng ao ước chớ phải chi tôi được nghe ai đó đàn và hát cho tôi nghe nhạc phẩm
này trên một thân cây gẫy trong rừng phong Virginia. Lá vàng ngút tầm mắt, lạnh
se sắt và dòng nhạc tình tự, thì còn gì thú bằng, phải không ?
.. Xa em tôi biết những ngày buồn
thương
Xa em tôi mất những nụ hôn thơm..
Xa em tôi mất những nụ hôn thơm..
Để phù hợp với nốt
nhạc, “nụ hôn” đã được hát thành “nụ hồn” nhưng thật lạ lùng, không gượng ép mà
dễ dàng quá! tròn trịa quá! Để rồi sau đó nốt nhạc rơi thật chùng và thật thấp:
Xa em tôi cũng héo hon đời mình…
Ngôn ngữ Việt Nam ở
đây được KKK xử dụng thật là “nhuyễn”. Mất “nụ hôn thơm”, thật tượng hình và
“héo hon” cũng vậy. Diễn tả tâm trạng xa người yêu dấu không gì đẹp hơn là “héo
hon”. Chỉ hai chữ “héo hon” là đủ. Không cần nói gì hơn. Nhất là “héo hon đời
mình” thì còn gì hay hơn cho nỗi nhớ quê hương ?
Tôi yêu cả những dòng
nhạc sau. Tha thiết và trữ tình làm sao :
Hoàng ngọc ơi ! từng đêm tôi uống lệ buồn
làm sao tôi uống hết nỗi lòng nhớ em
Từ nay trên những con đường có người yêu muộn cuồng điên giữa đời.
Từ nay trên những con đường có người yêu muộn cuồng điên giữa đời.
Hoàng Quân gọi “Hoàng
ngọc ơi !” nghe dịu dàng quá! thiếu cái “đẫm lệ” nhưng đoạn cuối chữ “hết” được
HQ nhấn và luyến rất nhẹ, rất Việt Nam. Chữ “nhớ” trong “nhớ em” cũng vậy.
Tôi hơi nhăn mày cho
lời nhạc “Có người yêu muộn cuồng điên
giữa đời”. Vì sao “yêu muộn” ? Tôi muốn hỏi cho ra lẽ, không phải KKK sinh
ra hay lớn lên tại Sài Gòn hay sao mà lại yêu “Hoàng Ngọc” của tôi muộn như thế
? KKK cho biết viết bản nhạc này vào năm 1982.
Không lẽ, lúc ấy mới
biết xa SàiGòn là héo hon đời mình ? Tôi khe khắt và muốn KKK phải biết rằng,
khi Sài Gòn mất tên vào cái tháng tư đen tối năm 1975 ấy, là phải biết héo hon
cuộc đời rồi ! Không lẽ KKK nghĩ rằng ta sẽ chiếm lại mảnh đất yêu thương, nên
từ 75, còn sôi sục phục quốc và đến 82, khi thấy hy vọng lui dần thì mới ảo não
“Ta yêu em muộn, Hòn Ngọc Viễn Đông ơi! quá muộn ! và hàng đêm ta uống lệ
buồn?”. Nếu quả đúng là như thế thì…thì tôi có thể “tạm tha” cho nhạc sĩ !
Không dưng lẩn thẩn tôi nghĩ suy, nếu là tôi, tôi sẽ viết như sau :
Từ nay
trên khắp nẻo đường,
có
người say mộng Hoàng thương suốt đời.
Vẫn là Hoàng, Hoàng
Ngọc, Hòn ngọc viễn đông, phải không ?
Lời hai cuả nhạc phẩm
:
.. Tôi khóc hoài theo tháng ngày, tôi réo
gọi tên người dấu yêu
Hoàng ngọc ơi ! cách muôn trùng, cách muôn trùng tôi thức gọi từng đêm
Như lá vàng như nỗi hờn rơi giữa hồn trăm nghìn nhớ thương
Hoàng ngọc ơi! nhớ thương này, nhớ thương này sẽ giết chết hồn tôi..
Hoàng ngọc ơi ! cách muôn trùng, cách muôn trùng tôi thức gọi từng đêm
Như lá vàng như nỗi hờn rơi giữa hồn trăm nghìn nhớ thương
Hoàng ngọc ơi! nhớ thương này, nhớ thương này sẽ giết chết hồn tôi..
“Trăm nghìn nhớ
thương”, câu nhạc rất Việt Nam. Phải nói chúng ta đọc thấy ở rất nhiều áng văn
thơ cả xưa lẫn nay. KKK xử dụng “muôn trùng” cũng rất hay. Tôi lại lẩn thẩn suy
nghĩ. Nếu là một nhạc sĩ tài tử không giỏi văn chương, chắc hẳn là họ sẽ viết
“Cách xa rồi, cách xa rồi!” hoặc là “Xa nhau rồi, xa nhau rồi” ! Quả tình khi
nghe một số sáng tác mới tôi hiểu là một số các nhạc sĩ tài tử bây giờ đã quên
tiếng mẹ đẻ nhiều. Và khi nghe nhạc họ thì tôi cứ ngỡ nghe nhạc ngoại quốc vì
lời dường như rất thiếu! Thiếu đến độ chữ dùng khá là ngô nghê!
A! đến đây thì tôi
mang máng nhận ra vì sao tôi yêu nhạc phẩm này. Ngoài cái âm điệu buồn phảng
phất nỉ non tình tự thì lời của nhạc phẩm khá là trau chuốt. Chỉ là “Khá” thôi
vì tôi biết câu “Sẽ giết chết hồn tôi” thì… thì không thể khen là trau chuốt
được !
Trời đã tối.
Trời đã tối, tiếc thương rồi sẽ hết
Và dấu giầy mai sẽ lá sương che.
(Thơ Nguyễn Đình Toàn)
Và dấu giầy mai sẽ lá sương che.
(Thơ Nguyễn Đình Toàn)
Cảm ơn Khê Kinh Kha về
tình tự cho Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông.
Mai sau
dù có bao giờ
Trở về phố cũ Hoàng mơ vẫn đầy !
Trở về phố cũ Hoàng mơ vẫn đầy !
Viết tại Rừng Gió Virginia
Hoàng Lan Chi
Hoàng Lan Chi